VĂn học sanskrit trong kinh tạng I. Khái quát về Kinh Tạng Saṅskrit Phật giáo



tải về 0.96 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích0.96 Mb.
#34335
1   2   3   4   5   6   7
2.4. Bốn cảnh giới của Gaṇḍavyūha

 Pháp giới tuy thiên sai vạn biệt muôn màu muôn vẻ, nhưng theo Gaṇḍavyūha, thì pháp giới không ngoài bốn cảnh giới như sau: 1. Sự Pháp giới; 2. Lý Pháp giới; 3. Sự Lý vô ngại pháp giới; và 4. Sự Sự vô ngại pháp giới, hay pháp giới viên dung vô ngại.



  1. Sự pháp giới tức là thế giới chúng ta đang sống trong hiện thực.

  2. Lý pháp giới tức là những nguyên lý, là chân lý tiềm ẩn bên trong các pháp mà chỉ có hàng Bồ-tát mới có thể nhận biết; còn hàng phàm phu không thể thấy được.

  3. Sự Lý vô ngại pháp giới tức là sự giao thoa tương dung hỗ tương lẫn nhau giữa nguyên lý và sự vật; vì lý tức là sự và sự tức là lý cả hai đều hỗ tương nhau. Chúng dung nhiếp nhau mà không hề chướng ngại và không làm hại đến lý tánh hay sự tướng của tất cả sự vật.

  4. Sự Sự vô ngại pháp giới: tức là mỗi sự vật đều từ nơi pháp tánh hiển hiện, song chúng thường “nhậm trì tự tánh” cho nên sự là sự tướng “quỹ sanh vật giải” tiên quyết mà có thể được nhận ra; còn là yếu tính thứ hai, nhân nơi tướng mà có thế thấy được tánh của sự vật. Do đó, trong sự luôn ẩn tàng cái lý của nó, và lý luôn đóng vai trò thứ yếu khi sự hiển hiện để bảo vệ cho sự tướng chủ yếu. Nhờ lý của sự vật hay của pháp tánh hỗ tương dung nhiếp và viên dung vô ngại, cho nên biểu hiện ra sự vật cũng vô ngại; vì sự từ nơi phát sinh.

 Sự hỗ tương dung nhiếp và viên dung vô ngại này có thể dựa vào Thập huyền môn hay Thập Huyền Duyên Khởi mà ngài Hiền Thủ đã lý giải mới có khả năng nhận ra lý sự viên dung vô ngại hoặc sự sự viên dung vô ngại của các pháp.

1.      Đồng thời cụ túc tương ưng môn: Nghĩa là hết thảy các pháp không có giới hạn trong không-thời gian, mà sự sự vật vật vẫn viên dung hoàn bị.

2.      Nhất đa tương dung bất đồng môn: tức là một bao hàm tất cả (nhiều), và tất cả bao hàm một, nhưng một và tất cả vẫn là một và tất cả vẫn là tất cả không ngăn ngại nhau.

3.      Chư pháp tương tức tự tại môn: tức là bản thể của các pháp luôn tự do tự tại hoà hợp nhau, tương tức tương nhập với nhau, một tức là hết thảy, hết thảy tức là một.

4.      Nhân-đà-la vi tế cảnh giới môn: Nhân-đà-la là Đế thích Thiên, trong cung điện của vua Đế thích mắc tấm màn bằng bảo châu có nhiều mắc lưới, ánh sáng của mỗi bảo châu đó soi dọi chiếu sáng lẫn nhau, trùng trùng điệp điệp cùng dung thông nhau mà không hề chướng ngại nhau.

5.      Vi tế tương dung an lập môn: tức là sự vật nhỏ bao dung sự vật lớn, một bao hàm tất cả (nhiều) mà không phá hoại nhau.

6.      Bí mật ẩn hiện câu thành môn: Ẩn là bí mật, hiện ra bên ngoài là hiển hiện. Lý tương tức tương nhập của các pháp, phần này thì ở bên trong, phần kia thì bên ngoài, cả trong và ngoài đều đồng một thể.

7.      Chư tàng thuần tạp cụ túc môn: chư tàng tức là chư hành, thuần nghĩa là một, tạp nghĩa là nhiều, đây cũng là nghĩa một tức tất cả và tất cả tức một.

8.      Thập thế cách pháp dị thành môn: trong ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai, lại bao hàm ba đời khác, hiệp thành 9 đời, rồi 9 đời này lại dung thông nhau, tương tức, tương nhập nhau trở thành một đời. Đây là thập thế tự tại dung thông nhau.

9.      Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn: Duy tâm là Như Lai tạng, tự tánh thanh tịnh tâm. Điều này có nghĩa: duy ở “nhất tâm” mà có công năng phát sinh ra muôn pháp.

10.  Thác sự hiển pháp sinh giải môn: tức là nói về cái lý nhất và đa tương tức tương nhập thì cảnh giới biểu hiện rõ ràng nơi muôn vật, mà không cần phải dùng thí dụ cũng có thể liễu giải được.[140]

Từ căn bản trí phát khởi thành diệu huệ là cốt lõi của ngài Hiền Thủ. Ngài Văn Thù vẫn nghiễm nhiên bất động không rời pháp thân của đức Tỳ-lô-giá-na, mà ngài vẫn thành tựu được trí sai biệt_Bồ-tát Phổ Hiền.



2.5. Ngũ giáo 

Hoa Nghiêm chia giáo lý mà suốt thời sinh tiền của đức Phật đã thuyết thành ngũ thời bát giáo[141] theo từng cấp độ khác nhau. Đây chỉ đề cập đại cương đến ngũ giáo:

1. Giáo lý cơ bản của Tiểu thừa

2. Giáo lý cơ bản của Đại thừa

3. Giáo lý sau cùng của Đại thừa

4. Giáo lý đốn ngộ của Đại thừa

5. Giáo lý viên dung của Đại thừa.

Trong ngũ giáo này, Hoa Nghiêm được liệt vào thời thứ năm.  



2.6.   Một và Tất cả

Đây chỉ cho giáo lý trùng trùng duyên khởi, một là tất cả và tất cả là một; một trong tất cả và tất cả trong một. Một không phải là chính nó, nhưng cái một ở đây chính là do duyên sinh. Tất cả tức chỉ cho thiên hình vạn trạng, song tất cả đều có ẩn tàng cái một, mà một trong nghĩa này chính là nguyên lý đồng nhất thể của các pháp, bất nhị bất phân ly, như luôn tương tức tương nhập. Cuối cùng một đây cũng chính là chỉ cho cái Tâm. Như trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy:

Nhược nhơn dục liễu tri,

Tam thế nhất thiết Phật,

Ưng quán pháp giới tánh,

Nhất thiết duy tâm tạo”.

Chúng ta cũng có thể thấy cùng nghĩa lý này trong Kinh Lăng Già “Nhất thiết duy tâm, vạn pháp duy thức”. Tất cả cũng đều chỉ cho cái Tâm vậy.

--------------------

[130] Xem Keith, A.B., A History of Sanskrit Literature, tr. 494; xem Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, tr. 79-80.

[131] Việc mang vòng hoa này là theo phong tục của người Ấn. Vòng hoa có khi cùng một loại hoa, có khi nhiều loại hoa khác nhau được kết thành vòng, mà xưa nay vẫn đang còn phổ biến tại Ấn Độ.

[132] Trích từ bản dịch Kinh Hoa Nghiêm của HT. Thích Thanh Từ.

[133] Thế nào gọi là (Bồ-tát hành tâm địa) không cùng tận nơi pháp hữu vi? Nghĩa là không xa lìa lòng đại bi, cũng không xả bỏ lòng đại bi. Phát tâm sâu xa cầu Nhất thiết trí mà không khinh suất lãng quên, giáo hoá chúng sinh trọn không mỏi mệt. Đối với Tứ nhiếp pháp thường nhớ thuận hành theo, hộ trì chánh pháp, không tiếc lẫn thân mạng, làm gieo trồng các thiện căn mà không hề chán mệt, chí thường an trụ vào phương tiện hồi hướng, cầu pháp không hề mỏi mệt, thuyết pháp không hề tiếc lẫn, vì siêng năng cúng dường chư Phật; vào sinh tử mà không hề sợ sệt. Đối với sự vinh nhục, tâm không sinh buồn vui, không khinh kẻ thiếu học, cung kính người có học như cung kính Phật. Những ai rơi vào phiền não thì khiến họ phát khởi chánh niệm. Sống viễn ly lạc mà không lấy đó làm quí trọng. Không đắm trước vào niềm vui của mình, cũng không vui thích niềm vui của người. Ở trong thiền định suy niệm như nơi địa ngục; ở trong sinh tử suy niệm như trong lâm viên; thấy kẻ đến cầu học suy niệm là thầy giỏi; xả bỏ các sở hữu suy niệm như đầy đủ nhất thiết trí; thấy người huỷ phạm cấm giới liền khởi niệm cứu giúp. Đối với sáu ba-la-mật suy niệm là cha mẹ; đối với pháp trợ đạo suy niệm là quyến thuộc; phát tâm gieo trồng thiện căn không có hạn lượng. Dùng các việc nghiêm sức cõi Phật để thành tựu cõi Phật nơi chính mình; hành bố thí vô lượng, đầy đủ các tướng hảo; trừ hết thảy những điều xấu xa, khiến thân miệng ý thanh tịnh...

[134] Thế nào là Bồ-tát (hành tâm) vô trụ nơi pháp vô vi? Nghĩa là quán cái (nghĩa lý) ‘không’ mà không lấy cái không cho là chứng ngộ. Tu học cái vô tướng vô tác mà không lấy cái vô tướng vô tác cho là chứng ngộ. Tu học cái ‘không sinh’ mà không lấy cái ‘không sinh’ cho là chứng ngộ. Quán nơi pháp vô thường mà không chán nản cái cội gốc lành. Quán cái khổ nơi thế gian mà không ghét sinh tử. Quán nơi vô ngã mà không nhàm chán, hối tiếc thân người. Quán nơi tịch diệt mà vĩnh viễn không đoạn diệt. Quán nơi viễn ly mà thân tâm vẫn luôn tu thiện. Quán không có nơi quay về mà quay về hướng thiện pháp. Quán nơi chúng sinh mà dụng cái pháp sanh để gánh vác hết thảy. Quán pháp vô lậu mà không hề đoạn các lậu. Quán vô sở hành mà không hề lấy pháp hành để giáo hoá chúng sinh. Quán cái không phải không mà không xả bỏ lòng đại bi. Quán nhập vào chánh pháp vị mà không hề tuỳ thuận theo tiểu thừa. Quán các pháp hư vọng mà không hề cho rằng vô nhân, vô chủ, vô tướng. Bổn nguyện chưa tròn mà không làm hư dối phước đức thiền định và trí tuệ. Tu tập những pháp như thế, thì được mệnh danh là Bồ-tát không trụ vào pháp vô vi.

[135] Xem Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā-sūtra bản dịch của Kumārajīva, phẩm 27.

[136] Xem D.T.Suzuki, Thiền Luận, Tập III, từ tr. 172-7.

[137] Sđd., tr. 177-190.

[138] Xem thêm chi tiết Sđd., tr. 190-210.

[139] Sđd., tr. 258-9.

[140] HT. Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa, tr. 178-9.



[141]Bát giáo’.





tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương