ĐỀ BÀi câu 1 (5 điểm)



tải về 34.06 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu17.01.2024
Kích34.06 Kb.
#56352
  1   2   3
SHTT


ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm)
Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện.
Câu 2 (5 điểm)
Công ty X là một công ty chuyên sản xuất, phân phối các video, phim hoạt hình, truyện tranh dành cho trẻ em ở Việt Nam. Nhân dịp SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam, các nhân viên của Công ty X đã sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị trường của Công ty X, đồng thời Công ty X cũng tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của Công ty.
a.Công ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?
b.Công ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó?


BÀI LÀM
Câu 1:
Tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 có quy định khái niệm văn bằng bảo hộ như sau:
“25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
Theo đó văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần tùy từng trường hợp nếu văn bằng bảo hộ đó được cấp không đúng với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 đã có những quy định chi tiết và cụ thể về trường hợp hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Cụ thể:
1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”
Đối với “hủy bỏ hiệu lực một phần”: Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, v.v... .Tuy nhiên, các đối tượng trên hoàn toàn không phải là một khối thống nhất mà là được tập hợp từ nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ: Nhãn hiệu là sự tổ hợp của nhiều yếu tố như chữ cái, màu sắc, hình vẽ, hình ảnh, v.v... Nếu một trong các yếu tố này của nhãn hiệu không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối vỡi nhãn hiệu nữa thì văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không phù hợp đó.
Đối với “hủy bỏ hiệu lực toàn bộ”: hủy bỏ hiệu lực toàn bộ theo Luật Sở hữu trí tuệ đó là khi có vi phạm về chủ thể của văn bằng và điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật thì hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối tượng sẽ bị hủy bỏ toàn bộ. Về chủ thể, pháp luật Sở hữu trí tuệ đã có những quy định cụ thể. Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí, nhãn hiệu. Còn về điều kiện bảo hộ, đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra trong dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có nhắc đến một trường hợp mới đó là: “Người nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu”.
Theo những quy định của Điều 96 có thể thấy, khi văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trên văn bằng không còn được Pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Theo đó muốn được tiếp tục bảo hộ thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng và người nộp đơn có thẩm quyền hay không.
Kiến nghị hoàn thiện:
Trong thực tiễn áp dụng Pháp luật Sở hữu trí tuệ về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những vướng mắc nhất định. Trong đó các trường hợp cần thiết có thể dẫn đến hủy bỏ hiệu lực của bằng bảo hộ vẫn chưa được quy định cụ thể. Điều này khiến cho việc bảo đảm mức độ bảo hộ không được thỏa đáng và mất cân bằng. Theo đó, đối với trường hợp hủy bỏ văn bằng bảo hộ, cần phải chỉ rõ hơn các trường hợp bị hủy bỏ theo hướng liệt kê hoặc dẫn chiếu một số trường hợp cụ thể để dễ dàng trong việc tra cứu. Ngoài ra trong Dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, trường hợp hủy bỏ hiệu lực toàn bộ có thêm trường hợp “dụng ý xấu”, tuy nhiên cần phải quy định rõ về khái niệm này.



tải về 34.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương