ĐỀ BÀi câu 1 (5 điểm)



tải về 34.06 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu17.01.2024
Kích34.06 Kb.
#56352
1   2   3
SHTT

Câu 2:
a) Công ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?
Trong tình huống trên, hình tượng Sao La là biểu tượng của SEA Games 31. Theo quy định tại Quy chế số 849/QĐ-BTC2021 của Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 năm 2021 tại Việt Nam, Ban Tổ chức SEA Games 31 nêu rõ quyền sở hữu thương hiệu của Đại hội bao gồm: Tên gọi của Đại hội (SEA Games 31); Biểu trưng (logo); Linh vật (mascot); Bài hát chính thức; Danh nghĩa Ban Tổ chức; Các hình ảnh liên quan đến Đại hội. Theo đó, với việc sử dụng thương hiệu của Đại hội, pháp luật quy định rõ các trường hợp được phép sử dụng, không được phép sử dụng và được phép sử dụng nhưng phải có sự cấp phép của Ban Tổ chức.
Trong tình huống của Công ty X, phía công ty đã có hai hành vi vi phạm. Cụ thể:
Hành vi 1: Tự ý sử dụng hình tượng Sao La – Linh vật của SEA Games 31 để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị trường.
+) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hình tượng Sao La là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật của Ban Tổ chức Đại hội thể hiện dưới dạng hình ảnh, mang tính sáng tạo nguyên gốc và vẫn đang trong thời hạn bảo hộ. Bên cạnh đó, hình tượng Sao La thuộc quyền sở hữu của Ban Tổ chức SEA Games và đã được công bố một cách hợp pháp.
+) Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: hành vi tự ý đưa hình tượng Sao La vào bộ truyện tranh đang xảy ra và tiếp tục tiếp diễn trong lãnh thổ Việt Nam.
+) Có yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với hình tượng Sao La. Căn cứ pháp lý: Khoản 7; 8 Điều 38 Luật SHTT
“7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm I khoản 1 Điều 25 của Luật này.”
“8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Như đã phân tích, Ban Tổ chức là đơn vị sở hữu hình tượng Sao La, theo đó Ban Tổ chức Đại hội hoàn toàn có quyền công bố; sao chép và phân phối tác phẩm. Do đó, để được sử dụng hình tượng Sao La trong bộ truyện tranh thì công ty X cần phải xin phép, trả tiền nhuận bút thù lao (nếu có) cho chủ sở hữu hình tượng là Ban Tổ chức SEA Games 31. Ngoài ra, hành vi sử dụng tác phẩm của công ty X cũng không thuộc trường hợp giới hạn quyền quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, công ty X còn sử dụng hình tượng Sao La với mục đích thương mại.
+) Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25; 26 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp trên, hình tượng Sao La thuộc sở hữu của Ban Tổ chức SEA Games nên công ty X không phải là chủ thể quyền tác giả đối với hình tượng này nên không có quyền sử dụng tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của Ban Tổ chức.
Hành vi 2: Công ty X tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của Công ty
Với hành vi này, công ty X đã xâm phạm đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó:
- Đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả: Căn cứ pháp lý khoản 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. [1]
- Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Trường hợp của công ty X, bên công ty đã sử dụng trái phép hình tượng Sao La trong bộ phim hoạt hình của mình. Căn cứ theo Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ. [2]
Là chủ sở hữu của hình tượng Sao La nên Ban Tổ chức SEA Games hoàn toàn có quyền sử dụng hình tượng này dưới hình thức sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ. [3]



tải về 34.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương