ĐỀ CƯƠng ôn tập thi vấN ĐÁp môN: triết họC



tải về 132.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.03.2023
Kích132.03 Kb.
#54453
document tailieudaihoc


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP
MÔN: TRIẾT HỌC
Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học, ý nghĩa phương pháp luận?
1. Triết học là gì?
- Ra đời cách đây khoảng 2.800 năm, vào thế kỉ thứ 8 – 6 trước công nguyên. Những học thuyết đầu
tiên của triết học ra đời tại Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại.
- Thuật ngữ TRIẾT HỌC theo
+ Tiếng Hy Lạp là Philosophia ~ yêu mến sự thông thái
+ Nguời phương đông thì gọi là TRÍ Hiểu biết sâu rộng
Đạo lý cao cả
- Định nghĩa:
+ Triết học: là hệ thống những quan điểm chung về thế giới (bao gồm tự nhiên và con
người), và về vai trò của con người trong thế giới đó
+ Triết học Mác-Lênin: là hệ thống lý luận khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất
về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. (3 nhà sáng lập: C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin)
2. Vấn đề cơ bản của triết học:
- Vấn đề cơ bản của triết học là: vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư
duy
- Nội dung: bao hàm 2 mặt
+ Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
- Vì sao gọi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học? Vì:
+ Đây là vấn đề triết học rộng nhất, chung nhất nên bất cứ hệ thống nào, trào lưu, trường
phái, khuynh hướng triết học nào cũng phải nghiên cứu vấn đề này.
+ Cách giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định bản chất của mọi hệ thống triết học
và quyết định cách giải quyết của mọi vấn đề triết học khác.
+ Giải quyết vấn đề này đồng thời có ý nghĩa nguyên tắc xuất phát trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa cong người với thế giới
+ Giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định tính đạt (lập trường giai cấp, thế giới quan
giai cấp) của người sáng lập và những đại biểu của hệ thống triết học đó

chất, trước tự nhiên, xã hội và con người ~~> đó là ý niệm tuyệt đối (ý thức ngoài con


người). Qua một quá trình vận động và phát triển, ý niệm tuyệt đối sinh ra mọi vật ~~> như
vậy là duy tâm khách quan. Biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm khách quan trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn là bệnh mê tín, dị đoan, tin vào một cái gì đó mê muội, không có cơ sở.
Các đại diện tiêu biểu: Platon, Heghen.
3. Nhị nguyên luận:
- Là trường phái triết học cho rằng vật chất và ý thức là 2 thực thế song song, tồn tại độc lập và
không phụ thuộc vào nhau, không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quyết định
cái nào. Thực thế vật chất thì sinh ra thế giới vật chất, thực thể tinh thần thì sinh ra thế giới tinh thần.
- Là trường phái giao động giữa duy vật và duy tâm nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là duy tâm.
4. Thuyết không thể biết (bất khả trí luận):
- Là trường phái triết học phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Rằng về nguyên tắc,
con người không thể nhận thức được thế giới, có những lĩnh vực của hiện thực và về nguyên tắc
không thể biết dù khoa học phát triển như thế nào cũng vậy, dù lý trí con người hoàn thiện đến mấy
cũng thế ~~> Đây thực chất là mở đường cho niềm tin tôn giáo ~~> Thái độ thụ động của con người
~~> làm cho giai cấp lao động mất tin tưởng vào khả năng nmhaanj thức về thế giới. Đại diện tiêu
biểu là: Hium, Cantơ
Câu 3: Phương pháp biện chứng và vai trò của nó? Phương pháp siêu hình và hạn chế của nó?
1. Phương pháp biện chứng:
- Là phương pháp nhận thức, xem xét các sự vật, hiện tượng và quá trình trong mối liên hệ phổ biến
tác động qua lại, rằng buộc lẫn nhau, không ngừng vận động và phát triển; thừa nhận mâu thuẫn là
nguồn gốc của động lực, của mọi sự vận động và phát triển; thừa nhận phát triển thông qua những
bước nhảy vọt về chất, phủ định cái cũ, khẳng định cái mới. Cái mới: Tiến bộ hơn cái cũ
Hợp quy luật
Cái 0 thể đảo ngược được
- Đây là phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp nhận thức của triết học Mácxít
- Quán triệt phương pháp biện chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm
toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể.
2. Phương pháp siêu hình:
2

sử Chiến Quốc, 7 nước lớn mạnh cùng đứng sừng sững tranh giành chém giết lẫn nhau


hết năm này qua năm khác.
- Đến năm 221 TCN, Doanh Chính nhà Tần nổi dậy dẹp 6 nước kia lập nên đế chế thống nhất,
đề chế phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Trung Quốc và lên ngôi Hoàng Đế
Trung Hoa thống nhất Tần Thủy Hoàng, xây dựng Vạn Lý Trường Thành (dài trên
7.600km). Rõ ràng, đây là thời kỳ lịch sử đòi giải thể chế độ nô lệ thị tộc của nhà Chu đã tỏ
ra lỗi thời, không phù hợp để tiến nhập vào xã hội phong kiến.
- Chính vào thời điểm trong xã hội xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm nơi tập trung
các kẻ sĩ, họ đứng lên lập trường của tầng lớp mình, giai cấp mình, phê phán xã hội cũ đồng
thời đề ra hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia trư tử”,
“Bách gia tranh minh”. Chính nhờ có quá trình 100 nhà, 100 thày, 100 tiến ~~> xuất hiện
những nhà tư tưởng vĩ đại, họ là những người đã hình thành nên những tư tưởng triết học khá
hoàn chỉnh, tồn tại suốt trong quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc cho tới nay và cả
tới mai sau.
Câu 5: Tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo?
3
- Các nhà nho đều nhất quán về một chế độ xã hội có kỉ cương, thái bình và thịnh trị. Muốn
vậy phải chấm dứt loại ly ~~> trị >< loạn.
- Để chấm dứt loạn phải thực hiện “chính danh”. Nên chính danh là tư tưởng cơ bản về chính
trị xã hội của Nho giáo nhằm đưa xã hội loạn trở lại trị
- Chính danh: gồm
+ Danh: là tên gọi địa vị, chức vụ, thứ bậc của 1 người trong xã hội.
+ Thực: là phận sự của người đó bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi.
Danh và thực cần phải phù hợp với nhau; danh và thực không phù hợp là loạn danh.
- Danh và thực của mỗi người do các mối quan hệ xã hội quy định. Mỗi mối quan hệ xã hội
được gọi là một “luân” (luân = trật tự, con đường, đạo cư xử). Xã hội có 5 mối quan hệ giữa
người với người gọi là “ngũ luân”
+ Quần - Thần (Vua - Tôi)
+ Phụ - Tử (Cha - Con)
+ Phu - Thê (Vợ - Chồng)

mà người muốn thì tích tụ cho người, đem lại cho người, điều gì mà người


ghét thì chớ có làm.
4
\ Nguyên tắc 2: Mình muốn đứng vững thì làm cho người đứng vững. Mình
muốn công việc của mình thành đạt thì phải giúp đỡ cho người thành đạt.
Đây chính là những tinh hoa của Nho giáo, hạt nhân hợp lý của Nho giáo, giá trị bền
vững của Nho giáo, đạo làm người của Nho giáo đã làm cho Nho giáo ăn sâu bám
chặt vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lao động, làm cho Nho giáo vươt ra
khỏi biên giới Trung Hoa lan tỏa ra các nước, mang giá trị văn hóa toàn nhân loại.
+ Nhân còn tỏa ra các đức: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
\ Lễ: vừa là tư cách thờ cúng (lễ bái), vừa là những quy định có tính luật pháp,
vừa là những phong tục tập quán, vừa là kỉ luật tinh thần.
Do đó phải biết nhớ về tổ tiên, nhớ về những người đã khuất, những người đã
tạo lập cho mình tiền đề hôm nay với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nên
cúng tế lễ bái là nét đẹp của văn hóa tâm linh cần phải được duy trì trong đời
sống tinh thần của chúng ta.
Vì vậy Khổng Tử đã dạy, những gì trái với lễ đừng xem, đừng nói, đừng làm,
đừng nghe. Và không học lễ thì không có chỗ đứng
Nho giáo khuyên bảo đối với con người thì trước hết cần phải học lễ (đức,
hồng, tâm, phẩm chất), sau là học văn (tài, chuyên, tầm, năng lực)
Hãy nhớ đức hơn tài là người quân tử, tài hơn đức là kẻ tiểu nhân. Người có
đức lớn ắt có được hậu lộc, danh dự, trường thọ.
\ Nghĩa: là những việc lên làm nhằm duy trì đạo lý
\ Trí: là trí thức, là biết người, biết dùng người trung thực để bỏ kẻ gian nịnh,
phải có trí mới thành nhân được.
\ Tín: là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, nói rộng ra là giữ lời, là
vâng lời.
Nhìn chung, người có đức nhân là người tình cảm, chân thực, hết lòng vì nghĩa, nghiêm
trang tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung. Còn kẻ bất nhân thì đầy những trí thuật, rất khôn
khéo linh lợi mà tình cảm đơn lạc, chỉ vì lợi, rối trá, gian ác, phản loạn, lừa trên gạt dưới ~~>

+ Thành ý: ý thành thật, không được rối trá


+ Chính tâm: lòng ngay thẳng, chính trực
+ Tu thân: là sử thân mình, tu chỉnh bản thân, sai thì sửa ngay, tu thân là việc làm
hàng ngày.
+ Tề gia: lo toan, sửa sang gia đình chỉnh tề tốt đẹp. Khổng Tử dạy: giáo dục được
người nhà mình mới có thể giáo dục được người khác.
+ Trị quốc: lo toan việc nước, bình trị được nước mình.
+ Bình thiên hạ: thu phục thiên hạ, làm thiên hạ thái bình
- Nhìn chung trong học thuyết Nho giáo, cái gì được coi là tốt, là đẹp, là tiêu biểu cho con
người đều được quy về người quân tử ~~> người quân tử chưa nói mà người ta đã tin, chưa
hành động mà người ta đã kính, người quân tử nhất cử nhất động đều được thiên hạ ngợi ca,
mọi hành vi đều được thiên hạ loi theo, mọi lời nói đều được thiên hạ bắt chước, kẻ ở xa thì
đem lòng tưởng vọng, người ở gần thì không thấy chán.
- Nhưng mặt trái của người quân tử cần chỉ ta là:
Thứ nhất:
+ Quân tử là người có lễ giáo, có tôn ti chặt chẽ đến mức rườm rà trong những cộng
đồng nhà, cộng đồng nước, cộng đồng thiên hạ.
+ Trong 3 cộng đồng, quân tử luôn lấy cộng đồng nhà làm gốc nên Nho giáo cho nhà
có một sức mạnh khống chế rất to lớn đối với con người và có nuôi nghìn sợi dây
chói buội con người một cách nghiệt ngã.
+ Nho giáo cho vô gia cư là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. Đau khổ nhất là
những người không có nhà để gắn mình vào. 4 loại không có nhà để gắn mình vào:
\ Quan: là người đan ông lớn tuổi không có vợ (Quan phu: người đàn ông chết
vợ)
\ Quả: là người đàn bà lớn tuối không có chồng, không lấy chồng,…
\ Cô: là người con mồ côi cha mẹ
\ Độc: là già mà chả có con, không ai nương tựa
Thứ hai:
+ Quân tử cũng là người dĩ hòa vi quý, lấy hòa làm lẽ sống, trung dung trong mọi
hoàn cảnh, mọi thời điểm, cuối cùng đi đến chỗ lựa gió xoay chiều.

Tóm lại tiểu nhân là người nhỏ mọn, người không có tư cách, khả năng làm nên sự nghiệp gì


đáng kể.
Câu 7: Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?
1. Thực tiễn là gì?
- Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
- Phạm trù thực tiễn bao hàm các nội dung sau đây:
+ Thực tiễn không phải bao gồm tất cả các hoạt động của con người (toàn bộ hoạt động của
con người tựu chung có 3 loại: hoạt động vật chất; hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận;
hoạt động đảm bảo sinh tồn, nòi giống)) mà chỉ là những hoạt động vật chất nói chung hay
nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người.
+ Nói thực tiễn là hoạt động vật chất: điều đó có nghĩa là trong quá trình hoạt động thực
tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện vật chất, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất
của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để cải tạo làm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu
của mình.
+ Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể
hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó mà nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở
thành mắt khâu trung gian nối liên ý thức con người với thế giới bên ngoài.
KHÁCH THỂ (thế giới khách quan, sự vật hiện tượng, quá trình,…) <~~~~ H/Đ THỰC
TIỄN ~~~~> CHỦ THỂ (con người, nhận thức, lý luận, khoa học,…)
+ Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính chất loài (loài người): hoạt động thực tiễn không
chỉ tiến hành bằng con người riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng
nhan dân trong xã hội, đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Chủ thể là tất cả
quần chúng nhân dân, là cả xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó xét về nội
dung cũng như phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội.
+ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội. Nhưng hoạt động vật chất nào phá hoại tự nhiên, tàn phá xã hội đề là những hoạt
động phản thực tiễn.
2. Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

quá trình đó là: trình độ tri thức kinh nghiệm và trình độ tri thức lý luận.


1. Tri thức kinh nghiệm:
- Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Nó nảy sinh một cách
trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội hoặc từ các thí nghiệm.
- Có 2 loại tri thức kinh nghiệm đó là:
+ Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học): thu nhận được từ những quan sát hàng
ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất. Những kinh nghiệm này thường được đúc kết
trong các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…
+ Tri thức kinh nghiệm khoa học: là tri thức thu nhận được từ các thí nghiệm khoa học
- Nhận xét: trong sự phát triển của xã hội, tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh
nghiệm khoa học ngày càng xâm nhập lẫn nhau.
- Vai trò của tri thức kinh nghiệm: tri thức kinh nghiệm có khả năng, có vai trò không thể thiếu được
trong cuộc sống hàng ngày của con người và càng có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng
nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội – là một sự nghiệp rất mới mẻ và đầy khó khăn,
phức tạp. Đó là quá trình cần phải có những kinh nghiệm hay của nhân dân lao động trong hoạt
động thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội để chúng ta đúc kết thành những bài học quan trọng, kiểm
tra, sửa đổi, bổ xung lý luận đã có, tiếp tục tổng kết, khái quát kinh nghiệm mới thành lý luận mới.
8
- Hạn chế: Tri thức kinh nghiệm có hạn chế vì nó đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, về các
mối liên hệ bên ngoài sự vật và còn rời rạc. Ở trình độ tri thức kinh nghiệm, chưa thể nắm bắt được
cái tất yếu sâu sắc nhất mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện hượng. Vì vậy không nên coi
thường tri thức kinh nghiệm, cũng không nên cường điệu tri thức kinh nghiệm, không nên dừng lại ở
tri thức kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ tri thức lý luận
2. Tri thức lý luận:
- Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó được biểu đạt bằng hệ thống các
khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của lý luận nói chung
- Vai trò của tri thức lý luận: khác với tri thức kinh nghiệm, tri thức lý luận mang tính trừu tượng và
khái quát cao. Nhờ đó lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật
của sự vật hiện tượng khách quan. Nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào bản chất quy luật của
sự vật. Nhờ có ưu điểm đó nên lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, góp phần biến đổi thực

- Đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận


là bất di bất dịch, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.
- Có 2 biểu hiện của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là:
+ Giáo điều lý luận: là rơi vào bệnh sách vở trong nghiên cứu học tập lý luận, nắm lý luận
chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “cầm chương trích cú”. Hiểu lý luận một cách trừu tượng
mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học của nó. Thực chất là bệnh đọc
sách mà không hiểu sách, không tiêu hóa được tri thức, không gắn lý luận với thực tiễn. Cho
nên chống giáo điều lý luận ta phê phán bệnh sách vở, bệnh mọt sách.
9
+ Giáo điều kinh nghiệm: giáo điều về hành động, áp dụng một cách dập khuôn, máy móc
kinh nghiệm xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước khác vào nước ta, của địa phương khác
vào địa phương mình, của đơn vị khác vào đơn vị mình, của ngành khác vào ngành mình là
áp dụng dập khuôn tiến hành chiến tranh cách mạng trong thời chiến vào xây dựng kinh tế
trong thời bình.
Phương hướng chung để khắc phục 2 căn bệnh này: chúng ta phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn,
coi trọng tổng kết thực tiễn, phải đổi mới tư duy lý luận, đổi mới lý luận của Đảng, đồng thời phải
không ngừng nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ Đảng viên.
Câu 09: Vai trò của thực tiến đối với nhận thức, lý luận, khoa học; liên hệ phê phán bệnh kinh
nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa?
1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận, khoa học: thực tiễn là cơ sở, động lực, mục
đích chủ yếu và trực tiếp của nhận thức lý luận khoa học.
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học:
Lịch sử đã cho thấy con người bắt đầu sự tồn tại của mình bằng lao động sản xuất biến đổi
giới tự nhiên. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới buộc con người phải nhận
thức thế giới. Do đó nhận thức, lý luận, khoa học ở con người mới được hình thành và phát triển
bằng hoạt động thực tiễn con người bằng trực tiếp tác động vào sự vật, hiện tượng và quá trình của
thế giới bát chúng bộc lộ những thuộc tính, những bí ẩn, những tính quy luật để cho con người nhận
thức. Điều đó có nghĩa là thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, lý luận, khoa học.Mọi tri
thức con người thu nhận được dưới dạng trực tiếp hay gián tiếp, từ thế hệ này truyền cho thế hệ khác
đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn do đó không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý

nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.


+ Tính tương đối thể hiện ở chỗ: Thực tiễn không phải bất biến đứng nguyên một chỗ mà
luôn vận động, biến đổi và phát triển.
Thực tiễn là một quá trình nên nhận thức chân lý cũng là một quá trình. Điều đó đòi hỏi
chúng ta phải không ngừng đổi mới và phát triển lý luận khoa học cho phù hợp với thực tiễn mới.
3. Liên hệ bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa:
Nguyên nhân: Do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà dẫn tới 2 sai lầm cực
đoan đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều chủ nghĩa. Đây là căn bệnh mà cán bộ Đảng
viên ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua và đã gây ra những tác hại
nhất định. Vì vậy các đại hội Đảng đều đề ra nhiệm vụ là phải xây dựng phương pháp tư duy khoa
học, chống chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.
a. Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa:
- Đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thỏa mãn kinh nghiệm bản
thân, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, coi thường lý luận khoa học, ngại học lý luận, không
chịu vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm đến tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận.
- Hậu quả:
+ Dễ dẫn đến tư duy áng chừng, đại khái, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác
+ Dễ rơi vào bệnh sự vụ trong công tác, làm việc không kế hoạch, thiển cận, tự mãn, thiếu
nhìn xa trông rộng. Dễ dẫn đến coi thường chất xám, coi thường giới tri thức, coi thường đội
ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật. Dễ rơi vào khuynh hướng thủ cựu, phục cổ, bảo thủ trì trệ,
không chịu đổi mới, không chịu làm cách mạng
+ Dễ nặng về quá khứ quá trình, lấy quá khứ quá trình làm tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ,…
- Chủ tịch HCM đã viết “kinh nghiệm mà không có thực tiễn cũng như một mắt sáng, một mắt
mờ”
b. Bệnh giáo điều chủ nghĩa:
- Đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận
là bất di bất dịch, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.
- Có 2 biểu hiện của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là:
+ Giáo điều lý luận: là rơi vào bệnh sách vở trong nghiên cứu học tập lý luận, nắm lý luận
chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “cầm chương trích cú”. Hiểu lý luận một cách trừu tượng

3. Các loại đồ đựng để bảo quản đối tượng lao động như thùng phuy, nhà xưởng,


kho tàng.
Trên đây ta đã nói đến hai yếu tố đó là đối tượng lao động và tư liệu lao động song khi đã có hai yếu
tố này thì quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất chỉ mới nằm trong khả năng cần phải có chủ thể
kết hợp hai yếu tố đó lại thì quá trình sản xuất mới được tiến hành.
c. Vị trí và mối quan hệ giữa các yếu tố của LLSX:
Trong LLSX thì công cụ sản xuất là yếu tố động nhất , cách mạng nhất, là khí quan của ???,
là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa. Có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh của
con người gấp nhiều lần. Chính do sự tiến bộ của công cụ sản xuất mà phân công lao động xã hội
ngày càng phát triển. Nên công cụ sản xuất giữ vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất, là thước đo
trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời
đại kinh tế khác nhau trong lịch sử.
C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà
là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào”. Song trong mối quan hệ
giữa con người với tự liệu sản xuất thì con người là yếu tố quyết định. Vai trò quyết định của con
người trong mối quan hệ này thể hiện ở chỗ chính con người là chủ thể cải tạo tự nhiên, con người
nhận thức được thế giới khách quan để chế tạo ra những tư liệu lao động phù hợp, cải tiến chúng và
sử dụng chúng để cải biến hiện thực khách quan theo mục đích của mình. Vì vậy công cụ sản xuất
nói riêng và tư liệu sản xuất nói chúng dù có ý nghĩa lớn đền đâu chăng nữa như các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên, máy móc, công nghệ, nguyên nhiên liệu thực chất chỉ là những nguồn lực phụ
thuộc vào con người. Nếu tách khỏi người lao động thì chúng không thể phát huy tác dụng được,
không thể trở thành LLSX của xã hội được. Với ý nghĩa đó mà Đảng ta khẳng định: nguồn lực con
người là nguồn lực của mọi nguồn lực
Ngày nay, cùng với sự phát triển của LLSX, khoa học đã phát triển đến mức trở thành
nguyên nhân trực tiếp của mọi sự biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống. Chưa bao giờ tri
thức khoa học được vật hóa, kết tinh, thâm nhập vào các yếu tố của LLSX và cả QHSX như ngày
nay. Điều mà Mác dự kiến: Khoa học trở thành LLSX trực tiếp, trở thành LLSX đọc lập từ thế kỷ 19
trở thành hiện thực. Vì vậy nhà tương lại học người Mỹ Allvin Foffler đã khẳng định: “ Tri thức có
tính chất lấy không bao giờ hết được ”. Kết luận này còn cho chúng ta biết rằng dùng quyền lực tri
thức đấu tranh cùng với việc sử dụng quyền lực bạo lục và của cải đấu tranh khác nhau xa và quyền

móc ra đời muốn tiến hành sản xuất được bắt buộc nhiều người cùng làm cùng tiến hành một


lúc mới sử dụng được công cụ. Như thế quá trình lao động đòi hỏi xã hội hóa thì mới tạo ra
được sản phẩm. Nghĩa là sản phẩm làm ra không phải một người mà do nhiều người làm ra.
- Trình độ của LLSX:Nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động,
thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình.
Trình độ của LLSX thể hiện ở năm điểm sau đây:
1. Trình độ của công cụ lao động
2. Trình độ tổ chức lao động xã hội.
3. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
4. Kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động.
5. Trình độ phân công lao động.
b. Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX:
- Vì sao LLSX giữ vai trò quyết định QHSX?
Theo quan điểm biện chứng, trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung bao giờ
cũng quyết định hình thức và hình thức có sự tác động ngược trở lại nội dung. Trong mối quan hệ
này thì LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức. Vì vậy LLSX quyết định QHSX.
- LLSX là yếu tố biến động nhất, cách mạng nhất là khởi điểm của mọi biến đổi trong phương thức
sản xuất
- Biểu hiện vai trò quyết định của LLSX với QHSX:
13
+ LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy nghĩa là sự biến đổi của các quan hệ sản xuất tùy
thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của LLSX
+ Với một LLSX nhất định luôn đòi hỏi phải có một QHSX nhất định phù hợp với nó.
+ LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. Điều đó đã được chứng minh bằng lịch sử
của năm hình thái kinh tế xã hội.
c. QHSX tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX.
- QHSX tác động ngược trở lại sản xuất theo hai chiều trái ngược: phù hợp và không phù hợp.
+ Chiều phù hợp: Khi các QHSX phù hợp với tính chất và trình độ hiện có của LLSX thì
chúng thực sự quyết định sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của các LLSX vì:
1. Khi các QHSX mới ra đời thì chúng tạo ra những quy luật kinh tế mới là những

TaiLieuDaiHoc.com


tải về 132.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương