Ủy ban nhân dân tỉnh hậu giang sở khoa học và CÔng nghệ BÁo cáo kết quả nghiên cứU khoa họC


Khả năng đối kháng giúp phục hồi rễ và nõn của năm chủng Trichoderma có triển vọng đối với bệnh thối rễ, thối nõn do Fusarium solani và Phytopthora nicotianae trên ruộng trồng khóm



tải về 5.8 Mb.
trang20/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích5.8 Mb.
#36602
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

3.5 Khả năng đối kháng giúp phục hồi rễ và nõn của năm chủng Trichoderma có triển vọng đối với bệnh thối rễ, thối nõn do Fusarium solaniPhytopthora nicotianae trên ruộng trồng khóm

3.5.1 Khả năng phục hồi của các ruộng khóm khi xử lý bằng các chủng Trichoderma


Qua kết quả điều tra, do các huyện Vị Thủy và Long Mỹ có diện tích trồng khóm còn ít, cây mới trồng và không tập trung nên đã không thỏa theo yêu cầu thiết lập mô hình (rẫy khóm trồng trên 3 năm, cây đang có biểu hiện bệnh). Vì vậy, các mô hình thực hiện đã tập trung vào vùng trồng khóm trọng điểm của tỉnh (xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh).

Dựa vào cách canh tác của nông dân (bón phân, chăm sóc...), các ruộng mô hình thí nghiệm khóm (đang bị bệnh thối rễ và thối nõn) đã được bố trí với hai nhóm giống Queen và Cayene. Các ruộng mô hình này đã được xử lý bệnh với 5 chủng Trichoderma chọn lọc (từ các thí nghiệm ở mục 3.4) trên nền các nguồn hữu cơ sẵn có tại địa phương (rơm, cỏ, lục bình, thân xác khóm, bùn mía...).



Tất cả 5 chủng Trichoderma xử lý đơn hoặc phối trộn đều khống chế được bệnh thối rễ (do F. solani) và bệnh thối nõn (do P. nicotianae) gây hại trên cây khóm (Bảng 3.11). Tuy nhiên, hiệu quả phòng trị bệnh nổi bật của mỗi chủng đơn hoặc phối hợp có lẽ còn tùy vào sự cạnh tranh với cộng đồng vi sinh vật tự nhiên tại mỗi ruộng thí nghiệm.

Bảng 3.11. Chỉ số bệnh (%) trên lá và thân khóm do F. solaniP. nicotinae ở các ruộng khóm sau khi xử lý với các chủng Trichoderma (Hậu Giang, 2006 – 2007).

Nghiệm thức

Ruộng khóm (Thạnh Thắng, Hỏa Tiến, Vị Thanh)

Ông Sạn (Queen)

Ông Đáng (Queen)

Ông Đởm (Cayenne)

Đối chứng

44,9 a

46,6 a

54,4 a

T-BM2a

15,0 c

20,1 cd

35,8 b

T-VTa14c

22,1 bc

14,2 d

25,8 bc

T-VTa16b

23,7 b

25,4 bc

24,1 c

T-VTa18b

21,6 bc

24,9 bc

34,3 b

T-VTa18c

26,8 b

28,9 b

34,1 b

T-mix

16,3 c

17,7 d

23,7 c (*)

CV (%)

11,4

10,7

11,4

Thời điểm đánh giá

90 NSKXL

90 NSKXL

90 NSKXL

Ghi chú: (*) Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi arcsin.

Các chủng Trichoderma T-VTa14c, T-VTa16b và T-mix đã cho hiệu quả giúp cây khóm phục hồi bệnh trên lá cũng như trên cây khóm cao nhất tại ruộng khóm của hộ nông dân Chiêm Văn Đởm. Các chủng Trichoderma T-BM2a, T-VTa14c và T-mix (ruộng ông Phạm Văn Đáng) và các chủng Trichoderma T-BM2a, T-VTa14c, T-VTa18b và T-mix (ruộng ông Võ Văn Sạn) cũng cho hiệu quả giúp cây khóm phục hồi cao. Trong khi đó, hai chủng Trichoderma T-VTa14c và T-mix (phối trộn các chủng) tỏ ra hiệu quả cao trong việc giúp cây khóm phục hồi sau hơn 3 tháng xử lý trên cả ba ruộng thí nghiệm (Hình 3.7).

Kết quả thí nghiệm trên các mô hình cho thấy việc xử lý từng chủng Trichoderma đơn lẻ cho hiệu quả tương đối kém ổn định. Trong khi đó, viêc phối trộn cả 5 chủng thí nghiệm (T-mix) đã giúp tăng tính thích nghi với môi trường, giúp khống chế hiệu quả bệnh thối rễ và thối nõn trên các ruộng khóm thí nghiệm một cách hiệu quả hơn.

Mặt khác, chỉ số bệnh trên lá ở các nghiệm thức có xử lý các chủng Trichoderma đã giảm thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Điều này cho thấy việc xử lý Trichoderma đã góp phần khống chế bệnh thối rễ và bệnh thối nõn, giúp cây hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, phục hồi tốt và cấp bệnh trên lá có chiều hướng phục hồi tỷ lệ thuận với cấp bệnh trên cây.

3.5.2 Mật số khuẩn lạc (cfu/g) và pH đất ở vùng rễ phục hồi trên ruộng khóm

Bảng 3.12. Mật số khuẩn lạc (cfu x 104/g đất khô) sau khi xử lý các chủng Trichoderma (Đại học Cần Thơ, 2006 – 2007).

Nghiệm thức

Ruộng khóm (Thạnh Thắng, Hỏa Tiến, tx Vị Thanh)

Ông Sạn (Queen)

Ông Đáng (Queen)

Ông Đởm (Cayenne)

Đối chứng

0,2 d

0,2 c

0,2 c

T-BM2a

2,0 b

2,3 ab

2,6 ab

T-VTa14c

2,0 b

2,6 ab

2,9 ab

T-VTa16b

1,7 c

2,4 ab

2,1 b

T-VTa18b

2,8 a

2,9 a

3,5 a

T-VTa18c

2,3 ab

2,1 b

2,1 b

T-mix

2,7 a

3,0 a

2,6 ab (*)

CV (%)

1,2

1,9

2,1

Thời điểm đánh giá

90 NSKXL

90 NSKXL

90 NSKXL

Ghi chú: (*) Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi Log(X).

NSKXL: ngày sau khi xử lý Trichoderma

Sự hiện diện của mật số khuẩn lạc của Trichoderma (cfu/g) tại vùng rễ khóm bị bệnh đã phục hồi nói lên khả năng khống chế bệnh của nấm đối với nguồn bệnh gây hại. Kết quả Bảng 3.12 cho thấy các nghiệm thức có chủng Trichoderma đều đạt mật số Trichoderma trên 104cfu/g đất khô và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (canh tác nông dân, không có xử lý Trichoderma).



Ở các nghiệm thức có xử lý các chủng Trichoderma đơn hoặc phối trộn (với mật số 109 bào tử/m2 đất, tương đương 5 x 103 bào tử/g đất) sau 3 tháng thí nghiệm đã gia tăng mật số khuẩn lạc đến (1,70 – 3,49) x 104/g đất khô trên vùng rễ cây khảo sát. Sự gia tăng này là nhờ nguồn hữu cơ trong đất (xác bã thực vật) đã cung cấp thức ăn giúp Trichoderma (là nấm hoại sinh) phát triễn, nhân tiếp mật số, đồng thời giúp tăng hiệu quả khống chế nấm gây hại, giúp cây phục hồi bệnh (qua kết quả của Bảng 3.11).

Trong các chủng Trichoderma khảo sát thì chủng T-VTa18b và T-mix (phối trộn 5 chủng nấm) đều cho mật số khuẩn lạc (cfu/g đất) cao hơn so với các chủng còn lại trên cả ba ruộng khóm khảo sát. Ở 90 ngày sau khi xử lý, mật số Trichoderma trên các ruộng khóm vẫn còn gia tăng và có hiệu quả giúp rễ và nõn cây khóm khống chế được nấm bệnh gây hại. Nhờ vậy, Trichoderma các nghiệm thức này đã giúp đối kháng tốt với nấm bệnh, giúp cây phục hồi tốt qua thời gian thí nghiệm.

Bảng 3.13. pH đất ở vùng rễ phục hồi sau khi xử lý các chủng Trichoderma (Đại học Cần Thơ, 2006 - 2007).

Nghiệm thức

Ruộng khóm (Thạnh Thắng, Hỏa Tiến, tx Vị Thanh)

Ông Sạn (Queen)

Ông Đáng (Queen)

Ông Đởm (Cayenne)

Đối chứng

3,5 b

3,3 c

3,7 c

T-BM2a

4,4 a

3,4 bc

4,1 bc

T-VTa14c

4,1 a

3,4 bc

4,1 bc

T-VTa16b

4,1 a

3,4 bc

4,0 bc

T-VTa18b

4,3 a

3,7 a

4,7 a

T-VTa18c

4,2 a

3,5 bc

4,1 bc

T-mix

4,3 a

3,5 b

4,4 ab (*)

CV (%)

6,0

2,9

7,0

Thời điểm

đánh giá


90 NSKXL

90 NSKXL

90 NSKXL

Ghi chú: (*) Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và phép biến đổi Log(X).

NSKXL: Ngày sau khi xử lý Trichoderma

Bảng 3.13 cho thấy pH đất trung bình tại vùng rễ khóm trên cả 3 ruộng thí nghiệm đều rất thấp, từ 3,3 – 3,7 (ở nghiệm thức đối chứng). Điều kiện pH thấp này đã làm giảm hoạt động của nhiều loại vi sinh vật có lợi trong đất, đồng thời tạo điều kiên cho các mầm bệnh gia tăng hoạt động và gây hại cho cây trồng (Phạm Văn Kim, 2004), nhất là khả năng gây hại của nấm bệnh thối rễ (do F. solani), là loại nấm phù hợp với điều kiện đất có pH thấp (Py và ctv., 1984).

Hoạt động phân hủy hữu cơ hiệu quả của các chủng Trichoderma trong thí nghiệm đã góp phần nâng dần pH đất quanh vùng rễ khảo sát, giúp rễ cây phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn trong việc hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ đó góp phần nâng cao khả năng khống chế bệnh cho cây trong các nghiệm thức áp dụng. Do đó, việc áp dụng Trichoderma nội địa tỏ ra thích hợp ở điều kiện pH đất thấp, góp phần quan trọng vào việc tăng hiệu quả của việc phòng trị bệnh hại cây trong đất bằng biện pháp sinh học.

Ngoài các nông dân tham gia thí nghiệm, khoảng 20 nông dân trồng khóm trong khu vực (tại xã Hỏa Tiến (huyệnVị Thanh) cũng đã được hướng dẫn, tập huấn, cung cấp các chủng nấm Trichoderma và thực hành ủ phân hữu cơ vi sinh (với nấm Trichoderma) để bón cho rẫy khóm của mình. Nhóm nghiên cứu cũng đã cùng các cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến Nông (sở Nông nghiệp & PTNT Hậu Giang đã tập huấn Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh với nấm Trichoderma (sản phẩm T-mix) cho các nông dân tại Phụng Hiệp (ngày 17-3-09 với 40 nông dân tham dự) và tại Hòa An (ngày 25-12-08 với 30 nông dân tham dự) để giúp nông dân làm quen với tập quán ủ phân hữu cơ và phòng trị bệnh thối rễ cho cây trồng.

Nhóm nghiên cứu cũng đã triễn khai hướng dẫn, yểm trợ các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học Công nghệ (sở Khoa học & Công nghệ Hậu Giang) và Trung tâm Khuyến Nông (sở Nông nghiệp & PTNT Hậu Giang) biện pháp xử lý cây con giống để phòng bệnh với nấm Trichoderma (T-mix) và đang tiếp tục triễn khai việc thực hành ủ phân hữu cơ từ xác bã khóm với Trichoderma trong các dự án phát triển cây khóm sạch bệnh của tỉnh Hậu Giang.



3.6 Tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự sinh trưởng và hình thành bào tử của Trichoderma

Trong quá trình sinh trưởng, ngoài nhu cầu sử dụng đạm với các dạng khác nhau (ammonium, urea, nitrate, amino acid và nitrite), các loài vi nấm còn cần các loại khoáng như lân (P) (Phạm Văn Kim, 2003b), kali (K), calcium (Ca) (Bilgrami và Verma, 1978) và magnesium (Phạm Văn Kim, 2003b) cho quá trình sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng này thay đổi tùy theo loài. Do đó, việc khảo sát ảnh hưởng của các loại khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự sinh trưởng và phát triển của các chủng Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm là tiền đề để tạo điều kiện thuận lợi giúp tăng sinh khối nấm trong môi trường tự nhiên nhằm nâng hiệu quả đối kháng cho Trichoderma trong việc phòng trị bệnh hại cây trồng.



Kết quả (Bảng 3.14) cho thấy việc cung cấp đạm vào môi trường lỏng ở dạng (NH4)2SO4 và NH4NO3 đã có những tác động tích cực lên sự tăng trưởng của Trichoderma. Việc bổ sung (NH4)2SO4 và NH4NO3 (ở cả 3 nồng độ 14, 28 và 56 mmol) đã giúp cho chủng nấm này phát triển mạnh hơn trong lúc đạm urea [CO(NH2)2] làm nấm phát triển khuẩn ty rất chậm, lượng sinh khối thu được thấp (Hình 3.8).

Đạm cũng góp vai trò quan trọng trong sự hình thành bào tử của Trichoderma. Kết quả sau 7 ngày nuôi cấy cho thấy có sự gia tăng giữa nghiệm thức có bổ sung đạm dạng (NH4)2SO4 và NH4NO3 (nồng độ 14 - 56 mmol) hoặc CO(NH2)2 (nồng độ 14 - 28 mmol), khác biệt so với đối chứng (Bảng 3.15). Việc bổ sung CO(NH2)2 vào môi trường nuôi cấy tỏ ra kém hiệu quả có lẻ do chủng nấm T-BM2a có khả năng tiết ureaz kém (Phạm Văn Kim, 2003b) nên đã hấp thụ kém nguồn N này, nhất là khi sử dụng ở nồng độ cao (56 mmol).



Bảng 3.14. Tác động của N trên sinh khối khô (g/lít) của chủng Trichoderma T-BM2a trong môi trường PDB sau 7 ngày nuôi cấy (Đại học Cần Thơ, 2007).

Khoáng (K)

Sinh khối khô (g/lít) của chủng nấm T-BM2a

Đối chứng

2,00 e

(NH4)2SO4 (14 mmol)

2,75 cd

(NH4)2SO4 (28 mmol)

2,88 bc

(NH4)2SO4 (56 mmol)

2,88 bc

NH4NO3 (14 mmol)

3,38 a

NH4NO3 (28 mmol)

3,25 ab

NH4NO3 (56 mmol)

3,38 a

CO(NH2)2 (14 mmol)

2,25 e

CO(NH2)2 (28 mmol)

2,33 de

CO(NH2)2 (56 mmol)

0,50 f (*)

CV (%) = 13,3

Ghi chú: (*) Trong cùng một cột, đối với mỗi chủng nấm, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Như vậy, trong ba dạng đạm được bổ sung vào môi trường thì (NH4)2SO4 nồng độ 28 mmol tỏ ra có hiệu quả nhất trong việc kích thích sự phát triển và sản sinh bào tử của chủng Trichoderma T-BM2a. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đó của Papavizas (1985), Kubicek và Pranz (1998), Jayaraj và Ramabadran (1998) và Celar (2003) về dinh dưỡng đạm của Trichoderma.

Bảng 3.15. Tác động của N đến mật số bào tử (logarit) của chủng Trichoderma T-BM2a trong môi trường PDB sau 7 ngày nuôi cấy (Đại học Cần Thơ, 2007).

Khoáng (K)

log mật số bào tử của chủng nấm T-BM2a

Đối chứng

6,31 e

(NH4)2SO4 (14 mmol)

7,45 abc

(NH4)2SO4 (28 mmol)

7,41 abc

(NH4)2SO4 (56 mmol)

7,29 bcd

NH4NO3 (14 mmol)

7,51 a

NH4NO3 (28 mmol)

7,45 abc

NH4NO3 (56 mmol)

7,28 cd

CO(NH2)2 (14 mmol)

7,46 ab

CO(NH2)2 (28 mmol)

7,14 d

CO(NH2)2 (56 mmol)

6,02 f (*)

CV (%) = 1,5

Ghi chú: (*) Trong cùng một cột, đối với mỗi chủng nấm, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Đối với các khoáng P, K, Ca và Mg, chủng Trichoderma T-BM2a thể hiện sự đáp ứng khác nhau khi được nuôi cấy trong môi trường PDB (Bảng 3.16). Các khoáng KH2PO4 (2 µmol và 4 µmol), CaSO4 (ở 3 nồng độ sử dụng) và MgSO4 (ở 3 nồng độ sử dụng) đều có khuynh hướng giúp gia tăng sinh khối khô của nấm.



Bảng 3.16. Tác động của P, K, Ca và Mg đến sinh khối khô (g/lít) của chủng Trichoderma T-BM2a trong môi trường PDB sau 7 ngày nuôi cấy (Đại học Cần Thơ, 2007).

Khoáng (K)

Sinh khối khô (g/lít)

Đối chứng

1,63 d

KH2PO4 (2 µmol)

2,13 bcd

KH2PO4 (4 µmol)

2,13 bcd

KH2PO4 (8 µmol)

2,00 cd

CaSO4 (0,625 mmol)

2,50 abc

CaSO4 (1,25 mmol)

2,50 abc

CaSO4 (2,50 mmol)

2,83 ab

MgSO4 (8 µmol)

2,25 a-d

MgSO4 (16 µmol)

2,88 a

MgSO4 (32 µmol)

2,63 abc (*)

CV (%) = 17,3

Ghi chú: (*) Trong cùng một cột, đối với mỗi chủng nấm, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Việc bổ sung KH2PO4 vào môi trường nuôi cấy đã làm tăng gia số lượng bào tử tạo thành của chủng nấm T-BM2a (đặc biệt ở nồng độ 4 µmol) (Bảng 3.17). Bên cạnh chức năng cung cấp các ion phosphate và potassium hữu dụng cho nấm, khoáng P, K đã phát huy tốt hơn vai trò chất đệm, làm giảm ảnh hưởng của việc thay đổi pH môi trường do sự phát triển và trao đổi chất của nấm gây ra nên đã có những tác động tích cực hơn lên sự sinh trưởng của nấm (Bilgrami và Verma, 1978).

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy có sự khác biệt thống kê về sinh khối nấm ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có bổ sung calcium (dạng CaSO4) và magnesium (dạng MgSO4) so với đối chứng (Bảng 3.17). các nồng độ thí nghiệm, cả hai loại dinh dưỡng khoáng này đều giúp chủng Trichoderma T-BM2a sinh nhiều bào tử (ngoại trừ CaSO4 nồng độ 0,625 và 2,50 mmol cho hiệu quả chưa cao đối với sự hình thành bào tử của chủng T-BM2a) (Bảng 3.17).

Bảng 3.17. Tác động của P, K, Ca và Mg mật số bào tử (logarit) của chủng Trichoderma T-BM2a trong môi trường PDB sau 7 ngày nuôi cấy (Đại học Cần Thơ, 2007).

Khoáng (K)

log mật số bào tử của chủng nấm

T-BM2a


Đối chứng

6,30 e

KH2PO4 (2 µmol)

7,40 b

KH2PO4 (4 µmol)

7,72 a

KH2PO4 (8 µmol)

7,51 b

CaSO4 (0,625 mmol)

6,35 de

CaSO4 (1,25 mmol)

6,48 d

CaSO4 (2,50 mmol)

6,43 de

MgSO4 (8 µmol)

6,82 c

MgSO4 (16 µmol)

6,89 c

MgSO4 (32 µmol)

6,92 c (*)

CV (%) = 1,4

Ghi chú: (*) Trong cùng một cột, đối với mỗi chủng nấm, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

Như vậy, việc nuôi cấy trong môi trường lỏng ở điều kiện được lắc liên tục giúp tăng sự tiếp xúc giữa nấm và các dinh dưỡng khoáng, tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của sợi nấm... đã phát huy vai trò của các khoáng N, P, K, Ca và Mg lên sự phát triển và khả năng sản sinh bào tử của chủng Trichoderma T-BM2a.



Từ thí nghiệm dinh dưỡng trên cho thấy Trichoderma đáp ứng với nồng độ của ba loại phân bón N, P, K: (28 – 112) N + (4 – 16) P2O5 + (4 - 16) K2O (Bảng 3.18) ở mức cao hơn so với công thức phân , tương ứng (Bảng 17) so với nồng độ phân bón N - P2O5 - K2O theo khuyến cáo là 14 - 1 - 2 mmol/cây.

Bảng 3.18. Nồng độ N – P2O5 – K2O được tính từ thí nghiệm dinh dưỡng khoáng (Đại học Cần Thơ, 2007).

Phân bón

Nồng độ (mmol)

N

28 - 112

P2O5

4 - 16

K2O

4 - 16

Như vậy việc bón phân theo công thức khuyến cáo 10 g N + 7 g P2O5 + 8 g K2O/cây (tương đương 14 mmol N + 1 mmol P2O5 + 2 mmol K2O/cây) nếu được áp dụng trên các ruộng trồng khóm tại khu vực thí nghiệm sẽ góp phần giúp cho cây khóm và cả nấm Trichoderma bổ sung phát triển tốt hơn, góp phần vào việc khống chế bênh hại do nấm F. solaniP. nicotianae gây ra.





Hình 3.7. Xử lý bệnh hại với Trichoderma giúp cây phục hồi và cho năng suất (Hậu Giang, 2006 - 2007).





Hình 3.8. Thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển của chủng Trichoderma T-BM2a (Đại học Cần Thơ, 2007).

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Các kết quả thí nghiệm thực hiện đã đạt được một số kết luận như sau:

- Công tác điều tra, sưu tập nguồn vi sinh vật đã phân lập được 10 chủng nấm F. solani, 5 chủng nấm P. nicotianae gây bệnh cho cây khóm. Trên các ruộng khóm bệnh tại địa phương, nhóm nghiên cứu cũng đã chọn lọc và phân lập được 50 chủng nấm đối kháng Trichoderma để làm nguyên liệu cho các thí nghiệm.

- Kết quả thử nghiệm quy trình Koch cho thấy F. solaniP. nicotianae phân lập được chính là tác nhân trực tiếp gây bệnh thối rễ và thối nõn trên khóm tại Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, trong đó 5/10 chủng F. solani và 5/5 chủng P. nicotianae là những chủng bệnh gây hại có độc tính cao.

- Thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma trong điều kiện phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng (18%) cho hiệu quả đối kháng cao đối với F. solani và 7/50 chủng (14%) cho hiệu quả cao đối với P. nicotianae gây bệnh. Từ các chủng này đã chọn được 5 chủng triển vọng có khả năng đối kháng tốt với cả F. solaniP. nicotianae là T-BM2a, T-VTa14c, T-VTa16b, T-VTa18b và T-VTa18c.

- Các thí nghiệm trong nhà lưới đều cho thấy 5 chủng Trichoderma triển vọng đều có hiệu quả cao trong việc khống chế cả nguồn bệnh F. solaniP. nicotianae khi được lây nhiễm. Hiệu quả trị bệnh của các chủng Trichoderma đều cao hơn so với các loại thuốc trừ bệnh đặc trị (Appencard Super 75 DF và Curzate M-8 72 WP).

- Việc xử lý nguồn bệnh trên ruộng khóm tại Vị Thanh với 5 chủng Trichoderma triển vọng (T-BM2a, T-VTa14c, T-VTa16b, T-VTa18b và T-VTa18c ) được sử dụng riêng lẻ hay phối trộn (Tmix) đều có khả năng khống chế nấm bệnh F. solaniP. nicotianae trên đất phèn trồng khóm có pH thấp (trung bình 3,3 – 3,7). Hiệu quả trị bệnh càng cao nếu được bổ sung thêm chất hữu cơ từ xác bã thực vật để Trichoderma phân hủy. Biện pháp này đồng thời cũng giúp nông dân tạo thói quen sử dụng phân hữu cơ (từ thân xác khóm) trong việc trồng khóm tại Hậu Giang.

- Khi được nuôi cấy trong môi trường PDB, Trichoderma đáp ứng tốt với các khoáng N, P, K, Ca và Mg . Cung cấp đạm ở dạng (NH4)2SO4 (28 mmol) giúp chủng Trichoderma T-BM2a phát triển sợi nấm và sinh bào tử cao nhất. Các dạng phân khoáng KH2PO4 (4 µmol), CaSO4 (1,25 mmol) và MgSO4 (32 µmol) cũng cần thiết cho khả năng tăng sinh khối và bào tử của Trichoderma T-BM2a.



4.2 Đề nghị

- Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ của tỉnh Hậu Giang triển khai biện pháp nhân ủ hữu cơ với nấm Trichoderma từ T-mix để cung cấp sản phẩm sơ cấp cho nông dân, giúp phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm của tỉnh.



- Phổ biến việc nhân giống thứ cấp qua quy trình ủ phân hữu cơ với xác bã thực vật (hoặc từ thân khóm) từ sản phẩm Trichoderma sơ cấp để cải thiện môi trường canh tác, góp phần vào việc phòng trị bệnh cho cây khóm tỉnh Hậu Giang.

CẢM TẠ

Các tác giả chân thành cảm tạ:

- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã tài trợ kinh phí cho đề tài này.

- Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông và phòng Nông nghiệp thị xã Vị Thanh, Hậu Giang đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong công tác điều tra.

- Các hộ nông dân Chiêm Văn Đởm, Võ Văn Sạn và Phạm Văn Đáng (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) đã nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện và hoàn thành thí nghiệm này.



tải về 5.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương