Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o



tải về 2.1 Mb.
trang10/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32

1.13Khí hậu và khí tượng


Tiểu dự án thuộc huyện Hàm Thuận Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn với 2 mùa rõ rết: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu khí tượng trung bình 5 năm (2009 – 2013) tại trạm khí tượng Phan Thiết, Nhiệt độ trung bình từ 26 – 27oC; độ ẩm trung bình là từ 75 – 85%. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa ít, thiếu ẩm và khô hạn. Có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là: Gió mùa Tây Nam (Từ tháng 5 đến tháng 10); Gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4 mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 2 mm/ngày vào mùa mưa. Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, lượng mưa trung bình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm). Xem bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tổng hợp các số liệu khí tượng trung bình 5 năm lưu vực Sông Quao

Tháng

Nhiệt độ (oC)

Độ ẩm (%)

Số giờ nắng

Vận tốc gió (m/s)

Lượng bốc hơi (mm)

1

24,7

75

279,5

3,8

119,7

2

25,2

75

278,9

4,2

112,8

3

26,9

76

310,1

3,9

134,5

4

27,9

78

282,4

3,2

116,4

5

28,3

81

248,5

2,7

109,0

6

27,7

82

212,9

3,6

96,5

7

26,9

84

211,0

2,7

87,2

8

27,0

82

196,2

3,4

90,6

9

26,8

85

201,1

2,5

76,8

10

26,7

84

217,0

2,3

71,4

11

26,3

81

221,2

2,9

91,3

12

25,3

78

252,3

3,4

116,6

Năm

26,6

80

2911,3

3,2

1222,8

Nguồn Báo cáo đầu tư – TDA Sửa chữa nâng cao an toàn HCN Sông Quao (2015)

Theo thống kê, chỉ có khoảng 20% số năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng và diễn biến bất thường. Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 - 12 trong năm. Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.


1.14Đặc điểm địa hình


Địa hình tỉnh Bình Thuận có dạng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng ven biển nên biến đổi rất đa dạng và phức tạp. Riêng khu vực hồ Sông Quao có địa hình là vùng đồi núi thấp với cao độ trung bình 200-500 m (Hình 4.3).

Hình 4.3: Bản đồ địa hình vùng TDA


1.15Hiện trạng môi trường nước


Nguồn nước mặt phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trong vùng dự án chủ yếu được lấy từ hồ sông Quao. Do ảnh hưởng phân bố mưa nên tổng lượng nước bình quân phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng nước trong mùa mưa chiếm 80%/tổng lượng. Vào mùa khô lượng nước đến từ ngoài tỉnh chiếm 73,33%/tổng lượng nước mùa khô.

Môi trường nước mặt: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trong vùng TDA thông qua kết quả phân tích 35 mẫu nước mặt tại 35 vị trí có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công của TDA (trung bình mỗi xã 2 mẫu, riêng xã Hàm Trí là 9 mẫu vì đây là địa phương tập trung các hoạt động sửa chữa công trình đầu mối. Mô tả vị trí lấy mẫu được trình bày trong Bảng 1, Phụ lục A5). Phân bổ số lượng mẫu cho các nguồn nước mặt như sau:

  • Mẫu nước hồ sông Quao: 6 mẫu, tại các vị trí thuộc khu vực công trình đầu mối (đập chính, đập phụ): xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc;

  • Mẫu nước sông: 18 mẫu tại các vị trí kênh tưới của các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Hàm Phú, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hàm Đức và Thuận Minh;

  • Mẫu nước kênh: 11 mẫu tại các vị trí kênh tưới của các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Hàm Phú, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hàm Đức và Thuận Minh;

Các chỉ tiêu được phân tích bao gồm:

  • Chỉ tiêu về hóa lý: nhiệt độ, độ đục, pH, DO, EC, SS TDS, COD, BOD5, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SO4-, Cl- và Fets;

  • Chỉ tiêu về vi sinh: Coliform và Cl.Perfringen

  • Chỉ tiêu kim loại nặng: As, Pb, Cd,

Kết quả phân tích mẫu nước mặt trong phòng thí nghiệm (Bảng 2a và 2b, phụ lục A6) cho thấy chất lượng nước hồ; nước sông; nước kênh đều có các chỉ tiêu hóa lý (BOD5, NO2-, NO3, PO43--, SO42-) và kim loại nặng (As, Pb, Cd, Fe) đều nằm dưới ngưỡng cho phép trong QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt), cột B1 (nước dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi và nuôi trồng thuỷ sản).

Một số chỉ tiêu vượt TCCP: Hàm lượng SS có 2 điểm NM13 tại Cầu sông Quao, xã Thuận Hòa, cách chân đập chính 1,7km về phía hạ lưu có giá trị 52,12 mg/l; điểm NM17 tại mương thủy lợi sông Quao, xã Hàm Chính có giá trị 86,60 mg/l vượt tiêu chuẩn lần lượt là 1,04 lần và 1,73 lần. Hàm lượng COD có 3/35 điểm (NM21; NM22, NM34) vượt tiêu chuẩn nước tưới mức độ vượt từ 1,17 – 1,31 lần. Hàm lượng NH4+ có 23/35 điểm vượt tiêu chuẩn, mức độ vượt từ 1,07 – 10,08 lần. Đối với hàm lượng Coliform có 1 điểm NM27 (13000 MPN/100ml) vượt tiêu chuẩn 1,73 lần. Các thông số như PO43-, SO42-, NO3-, Cl-, Fe,As, Pb, Cd đều có hàm lượng nằm thấp hơn giới hạn cho phép (đảm bảo chất lượng dùng cho tưới tiêu).

So với QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 – chất lượng nước mặt đáp ứng yêu cầu nước dùng cho mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp do hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đều không đạt TCCP (đây cũng là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân của huyện Hàm Thuận Bắc và Thành phố Phan Thiết), các chỉ tiêu kim loại nặng vẫn trong giới hạn cho phép.

Đối chiếu kết quả phân tích chất lượng nước với QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu, tất cả các chỉ tiêu: pH, DO, SO42-, As và Cd đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo chất lượng dùng cho tưới tiêu.

Như vậy, chất lượng nước mặt trong khu vực tiểu dự án cơ bản còn tốt, một số vị trí tại nước sông, kênh đã bị ô nhiễm về chỉ tiêu SS, COD, NH4+ và Coliform là do chất thải sinh hoạt và chất thải từ chăn nuôi của người dân chưa được xử lý mà thải ra sông, kênh trong khu vực.

Hiện trạng môi trường nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của liên đoàn địa chất 6, trong vùng tiểu dự án có nhiều phân vị chứa nước độ giàu nước, đáng chú ý hơn cả là phức hệ chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong thành tạo bazan. Do địa hình dốc, nước dưới đất thoát mạnh vào hệ thống sông suối. Hầu hết các lỗ khoan đều lấy nước trong thành tạo bazan.

Đánh giá chất lượng nước ngầm tại 28 giếng khoan của 28 hộ gia đình thuộc 12 xã trong vùng dự án (đây là những vùng bị ảnh hưởng do cắt nước để thi công). Mô tả vị trí lấy mẫu nước ngầm được trình bày trong Bảng 3, Phụ lục A5).

Các chỉ tiêu được phân tích mẫu nước ngầm bao gồm:


  • Chỉ tiêu về hóa lý: nhiệt độ, độ đục, pH, DO, EC, SS TDS, COD, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SO42-, Cl- và Fets;

  • Chỉ tiêu về vi sinh: Coliform và Cl,Perfringen;

  • Chỉ tiêu kim loại nặng: As, Pb, Cd;

Kết quả phân tích mẫu nước ngầm trong phòng thí nghiệm ở (Bảng 4a và 4b, phụ lục A6) cho thấy các chỉ tiêu hóa lý (COD, NO2-, NO3-) và các chỉ tiêu kim loại nặng (Pb, As, Fe) đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT). Các mẫu nước ngầm trong khu vực có độ pH trong khoảng 7,08 -7,92; đạt giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Chỉ tiêu COD tại 2 điểm NN18, NN24 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần và 1,1 lần. Chỉ tiêu NH4+ tại điểm NN23 vượt tiêu chuẩn 2,8 lần. Chỉ tiêu Coliform của các mẫu NN18, NN23, có hàm lượng vượt giới hạn cho phép trong QCVN 09:2008/BTNMT 6 lần và 3,67 lần. Ô nhiễm Coliform cho thấy nước ngầm tại các vị trí này đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt của con người.

Nhìn chung, người dân trong vùng TDA hài lòng về chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm. Đây cũng là vùng ít bị ảnh hưởng bởi các khu công nghiệp và đô thị.




tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương