Wto: Cánh cửa đã mở


VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA TỪ GEVEVA ĐẾN HỒNG KÔNG



tải về 270.96 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích270.96 Kb.
#1569
1   2   3   4

VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA

TỪ GEVEVA ĐẾN HỒNG KÔNG

Phần I: Bối cảnh WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 19951, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân là Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại (GATT)2. GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) mở rộng không chỉ đàm phán về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các vấn đề về hàng rào phi thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các hoạt động đầu tư có liên quan đến thương mại, về thương mại nông sản, hạn ngạch hang dệt may và cơ chế giải quyết tranh chấp. Hiệp định nông nghiệp là một phần của thoả thuận chung đạt được của vòng đàm phán Uruguay. Khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc, ngày 15/4/1994, các thành viên GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển tiến trình của GATT.


Vòng Đàm phán vì Phát triển Doha (gọi tắt là Vòng Doha) được phát động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tại Doha, Qatar vào tháng 11/2001, tập trung đàm phán về mở cửa thị trường trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), đối xử đặc biệt với các nước đang phát triển S&D, các vấn đề liên quan tới thực thi các cam kết của Vòng Uruguay… Sau gần 4 năm đàm phán, Vòng Doha gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt lớn trong quan điểm đàm phán giữa các nước thành viên, đặc biệt là trong lĩnh vực mở cửa thị trường nông nghiệp. Về cơ bản, Vòng Doha đến nay đã trải qua các giai đoạn quan trọng: Tháng 9/2003, ở Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico, đàm phán đổ vỡ do các nước thành viên không đạt được thỏa thuận về vấn đề nông nghiệp. Đến tháng 7/2004, tại Geneva, sau nhiều nỗ lực nhằm tái khởi động Vòng Doha, các nước thành viên WTO đã thông qua Thỏa thuận khung nêu các nguyên tắc và công thức chung cho đàm phán trong nông nghiệp, công nghiệp, các vấn đề liên quan tới phát triển, dịch vụ... Các nước thành viên cũng nhất trí lùi thời hạn Vòng Doha tới Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 tại Hồng Kông. Mục tiêu chính của Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông là thông qua phương thức chi tiết để kết thúc đàm phán về mở cửa thị trường nông nghiệp và công nghiệp. Trong đó đàm phán về mở cửa thị trường nông nghiệp (cắt giảm thuế quan nhập khẩu, xóa bỏ hỗ trợ trong nước và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu) tiếp tục là lĩnh vực quan trọng nhất, có tác động quyết định đến tiến độ đàm phán trong các lĩnh vực khác. Tháng 12 năm 2005, Hội nghị Bộ trưởng ở Hồng Kông khép lại với 2 tiến bộ đạt được: thống nhất sẽ bỏ trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản vào năm 2013 và bỏ trợ cấp xuất khẩu bông vào năm 2006.

Những nội dung cơ bản của Chương trình nghị sự phát triển Doha

Chương trình nghị sự Doha tập trung vào các vấn đề nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường và thực hiện cải cách trong nông nghiệp. Từ đó mở rộng các cơ hội trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cập nhật về các quy tắc thương mại thế giới nhằm đáp ứng các điều kiện của nền kinh tế thế kỷ 21.


Cải cách Nông nghiệp

Đàm phán trong nông nghiệp luôn là vấn đề khó khăn và nhạy cảm. Ở các nước đang phát triển có khoảng 70% người nghèo sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy để cải thiện thương mại nông sản của mình, các nước đang phát triển liên tục kêu gọi các nước phát triển giảm và xoá bỏ các hình thức trợ cấp gây bóp méo thương mại.

Một vấn đề khó khăn nữa trong nông nghiệp là cách thức để giới hạn các nước đang phát triển đưa ra các ngoại lệ về “sản phẩm đặc thù”, hay các nước phát triển đưa ra các ngoại lệ về “mặt hàng nhạy cảm” .
Đối xử phân biệt và đặc biệt

Theo đánh giá trong suốt chương trình nghị sự Doha, cần dành thêm hỗ trợ cho các nước đang phát triển để họ có thể tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Theo hệ thống quyền và nghĩa vụ mà WTO quy định về đối xử đặc biệt và phân biệt, các nước đang phát triển được hưởng những biện pháp đổi xử tương đồng để nhằm thúc đẩy sự tham gia của họ vào hệ thống thương mại toàn cầu. Thách thức lớn nhất ở vòng đàm phán là cần kết luận được những giải pháp đối xử khác biệt và phân biệt, vẫn tạo thuận lợi để các nước hội nhập sâu nhưng không khuyến khích dù là nước phát triển hay đang phát triển thực hiện tự do hoá và cải cách. Bên cạnh đó, mỗi nước lại có một hoàn cảnh cụ thể khác nhau, vì vậy rất khó để đi đến một giải pháp chung hiệu quả.

Hỗ trợ thương mại

Quá trình đàm phán về vấn đề hỗ trợ thương mại của WTO tập trung gỡ bỏ các rào cản lớn nhằm thu hút đầu tư vào các nước đang phát triển và thúc đẩy quan hệ thương mại Nam-Nam, tập trung vào những trở ngại biên giới dựa trên nguyên tắc minh bạch và hiệu quả.


Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí của sự chậm trễ do các thủ tục ở biên giới của một số nước hiện nay có thể gây tổn thất tương đương với việc áp dụng 5-15% thuế nhập khẩu cho các nước xuất khẩu. Những kết quả đàm phán về hỗ trợ thương mại sẽ góp phần giảm tham nhũng, và chi phí cho doanh nghiệp ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, tăng khả năng nắm bắt các cơ hội xuất khẩu và thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước đang phát triển nói chung trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Dịch vụ


Theo số liệu của ngân hang thế giới, ngành dịch vụ đóng góp tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong GDP ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Một nửa số lao động ở khu vực Châu Mỹ La tinh, Caribê và khu vực Đông Á đang làm việc trong ngành dịch vụ. Tự do hoá trong thương mại dịch vụ quốc tế sẽ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế hiện đại, thông qua tăng chất lượng các dịch vụ phân phối, giao thông liên lạc, dịch vụ vận chuyển và tài chính, đến các nước đang phát triển3.

Về cạnh tranh xuất khẩu




  • Xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu của mọi mặt hàng nông sản và hạn cuối cùng thực hiện có thể đàm phán

  • Chấm dứt thực hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hay các chương trình bảo hiểm với các chu kỳ thanh toán vượt quá 180 ngày

  • Đưa ra thêm một số nguyên tắc đàm phán về chương trình tín dụng xuất khẩu trong vòng 180 ngày.

  • Quy định mới nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn viện trợ lương thực quốc tế vào các mục đích lợi dụng thương mại

  • Xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước bằng tài trợ

chính phủ và bảo hiểm các khoản thiệt hại mất mát

  • Tiếp tục thảo luận về các vấn đề độc quyền xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước; thiết lập các điều khoản về tính minh bạch và hiệu quả của mọi nguyên tắc cạnh tranh xuất khẩu, theo luật lệ quốc tế và phải đồng thuận các vấn đề tin cẩn thương mại .

Hỗ trợ trong nước



  • Giảm sử dụng các biện pháp hỗ trợ trong nước gây bóp méo thương mại, với mức giảm tối thiểu phải là 20%

  • Giảm sử dụng các biện pháp hỗ trợ trong nước làm bóp méo thương mại trong nhóm chính sách hộp hổ phách

  • Tiếp tục đàm phán để hạn chế một số các chính sách hỗ trợ khác về một số sản phẩm đặc biệt và theo các phương pháp riêng

  • Giảm mức Tổng hỗ trợ gộp (de minimis), hiện nay đang loại trừ các chính sách hỗ trợ thấp hơn 5% giá trị chi phí sản xuất

  • Xác định lại các chính sách thuộc hộp xanh

  • Xác định lại các chính sách thuộc hộp xanh lơ, đảm bảo rằng khi thực hiện chính sách này sẽ không ảnh hưởng đến thương mại và sản xuất, hoặc nếu có thì ở mức thấp nhất

  • Thiết lập cơ chế thanh tra kiểm tra hiệu quả

Tiếp cận thị trường



  • Cải thiện có hiệu quả các giải pháp về tiếp cận thị trường nông sản

  • Giảm mạnh thuế suất cao, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ cho các mặt hàng nông sản nhạy cảm, cho phép kết hợp linh hoạt giữa việc mở rộng hạn ngạch thuế quan và cắt giảm thuế nhập khẩu cho một số các mặt hàng nông sản nhạy cảm.

  • Việc mở rộng hạn ngạch nhập khẩu cho các sản phẩm nhạy cảm phải dựa trên một loạt các tiêu trí được quy định chặt chẽ và công bằng

  • Tiếp tục bàn thảo các quy luật và nguyên tắc về thủ tục hành chính hạn ngạch thuế quan

  • Tiếp tục đàm phán về các vấn đề về bảo vệ nông nghiệp




Các chính sách hỗ trợ trong nước

Các chính sách hộp xanh:

Là những chính sách không hoặc rất ít bóp méo giá trị thương mại các hang hoá nông sản. Các chính sách này tất cả các nước được tự do áp dụng để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, không phải cam kết cắt giảm. Nhóm này bao gồm: nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú ý, kết cấu hạ tầng ngành nông nghiệp; Dự trữ an ninh lương thực quốc gia; trợ cấp lương thực thực phẩm trong các trường hợp thiên tai; Xoá đói giảm nghèo; Trợ cấp thu nhập cho người có mức thu nhập dưới mức tổi thiểu do Nhà nước quy định; Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập; Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai; Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu thông qua chương trình trợ giúp người sản xuất về hưu, thông qua chương trình chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác, thông qua hỗ trợ đầu tư; Chương trình môi trường; Chương trình trợ giúp vùng khó khăn, kém phát triển.

Các chính sách hộp xanh lơ:

Là những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất theo chương trình gọi là “Chương trình phát triển”: Các nước đang phát triển được phép áp dụng (miễn trừ cam kết), gồm trợ cấp đầu tư; trợ cấp đầu vào cho người nghèo có thu nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn; trợ cấp để nông dân chuyển từ cây thuốc phiện sang trồng cây khác hoặc chăn nuôi

Các chính sách hộp hổ phách:

Là các chính sách hỗ trợ thuộc diện cam kết gọi là tổng hỗ trợ gộp (AMS-Aggregated Measure Support). Ngoài các chính sách đã nêu, bất kỳ sự hỗ trợ nào khác đều thuộc đối tượng cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức cho phép (mức tối thiểu). Đối với các nước phát triển, mức tối thiểu bằng 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ. Đối với các nước đang phát triển, mức này là 10%. Nhóm này bao gồm các chính sách như Hỗ trợ giá trị trường bằng cách thu mua theo giá can thiệt của nhà nước và các loại trợ cấp khác.




tải về 270.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương