Wto: Cánh cửa đã mở


Mức độ thực hiện ba mục tiêu của thoả thuận khung



tải về 270.96 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích270.96 Kb.
#1569
1   2   3   4

Mức độ thực hiện ba mục tiêu của thoả thuận khung

Mục tiêu thứ nhất - tăng khả năng tiếp cận thị trường

Thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu, tuy nhiên một số nước Đông Á tiếp tục duy trì mức thuế nhập khẩu cao mặc dù một số các nước xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Úc, Braxin và Canada đã cải thiện tương đối các điều kiện tiếp cận thị trường.
Mục tiêu thứ hai - giảm trợ cấp trong nước làm bóp méo thương mại

Hiện nay, EU vẫn là khu vực thực hiện trợ cấp trong nước lớn nhất, gây bóp méo thương mại lớn nhất, sử dụng các chính sách hộp hổ phách, tiếp theo là Hoa Kỳ và Nhật Bản.




Tổng mức trần hỗ trợ gộp (AMS) của một số nước, tỷ USD, năm 2005


Mặc dù không sử dụng các chính sách hoàn toàn giống như EU,nhưng Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng các chính sách trợ cấp trong nước thông qua các chương trình chi tiêu của Chính phủ, nhằm trợ cấp thu nhập cho nông dân và thu nhập cho hộ. Trung bình mỗi năm Chính phủ Hoa Kỳ chi khoảng trên 20 tỷ USD.




Mức chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ vào trợ cấp thu nhập cho nông dân (tỷ USD)



Nguồn: IPC Issue Brief, 2005
Mục tiêu thứ ba - xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu.

Hiện nay EU đang đứng đầu trong vấn đề này, trợ cấp xuất khẩu mà EU hiện đang sử dụng chiếm từ 85-90% tổng trợ cấp xuất khẩu thế giới.




Mức trợ cấp xuất khẩu một số nước, triệu USD, Năm 2005



Cuộc họp thượng đỉnh bộ trưởng ở Hồng Kông tháng 12/2005 là cơ hội mang lại sự bình đẳng trong thương mại cho người nghèo trên thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn còn rất nhiều vấn đề lớn đang trên bàn đàm phán, đặc biệt tập trung vào việc các nước giàu tiếp tục áp dụng rộng rãi các chính sách trợ cấp trong nước. Các nước đang phát triển tiếp tục củng cố sức mạnh tiếng nói chính trị của mình bằng cách liên kết thành các liên minh, như G110, để yêu cầu Hoa Kỳ và EU thực hiện cải cách các chính sách bảo hộ nông nghiệp hiện nay. Hội nghị Bộ trưởng khép lại với 2 tiến bộ đạt được, các nước chấp thuận bỏ trợ cấp xuất khẩu vào năm 2013 và bỏ trợ cấp bông vào năm 2006, tuy nhiên các cam kết đạt được trong vấn đề về bông còn rất hạn chế. Hầu hết các vấn đề khó khăn chưa có được sự đồng thuận và sẽ được chuyển sang cuộc gặp dự kiến tổ chức trong năm 2006 này.

Phần II: Đánh giá tác động của cải cách thương mại nông nghiệp đến kinh tế thế giới : Nghiên cứu của ngân hàng thế giới

Nghiên cứu của hai nhà kinh tế học Kym Anderson và Will Martin công bố tháng 2 năm 2005 tập trung vào các tác động của cải cách thương mại của vòng đàm phán Doha đến lợi ích và tăng trưởng của các nền kinh tế, được thực hiện trên cơ sở thoả thuận khung của vòng đàm phán Doha tháng 7 năm 2004, và trên cơ sở việc Đài Loan-Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cam kết cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay được thực hiện đó là dỡ bỏ hạn ngạch thương mại hàng dệt may và may mặc thế giới, với tiến trình mở rộng về phía Đông của Liên minh Châu Âu, từ 15 thành viên tăng lên 25 tháng 4 năm 2004.


Một phát kiến quan trọng từ mô hình nghiên cứu cho thấy, việc các nước đang phát triển chủ động thực hiện tự do hoá thương mại đóng góp trên 50% lợi ích mà họ thu được từ quá trình cải cách nông nghiệp toàn cầu. Như vậy việc các nước tiếp tục duy trì bảo hộ sẽ gây tổn thất cho chính những người tiêu dùng.
Lợi ích tiềm tàng từ việc mở rộng cải cách thương mại toàn cầu

Chưa kể tới các lợi ích thu được từ kinh tế nhờ quy mô và tăng cạnh tranh và năng suất, tự do hoá thương mại và trợ cấp nông nghiệp dự báo sẽ thúc đẩy phúc lợi toàn cầu khoảng trên 300 tỷ USD mỗi năm đến năm 2015.


Tác động của việc tự do hoá thương mại toàn cầu đến thu nhập các nước, 2015 (tỷ USD)



Nguồn: Kym Anderson và Will Martin, 2005
Tuy nhiên, lợi ích thu được từ cải cách thương mại toàn cầu là không giống nhau. Việc các nước phát triển thực hiện tự do hoá thương mại sẽ đóng góp khoảng 68% tổng lợi ích toàn cầu và cũng như vậy các nước đang phát triển sẽ đóng góp 32%. Quá trình tự do hoá thương mại trong ngành nông nghiệp và lương thực ở các nước có khả năng đóng góp tỷ trọng lớn nhất, trên 75% tổng lợi ích mà các nước thu được.
Việc cải cách chính sách nông nghiệp và lương thực của các nước phát triển sẽ mang lại lợi ích chiếm 42% tổng lợi ích toàn cầu, trong tổng số 68% tổng lợi ích mà họ đóng góp từ việc thực hiện cải cách chính sách từ các ngành. Đối với các nước đang phát triển, việc cải cách chính sách nông nghiệp và lương thực sẽ mang lại lợi ích chiếm 20% tổng lợi ích toàn cầu, trong tổng số 32% tổng lợi ích mà họ đóng góp từ việc cải cách chính sách ở các ngành. Để việc mở rộng thị trường hang hoá phát huy thế mạnh, các nước cần cắt giảm mạnh các chính sách hỗ trợ cao hiện nay trong ngành nông nghiệp và giảm thuế nhập khẩu.
Bảng 1: Phân chia tác động của tự do hoá thương mại đến phúc lợi kinh tế toàn cầu (%)





Nông nghiệp và lương thực

Dệt may và hàng may mặc

Các ngành sản xuất khác

Tổng số

Các nước phát triển

42

6

20

68

Các nước đang phát triển

20

8

4

32

Từ tất cả các nước

62

14

24

100

Nguồn: Kym Anderson và Will Martin, 2005
Lợi ích thu được từ cải cách thương mại Bắc-Nam và Nam-Nam tương đối gần nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc các nước đang phát triển chủ động thực hiện cải cách thương mại mang lại lợi ích kinh tế đối với chính các nước này (43% tổng phúc lợi) gần bằng so với những lợi ích mà họ thu được (57% tổng phúc lợi) từ việc các nước phát triển thực hiện cải cách thương mại nói chung và cải cách nông nghiệp nói riêng. Vì vậy nếu các nước đang phát triển quyết định trì hoãn thực hiện cải cách trong nội bộ nước mình, hoặc thực hiện cải cách chậm và ít hơn so với các nước phát triển sẽ kìm hãm sự tăng trưởng thương mại Nam – Nam và làm giảm đáng kể những lợi ích tiềm tang mà các nước đang phát triển có thể thu được (Bảng 2).
Bảng 2: Phân chia tác động của tự do hoá thương mại đến phúc lợi kinh tế của các nước đang phát triển (%)





Nông nghiệp và lương thực

Dệt may và hàng may mặc

Các ngành sản xuất khác

Tổng số

Các nước phát triển

34

16

7

57

Các nước đang phát triển

28

9

6

43

Từ tất cả các nước

62

25

13

100

Cải cách thương mại ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng không kém các

nước phát triển, bao gồm cả tự do hoá thương mại trong nông nghiệp. Vì vậy, việc các nước đang phát triển trì hoãn việc thực hiện hoặc thực hiện cải cách ít hơn các nước phát triển sẽ kìm hãm tăng trưởng thương mại Nam Nam và sẽ làm giảm đáng kể khả năng thu được lợi ích của các nước đang phát triển.
Hầu hết các nước đang phát triển đều thu được lợi ích, và các nước còn lại cũng sẽ thu được lợi ích nếu họ thực hiện cải cách hơn nữa

Hầu hết các nước đang phát triển đều thu được những lợi ích từ kết quả đàm phán Doha được thực hiện, Braxin, Áchentina, các nước Châu Mỹ La tinh, Ấn Độ, Thái Lan và Nam Phi và một số nước khác khu vực Nam Châu Phi. Các nước thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi cũng thu được lợi ích từ việc mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường phi nông nghiệp, các các nước đang phát triển tham gia như một thành viên tích cực trong quá trình đàm phán. Kết quả quan trọng đạt được là việc tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với các nước đang phát triển.


Người nghèo sẽ thu được lợi ích lớn nhất từ các chính sách cải cách thương mại

Theo kết quả phân tích, số hộ gia đình nghèo nhất thì có mức tăng thu nhập nhân tố thực tế lớn nhất, sau đó là lao động không có kỹ năng. Do nông dân và người lao động có năng suất thấp chiếm tỷ trọng lớn trong số người nghèo ở các nước đang phát triển, công cuộc cải cách này có thể sẽ góp nhần giảm nghèo đói và bất công bằng trong xã hội.


Cần giảm các chính sách hỗ trợ trong nước

Những lợi ích tiềm tang từ quá trình tự do hoá thương mại theo tiến trình đàm phán Doha càng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tiếp tục đàm phán nhằm cắt giảm hơn nữa các chính sách hỗ trợ trong nước. Hiện nay, mức cam kết về hỗ trợ nông dân vẫn cao hơn mức cam kết cắt giảm 20% tổng mức hỗ trợ gộp theo Hiệp định khung cam kết tháng 7 năm 2004, đây là được coi là điều kiện cần để thực hiện cắt giảm các khoản hỗ trợ thực tế cho tất cả các thành viên của WTO. Trên thực tế thực hiện ngay các cam kết giảm hỗ trợ trong nước với mức 75%. Tồi nhất thì cũng phải đạt được theo cam kết của 4 thành viên lớn nhất của WTO năm 2001: Hoa Kỳ (28%), EU(18%), Nauy(16%) và Úc (10%).


Cắt giảm thuế suất trong hạn ngạch là rất cần thiết để xoá bỏ các rào cản về thuế nhập khẩu nông sản.

Hiện nay các nước vẫn đang áp dụng thuế nhập khẩu nông sản ở mức cao gây cản trở thương mại. Ở các nước phát triển, thuế nhập khẩu trong hạn ngạch bình quân cao gấp đôi so với thuế suất áp dụng thực tế, và tình trạng còn tồi tệ hơn ở các nước đang phát triển.

Như vậy, trước mắt việc cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản trong hạn ngạch còn cấp bách hơn việc cải thiện các điều kiện liên quan tới tiếp cận thị trường. Để cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản thực tế bình quân toàn cầu xuống 1 phần 3, thuế suất trong hạn ngạch cần phải cắt giảm xuống ít nhất 45%, và đối với các dòng thuế cao hiện nay, tỷ lệ cắt giảm phải là 75%, và phải tuân thủ một lộ trình cắt giảm chặt chẽ.
Bảng 3: Thuế nhập khẩu bình quân hàng nông sản, theo khu vực, 2001 (%)





Thuế suất biên

Thuế áp dụng MFN

Thuế áp dụng thực tế

Các nước phát triển

27

22

14

Các nước đang phát triển

48

27

21

Thế giới

37

24

17

Nguồn: Kym Anderson và Will Martin
Cắt giảm trợ cấp bông mang lại cơ hội cho các nước xuất khẩu bông

Dự báo nếu trợ cấp bông được xoá bỏ sẽ đẩy giá xuất khẩu bông tăng. Giá sản xuất của Hoa Kỳ và EU sẽ tăng khoảng 50%, giá của Braxin tăng khoảng 8%. Khối lượng bông xuất khẩu từ tiểu vùng Sahara Châu Phi tăng 75%, và tỷ trọng xuất khẩu của các nước đang phát triển trong tổng xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng lên 85% thay vì ở mức 56% trong năm 2015. Điều này giải thích tại sao các nước tập trung bàn thảo vấn đề trợ cấp bông trong các vòng đàm phán Doha.


Mở rộng tiếp cận thị trường phi nông nghiệp sẽ củng cố thêm lợi ích thu được từ cải cách nông nghiệp

Dự báo các nước phát triển tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu phi nông nghiệp thêm 50% (các nước đang phát triển cắt giảm 33% và các nước kém phát triển không cắt giảm thuế) sẽ làm tăng gấp đôi những lợi ích thu được từ vòng đàm phán Doha cho các nước đang phát triển. Đồng thời nó cũng tạo ra được khoảng 95 tỷ USD lợi ích toàn cầu, chiếm 1 phần 3 tổng số lợi ích phúc lợi toàn cầu thu được là 278 tỷ USD. Như vậy, nếu tiếp tục thực hiện tự do hoá dịch vụ tất nhiên sẽ thúc đẩy lợi ích phúc lợi cao hơn nữa.

Sản lượng nông sản và thuê lao động tăng ở các nước đang phát triển

Ngoài một số nước thu nhập thấp sẽ chịu thiệt thòi sau khi các cam kết Doha được thực hiện, còn lại ở tất cả các nước đang phát triển và khu vực đều tăng sản lượng nông sản và số lượng lao động thuê mướn.



Ngược lại đối với các nước phát triển đang áp dụng bảo hộ cao ở Tây Âu, Đông Bắc Á và Hoa Kỳ, khi các nước phát triển thực hiện tự do hoá thương mại hoàn toàn, thì tỷ trọng GDP nông sản thô của các nước này so với thế giới giảm xuống còn 24%, thay vì ở mức 28%, về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển so với toàn thế giới giảm rất mạnh từ 45% xuống còn 29%.
Phạm Hoàng Ngân tổng hợp

  1. Thuật ngữ kinh tế.


Rào cản thương mại: là các định chế được các Chính phủ đưa ra để hạn chế nhập khẩu từ các nước khác và xuất khẩu sang các nước khác. Ví dụ như thuế quan, hàng rào phi thuế quan, lệnh cấm vận, hạn ngạch nhập khẩu.

Rào cản thương mại phi thuế quan: Chính phủ áp dụng các biện pháp không phải thuế quan để hạn chế thương mại. Ví dụ: hạn chế số lượng, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Hiệp định Nông nghiệp: là một trong các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nó được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. Hiệp định bao gồm 3 nhóm vấn đề chính liên quan đến nông là: tiếp cận thị trường (giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu), hỗ trợ nội địa (đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác, bao gồm cả các chương trình kích thích tăng giá nông sản do các trang trại bán ra hoặc các chương trình đảm bảo thu nhập cho người nông dân), trợ cấp xuất khẩu (đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế).

Chính sách nông nghiệp chung (CAP-Common Agriculture Policy): tập hợp các quy định của các nước thành viên Liên minh Châu Âu, nhằm mục đích gắn kết các chương trình nông nghiệp riêng biệt thành nỗ lực hợp nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực, công bằng và tăng mức sống của nông dân, ổn định thị trường nông nghiệp, tăng năng suất nông nghiệp và các biện pháp giải quyết an ninh cung lương thực.

Hiệp định về vệ sinh, kiểm dịch động - thực vật (SPS): các rào cản kỹ thuật được thiết lập để bảo vệ sức khoẻ của người, kiểm soát bệnh dịch và phá hoại đối với động thực vật. Theo vòng đàm phán Uruguay về SPS, các nước thành viên của WTO cam kết thực hiện SPS dựa trên việc đánh giá rủi ro nhập khẩu và sử dụng các biện pháp cụ thể trong việc đánh giá rủi ro.

Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT): đề cập đến các quy định, tiêu chuẩn (bao gồm đóng gói, dán nhãn), thủ tục kiểm tra và chứng nhận, và các rào cản phi thương mại khác có thể tạo ra các cản trở đối với thương mại. Theo vòng đàm phán Uruguay về TBT, các nước thành viên WTO nhất trí các nguyên tắc về việc sử dụng các biện pháp này áp dụng đối với cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Hộp: Chính sách hộp hổ phách: một cách diễn tả phổ biến về một tập hợp các điều khoản trong Hiệp định Nông nghiệp mô tả các chính sách hỗ trợ trong nước được coi như là có ảnh hưởng tiềm tàng lớn nhất đến sản xuất và thương mại.

Chính sách hộp xanh lam: một cách diễn tả phổ biến về một tập hợp các điều khoản trong Hiệp định Nông nghiệp được miễn khỏi cam kết cắt giảm các chi trả trong các chương trình hạn chế sản xuất nếu những khoản chi này được tính trên cơ sở diện tích và sản lượng cố định.

Chính sách hộp xanh lá cây: thuật ngữ phổ biến miêu tả các chính sách hỗ trợ trong nước không đưa vào trong cam kết cắt giảm theo Hiệp định Nông nghiệp vòng đàm phán Uruguay. Các chính sách này được coi là gần như không có ảnh hưởng tới thương mại và bao gồm các hoạt động như nghiên cứu, mở rộng, dự trữ an ninh lương thực, chi trả thiên tai, môi trường và các chương trình điều chỉnh cơ cấu.

Thuế nhập khẩu: mức thuế được Chính phủ áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu có thể đánh theo trị giá cố định trên mỗi sản phẩm nhập khẩu hoặc đánh theo phần trăm giá trị hàng (thuế giá trị).

Ưu đãi thuế quan: Mức thuế áp dụng đối với một nước ưu đãi hơn đối với các nước khác nằm ngoài nhóm được ưu đãi.

Bán phá giá: xuất khẩu hàng với giá thấp hơn chi phí sản xuất thấp hơn giá bán trong nước. Bán phá giá được coi như là hoạt động thương mại bất công bằng do nó có thể phá vỡ thị trường và gây tổn thương cho các nhà sản xuất các sản phẩm cạnh trạnh tại một nước nhập khẩu.


  1. Quản trị kinh doanh.


Lời hứa thương hiệu

Hãy tưởng tượng việc xây dựng thương hiệu giống như một tảng băng trôi trên mặt biển. Tảng băng bị chia thành hai phần, phần nổi bên trên và phần chìm phía dưới mặt biển.  

Phần nổi của tảng băng   

Bao gồm những thứ mà chúng ta có thể thấy hoặc nghe mỗi ngày như tên, logo, khẩu hiệu, phim quảng cáo, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nói theo từ ngữ chuyên ngành là người tiêu dùng có thể nhận biết được sự xuất hiện của một thương hiệu trên thị trường thông qua một hệ thống nhận diện riêng của nó.  

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu doanh nghiệp có nên bắt đầu xây dựng thương hiệu bằng một logo, câu khẩu hiệu hay một phim quảng cáo ấn tượng?   

Câu trả lời là doanh nghiệp chỉ nên bắt đầu xuất hiện trên phần nổi một khi đã chuẩn bị xong các yếu tố được đề cập trong phần chìm của tảng băng. Giả sử việc tổ chức một sự kiện nhằm tung sản phẩm hay một phim quảng cáo ấn tượng tạo được sự nhận biết rộng rãi và thúc đẩy khách hàng dùng thử lần đầu.  

Nhưng sau đó, khách hàng nhận thấy chất lượng sản phẩm hay dịch vụ không đúng như thông điệp quảng cáo hay câu khẩu hiệu đưa ra thì sao? Lúc đó ai cũng dễ dàng kết luận rằng đó chỉ những lời hứa suông, nếu chưa đến mức cảm thấy mình bị lừa.  

Và chuyện gì xảy ra kế tiếp thì ai cũng biết. Theo một số liệu điều tra tại Mỹ, 87% khách hàng bất mãn về chất lượng sản phẩm hay một dịch vụ nào đó sẽ nói không tốt về doanh nghiệp đó cho ít nhất là chín người khác. Con số đáng để ta suy ngẫm.  

Trong việc xây dựng thương hiệu, sự nhận biết rộng rãi phần nổi tảng băng không thôi chưa đủ để tạo nên một thương hiệu. Muốn có được sự công nhận sản phẩm hay dịch vụ cần phải vượt qua sự đánh giá bằng chính trải nghiệm của khách hàng.  

Nếu thấy thật sự đúng như thông điệp, lời hứa mà doanh nghiệp đưa ra thì mới có sự trải nghiệm lần hai, rồi dần dần theo thời gian mới có sự hình thành mối quan hệ hai chiều giữa nhãn hiệu và người tiêu dùng. Lúc đó, ý nghĩa của một thương hiệu mới chính thức trở thành hiện thực.      

Vậy thì doanh nghiệp nên bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đâu? 

Phần chìm

Đó là phần mà nhiều doanh nghiệp hay quên hoặc chưa hình dung hết. Nói gọn, đó là một bộ máy hoạt động bao gồm ba yếu tố chính như ta đã biết là tài lực, nhân lực và vật lực. Bộ máy này phải có khả năng hỗ trợ việc thực hiện lời hứa mà doanh nghiệp đưa ra trên phần nổi. Đây là nền tảng mà doanh nghiệp nào cũng phải chuẩn bị khi bắt đầu xây dựng một thương hiệu.  

Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin đề cập đến yếu tố nhân lực. Yếu tố con người luôn là vấn đề đau đầu nhất đối với đa số doanh nghiệp. Ngoài một ý tưởng hay cho thương hiệu, điều cần có trước hết có lẽ là nhận thức và tầm nhìn về thương hiệu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.  

Không có sự dẫn dắt của lãnh đạo thì toàn thể nhân viên khó lòng biết mình nên đi hướng nào và sẽ đi về đâu. Nó đòi hỏi sự cam kết đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện một chiến lược dài hạn. Trong đó, mục tiêu cốt lõi là tạo được chữ tín trong lòng khách hàng thông qua sự nhất quán trong truyền thông và cách thể hiện.  

Để có được chữ tín thì doanh nghiệp cần thiết lập một cơ cấu tổ chức nhân sự phù hợp để hỗ trợ cho lời hứa tại mọi điểm tiếp xúc có thể có với khách hàng, không chỉ một lần mà là nhiều lần lặp đi lặp lại. Muốn làm được điều đó, về lâu dài không thể thiếu sự đóng góp một cách tự nguyện của mọi cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, từ ông giám đốc làm gương cho đến anh bảo vệ, cô tiếp tân, nhân viên bán hàng và hậu mãi.    

Thực tế hiện nay cho thấy doanh nghiệp hầu như không có những chương trình đào tạo, hội thảo chuyên đề trong nội bộ nhằm trau dồi kiến thức về thương hiệu cho toàn thể nhân viên. Trong khi đó, những buổi thảo luận nội bộ này sẽ giúp nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, cùng chia sẻ tầm nhìn, giá trị, lợi ích mang lại.  

Từ đó, họ nhìn thấy được vai trò của mình và hãnh diện khi được đóng góp vào mục tiêu nhắm đến của doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Một khi hiểu và có động lực làm việc thì họ sẽ thể hiện qua phong cách phục vụ khách hàng và trở thành những vị đại sứ đắc lực cho thương hiệu. 

Thích ra biển mà chưa biết bơi…     

Kinh nghiệm tư vấn cho thấy nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ muốn xuất hiện trên phần nổi của tảng băng mà quên đi hoặc không thấy được tầm quan trọng của phần chìm.  

Có ngân sách trong tay, doanh nghiệp thường nghĩ đến việc quảng cáo càng rầm rộ càng tốt mà không nghĩ rằng quảng cáo chưa đủ để làm nên một thương hiệu. Điều này cũng giống như việc bạn chỉ mới có thể nằm nổi trên mặt nước mà đã đòi bơi ra biển. 

Vì thế, nguy cơ bị ngọn sóng hất văng là điều  khó tránh.  Thực tế đã chứng minh không ít nhãn hiệu đã mất hút sau một thời gian ngắn “vùng vẫy” trên các phương tiện truyền thông.  

Chưa tính đến những mối hiểm họa sóng, gió, bão tiềm tàng từ thị trường và đối thủ, khả năng dẫn đến tình trạng doanh số sụt giảm khi không còn những chiến dịch quảng cáo hay khuyến mãi là lớn. Lúc đó, doanh nghiệp dễ rơi vào những “cuộc chiến” về giá. Và rồi kết cuộc số phận của những thương hiệu trên là mong manh khi nó chỉ có thể thu hút những khách hàng chỉ quan tâm đến giá.

Trong việc xây dựng thương hiệu, tính tiên phong và tốc độ bao giờ cũng là tiêu chí hàng đầu. Thế nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa khi nào bộ máy doanh nghiệp có thể thực hiện được lời hứa bằng việc cung cấp sự trải nghiệm tốt cho khách hàng.   

Khẩu hiệu cũng như lời hứa của một chàng trai với cô vợ chưa cưới của mình. Nếu hứa thật nhiều mà chẳng làm được gì thì thật đáng thất vọng! Thế nên thà không hứa thì thôi chứ một khi đã hứa thì nên làm nhiều hơn những gì đã hứa.   

Nhìn sang Trung Quốc, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ tập đoàn Haier. Một thương hiệu đang vươn lên trở thành thương hiệu quốc tế đứng đầu trong ngành sản xuất và kinh doanh đồ điện gia dụng. Sau hơn 20 năm tạo dựng, Haier đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Trung Quốc và thế giới qua câu khẩu hiệu “sincerely forever”, tạm dịch là “mãi mãi chân thành”. 

Haier đã thực hiện một cách triệt để lời hứa đó trong hoạt động kinh doanh của mình, từ cam kết chỉ cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cho đến cung cách phục vụ hậu mãi chu đáo, ngay cả đối với khách hàng ở xa phải cử nhân viên đi về bằng máy bay. Với Haier, chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải là việc chạy đua theo doanh số trước mắt.     

Doanh nghiệp không giữ được lời hứa thì không thể tạo lập mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Và nếu không thể tạo lập được mối quan hệ gắn bó với khách hàng thì việc xây dựng thương hiệu cũng giống như tảng băng chìm dần xuống lòng đại dương vậy.    




tải về 270.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương