Xa hoi hoc ve truyen thong dai chung



tải về 0.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/52
Chuyển đổi dữ liệu30.10.2023
Kích0.9 Mb.
#55492
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng - TS. Trần Hữu Quang



T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G
 
 
Đ
Đ


I
I
 
 
H
H


C
C
 
 
M
M


 
 
T
T
P
P
.
.
H
H
C
C
M
M
 
 
 
TS TRẦN HỮU QUANG 
Biên soạn
XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI 
CHÚNG 
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM 
 
 
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
 
Môn học:  
XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN 
THÔNG ĐẠI CHÚNG 
 
TS. Trần Hữu Quang biên soạn 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 



BÀI GIỚI THIỆU
 
Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học 
Mở Bán Công Tp.HCM 
Đây là môn học nghiên cứu về hoạt động truyền thông đại chúng 
dưới quan điểm xã hội học.
Nhiều trường phái cũng như nhiều luận điểm lý thuyết khác 
nhau, nhiều lúc đối lập nhau, cũng như nhiều kết quả điều tra thực 
nghiệm sẽ được trình bày và lược thuật một cách cô đọng nhằm giúp 
sinh viên có được những kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu 
xã hội học về truyền thông đại chúng trên thế giới. Nhưng ngoài phần 
kiến thức, điều còn quan trọng hơn nữa đối với sinh viên trong môn 
học này, đó là: thông qua việc tìm hiểu những lối đặt vấn đề và những 
lối phân tích khác nhau và đa dạng của các nhà nghiên cứu, sinh viên 
làm sao rèn luyện được khả năng tư duy và biện luận của mình, làm 
quen được với phương pháp tư duy xã hội học. Và điều trọng yếu nhất 
là cuối cùng làm sao sinh viên xác lập được khả năng suy nghĩ độc lập 
và nuôi dưỡng được óc phê phán khoa học khi thử bắt tay vào việc 
khảo sát, phân tích và giải thích những vấn đề nào đó liên quan tới 
lĩnh vực truyền thông đại chúng ở Việt Nam. 
Tập sách này bao gồm những nội dung chính như sau: 
- Tìm hiểu các khái niệm “truyền thông” và “truyền thông đại 
chúng” (bài 1). 

Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và 
3


của định chế truyền thông đại chúng (bài 2). 
- Các lý thuyết chính về truyền thông đại chúng (bài 3). 
- Nghiên cứu về công chúng (bài 4). 

Nghiên 
cứu về các nhà truyền thông và tổ chức truyền thông 
(bài 5). 
- Nghiên cứu nội dung truyền thông (bài 6). 

Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng (bài 7). 
Về thời gian học tập: đây là tập giáo trình dành cho chương trình 
cử nhân, tương đương với 30 tiết học trên lớp. Tuy nhiên, ngoài thời 
gian đọc giáo trình, sinh viên còn phải dành ra một thời lượng tương 
đương với khoảng 30- 45 tiết để đọc thêm tài liệu sách báo và tạp chí 
có liên quan tới nội dung môn học. Đó là chưa tính thời gian dành để 
trả lời các câu hỏi ôn tập (nên tập trả lời bằng cách viết ra trên giấy mà 
không xem lại giáo trình [vì đáp án loại câu hỏi này đều nằm trong 
giáo trình], mỗi câu chừng nửa trang hoặc tối đa là một trang) và 
những câu hỏi gợi ý để thảo luận (những câu hỏi này đều nằm ở cuối 
mỗi chương). 
Đối với những câu hỏi thảo luận (đây thường là những câu mở 
rộng để vận dụng suy nghĩ cá nhân vào những vấn đề của truyền thông 
đại chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam), sinh viên có thể đưa ra để 
thảo luận nhóm. Nếu học môn này theo nhóm là hay nhất; còn nếu 
không, sinh viên nên tìm những người mà mình có thể trao đổi để bàn 
luận về những vấn đề nêu ra. Nên tranh cãi một cách thoải mái trên 
tinh thần tự do tư tưởng – vì có cọ xát và tranh luận thì mới có điều 
kiện để vượt qua được những định kiến chủ quan của từng cá nhân, và 
đồng thời mới có nhiều cơ may tìm ra được những ý tưởng mới. 



Ở cuối tập sách này, chúng tôi cũng có nêu ra một số đề tài gợi ý 
để sinh viên có thể chọn để làm một bài tiểu luận kết thúc môn học 
(giới hạn chừng 5-10 trang). Đây là dịp để sinh viên có cơ hội vận 
dụng những vốn liếng kiến thức đã tiếp thu qua tập giáo trình vào 
những suy nghĩ và phân tích của chính mình về một vấn đề thực tiễn 
nào đó trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Bài tiểu luận cuối môn 
học không phải là chuyện bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến khích 
sinh viên nên chọn bắt tay vào làm một đề tài, vì điều này sẽ rất có lợi 
cho việc rèn luyện khả năng viết lách, khả năng tư duy, và khả năng 
độc lập suy nghĩ. 
Về phương pháp học tập, sinh viên nên đọc kỹ từng chương (đọc 
kỹ để nắm được nội dung, chứ hoàn toàn không phải để “học thuộc 
lòng”!). Nhưng ngoài tập giáo trình này, sinh viên nhất thiết phải cố 
gắng đọc thêm sách báo có liên quan tới môn học này (ngoài những 
cuốn sách và bài tạp chí mà chúng tôi đã nêu trong phần tài liệu tham 
khảo). Đọc càng nhiều càng tốt. Kể từ khi bắt đầu học môn này, hàng 
ngày sinh viên nên tập đọc báo hoặc coi ti-vi với một cặp mắt mới, 
không phải như một độc giả hay một khán giả bình thường, mà là đọc 
với cặp mắt của một người phân tích và có óc phê phán. 
Vì 
đối tượng của môn học này chính là sinh hoạt báo chí, phát 
thanh và truyền hình mà hầu như ai cũng theo dõi hàng ngày, nên đây 
cũng là một điều hết sức thuận lợi cho sinh viên có ngay nhiều cơ hội 
để quan sát và hỏi han những người xung quanh để tìm hiểu tập quán 
và nhu cầu của các loại độc giả và khán giả khác nhau, xem xét coi họ 
phản ứng thế nào đối với trang mục này hay chương trình nọ, và thử 
5


tìm xem vai trò và ý nghĩa của các phương tiện truyền thông trong đời 
sống xã hội của họ... 
Nội dung tập giáo trình này nêu ra khá nhiều lý thuyết khác nhau 
về truyền thông đại chúng. Thoạt nhìn thì có thể có cảm giác hơi khô 
khan, nặng nề, nhưng nếu đọc kỹ và suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy đấy không 
phải là những “lý thuyết suông”, mà phần lớn chúng đều có liên quan 
ít nhiều mật thiết tới những khía cạnh khác nhau trong đời sống truyền 
thông diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. 
Mong 
rằng môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về thế 
giới truyền thông, và nhất là có được những cái nhìn mới mang tính 
chất phân tích và sáng tạo. 

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương