Ủy ban nhân dân tỉnh hậu giang sở khoa học và CÔng nghệ BÁo cáo kết quả nghiên cứU khoa họC



tải về 5.8 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích5.8 Mb.
#36602
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

2.4 Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma đối với Fusarium solaniPhytopthora nicotianae trong điều kiện nhà lưới


Qua kết quả trắc nghiệm khả năng đối kháng trên đĩa petri, các chủng Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nhiều chủng F. solaniP. nicotianae sẽ được tiếp tục khảo sát khả năng khống chế với các chủng nấm gây bệnh thối rễ (Fusarium) và thối nõn (Phytopthora) trên cây khóm con 3,5 tháng tuổi (trồng từ cây cấy mô) trong điều kiện nhà lưới. Hai loại thuốc trừ bệnh hóa học đặc trị là Curzate M-8 72 WP (sử dụng ở nồng độ 2‰, dùng trị bệnh thối nõn) và Appencard Super 75 DF (nồng độ 2‰, dùng trị bệnh thối rễ) được sử dụng làm đối chứng dương (+) trong thí nghiệm.

Thí nghiệm được tiến hành trong các chậu nhựa (v = 1.000 ml) chứa 0,5 kg đất, gồm đất vườn (pH = 4,0 – 4,5) + 5% phân chuồng hoai (v/v), thanh trùng hỗn hợp 2 lần (cách nhau 48 giờ ở 121oC trong 25'). Các cây khóm con được trồng vào chậu nhựa (5 cây/chậu) và để ổn định trong một tuần. Đối với các chủng nấm gây bệnh thối rễ F. solani, tưới huyền phù bào tử nấm vào các chậu với mật số 106 bào tử/g đất. Đối với các chủng nấm gây bệnh P. nicotianae, dùng lưỡi lam cạo tạo vết thương lên thân, nơi tiếp giáp bẹ lá non, sau đó chủng nấm bệnh với mật số 106 bọc bào tử/cây. Khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh, tiến hành chủng Trichoderma (106 bào tử/g đất đối với các nghiệm thức đã chủng nấm bệnh F. solani và 106 bào tử/cây đối với các nghiệm thức đã chủng nấm bệnh P. nicotianae).



Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng 5 cây khóm. Các nghiệm thức được bố trí như sau:

Nghiệm thức

Chủng Phytophthora

Chủng Fusarium

Chủng Trichoderma

1

0

0

0

2

P-VTa18

0

0

3

0

F-VTa7

0

4

P-VTa18

0

T-BM2a

5

P-VTa18

0

T-VTa14c

6

P-VTa18

0

T-VTa16b

7

P-VTa18

0

T-VTa18b

8

P-VTa18

0

T-VTa18c

9

0

F-VTa7

T-BM2a

10

0

F-VTa7

T-VTa14c

11

0

F-VTa7

T-VTa16b

12

0

F-VTa7

T-VTa18b

13

0

F-VTa7

T-VTa18c

14

P-VTa18

0

Curzate M-8 (2)

15

0

F-VTa7

Appencard (2)

Cấp bệnh trên lá và thân được đánh giá ở 15, 30 và 45 ngày sau khi chủng Trichoderma (Borrás và ctv., 2001):

Cấp 0: Cây bình thường, không bị bệnh,

1: Cây bị bệnh 1 - 2%,

2: Cây bị bệnh 3 - 5%,

3: Cây bị bệnh 6 - 10%,

4: Cây bị bệnh 11 - 20%,

5: Cây bị bệnh 21 - 50%,

6: Cây bị bệnh 51 - 100%.

2.5 Mô hình đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ (do Fusarium solani) và thối nõn (do Phytophthora nicotianae) trên ruộng trồng khóm

Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng phòng trị bệnh thối rễ (do nấm F. solani) và thối nõn (do nấm P. nicotianae) trên cây khóm của các chủng nấm đối kháng Trichoderma trên các mô hình ở xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Ba thí nghiệm được thực hiện trên các ruộng mô hình (dựa vào điều kiện canh tác của nông dân) với các giống khóm thuộc nhóm Queen (2 thí nghiệm) và Cayenne (1 thí nghiệm). Cấp bệnh ở trên lá và thân của các cây thí nghiệm được chọn là cấp 3 (lá và thân bị bệnh 6 – 10% theo Borrás và ctv. (2001)).

Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại, mỗi lặp lại là một lô gồm 50 – 70 cây khóm thí nghiệm. Các nghiệm thức được bố trí như sau:



T1 = Đối chứng (không xử lý)

T2 = T-BM2a

T3 = T-VTa14c

T4 = T-VTa16b

T5 = T-VTa18b

T6 = T-VTa18c

T7 = T-mix (phối hợp 5 chủng Trichoderma trên)

  • Mô hình 1: Năm chủng Trichoderma sử dụng đơn hoặc phối hợp được pha với nước phun trên các lô khóm thí nghiệm với lượng 1 g/m2 chế phẩm (mật số 109 bào tử/g, dạng đơn hoặc phối hợp). Mô hình này được thiết lập trên hai ruộng khóm thuộc nhóm Queen của các nông dân Phạm Văn Đáng (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh; khóm 2 năm tuổi) (kích thước lô là 2,7 m x 3,8 m = 10,26 m2) và Võ Văn Sạn (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh; khóm 2 năm tuổi) (kích thước lô là 2,5 m x 6,0 m = 15 m2).

  • Mô hình 2: Được thực hiện trên ruộng khóm thuộc nhóm Cayenne, cũng bố trí như mô hình 1 trên ruộng khóm của ông Chiêm Văn Đởm (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, khóm 4 năm tuổi) (kích thước lô 4,0 m x 4,5 m = 18 m2).

Các lô thí nghiệm được xử lý rệp sáp với chế phẩm sinh học Ometar (của viện Nghiên cứu Lúa Ô Môn) chứa bào tử nấm Metarhizium anisopliae (1,6 x 109 bào tử/g) với nồng độ 12,5 g/lít, phun ướt đều lên vùng quanh gốc khóm trước khi xử lý Trichoderma.

Tưới nước cho cây 1 lần/tuần trong mùa nắng.

Các chỉ tiêu ghi nhận

- Cấp bệnh ở lá và thân được đánh giá trên 20 cây khóm/lô (lấy ở 5 điểm, mỗi điểm 4 cây) theo Borrás và ctv. (2001):



Cấp 0: Cây bình thường, không bị bệnh,

1: Cây bị bệnh 1 - 2%,

2: Cây bị bệnh 3 - 5%,

3: Cây bị bệnh 6 - 10%,

4: Cây bị bệnh 11 - 20%,

5: Cây bị bệnh 21 - 50%,

6: Cây bị bệnh 51 - 100%

- Tính chỉ số bệnh

+ Tính chỉ số bệnh (CSB) dựa theo Townsend – Heuberger (1943):



CSB (%) = x 100

a: số lượng cây bệnh ở mỗi cấp;

b: chỉ số bệnh tương ứng với mỗi cấp;

n: tổng số cây quan sát;

C: cấp bệnh quy ước cao nhất.

- pH và mật số Trichoderma tồn tại ở vùng rễ phục hồi của cây bệnh cũng được ghi nhận qua số khuẩn lạc hiện diện CFU/g đất khô (CFU: colony forming unit).

2.6 Nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm trên môi trường PDB (lỏng) nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của các loại khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự sinh trưởng và phát triển của chủng Trichoderma T-BM2a, là chủng nấm có sinh khối và sản sinh bào tử thấp nhất. Kết quả đạt được sẽ ứng dụng nhằm bổ sung dinh dưỡng khoáng giúp tăng hiệu quả của Trichoderma trong quản lý bệnh hại cây trồng.

Chủng T-BM2a được nuôi cấy trên môi trường PDA trong 7 - 10 ngày để thu thập bào tử. Sau đó, chủng 1 ml huyền phù bào tử Trichoderma (chứa 2 x 107 bào tử/ml) vào bình tam giác chứa 200 ml môi trường lỏng PDB (Potato dextroz broth: 200 g khoai tây, 20 g dextroz, nước cất vừa đủ 1.000 ml). Lắc ở tốc độ 125 vòng/phút trong 7 ngày ở nhiệt độ 27,9 - 30,90C, ẩm độ không khí 65 - 86%.

Cả hai thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại, gồm: Các dạng khoáng chứa N (dạng (NH4)2SO4, NH4NO3 và CO(NH2)2; nồng độ 28; 56 và 112 mmol), hợp chất P và K (KH2PO4, nồng độ K+ ở 2; 4 và 8 mol), Ca (CaSO4; nồng độ 0,625; 1,25 và 2,5 mmol) và Mg (MgSO4; nồng độ 8; 16 và 32 mol).

Số lượng bào tử trong mỗi bình tam giác thí nghiệm được xác định bằng lamme đếm hồng cầu hiệu Malassez. Sinh khối nấm được thu qua giấy lọc (Whatman # 5) và sấy khô ở 1050C trong 8 giờ.






tải về 5.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương