Viện khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến thị trường thép



tải về 5.51 Mb.
trang49/141
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích5.51 Mb.
#38349
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   141

4.1.2. Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến thị trường thép


Trong báo cáo mới được công bố, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã đưa ra những nhận định khá bi quan về kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Tổ chức này nhận định rằng, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến thị trường hàng hóa tiếp tục suy sụp và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế một số nước như: Brazil, Nga v.v…

World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9%, so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 6. Năm ngoái, kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4%, thấp hơn so với mức dự báo 2,8% hồi tháng 6 của World Bank và thấp hơn mức 2,6% của năm 2014.

Nguồn: World Bank Group

Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Bức tranh ngày càng tối đi ở các thị trường mới nổi là lý do lớn nhất khiến kinh tế thế giới bước vào năm thứ 5 liên tiếp có mức tăng trưởng dưới 3%. World Bank cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 của Trung Quốc từ 7% xuống còn 6,7%. Kinh tế Brazil sẽ suy giảm 2,5% trong năm nay, trong khi kinh tế Nga giảm 0,7%.

“Kinh tế thế giới sẽ cần phải thích nghi với một thời kỳ mới trong đó các thị trường mới nổi tăng trưởng khiêm tốn hơn. Đặc trưng của thời kỳ này là giá hàng hóa sụt giảm và dòng chảy vốn cũng như thương mại lu mờ”, Phó Chủ tịch kiêm chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank Kaushik Basu nhận định.

Mức nợ cao là rủi ro ngắn hạn của Trung Quốc. Tỷ lệ nợ/GDP của nước này cao hơn hầu hết các nước đang phát triển. Tuy nhiên, World Bank nhận định Chính phủ Trung Quốc vẫn còn dư địa để thúc đẩy tăng trưởng bằng chi tiêu công trong trường hợp tăng trưởng quá thấp.

Dự báo tăng trưởng cho kinh tế Mỹ cũng bị hạ từ 2,8% xuống còn 2,7% với nguyên nhân là đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Trong khi đó, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp Nhật Bản và eurozone duy trì được đà phục hồi mong manh.

Theo World Bank, triển vọng kinh tế thế giới sẽ được củng cố nếu các nền kinh tế lớn phục hồi đáng kể, giá hàng hóa ổn định và lãi suất tiếp tục ở mức thấp. Ngược lại, những rủi ro (dù khả năng xảy ra thấp) bao gồm tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm mạnh, Mỹ tăng lãi suất quá nhanh, USD tăng giá và rủi ro địa chính trị.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với rủi ro từ những biến động lớn trên thế giới, đặc biệt là việc giảm tốc và nguy cơ bất ổn từ Trung Quốc. Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn nên sẽ nhạy cảm với những biến động trên thị trường thế giới.

Giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Trung Quốc – đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng đã giảm từ 9,3% xuống 6,9% nên kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép giảm sút. Cụ thể: năm 2014 giảm 3,3% (24,3 triệu tấn) so với năm 2013; năm 2015 giảm 5,4% (38,5 triệu tấn) so với năm 2014, tạo ra sức ép xuất khẩu rất lớn. Năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu 93 triệu tấn thép và năm 2015 xuất khẩu 112 triệu tấn thép. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường thép thế giới, đặc biệt là Việt Nam.

Do quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khá lớn, nên với tín hiệu giảm tốc khá rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, nước này có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang Việt Nam.

Theo thống kê của VSA cho thấy, tính chung trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm thép thành phẩm khoảng 13,6 triệu tấn, tăng 22,56% so với năm 2014. Đáng chú ý, khoảng 1,78 triệu tấn phôi thép đã nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 198% so với năm 2014; hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và dây thép nhập khẩu, trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn.

Đặc biệt, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015 khoảng hơn 8,4 triệu tấn, giá trị hơn 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%. Nếu so sánh với năm 2014, lượng thép nhập khẩu năm 2015 tăng trên 57% về lượng và 13,6% về trị giá. Số còn lại là thép đến từ các thị trường khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v…

Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu trong nước. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng thép vào thị trường Việt Nam. Các công ty thép Trung Quốc có thể hạ giá bán để đẩy mạnh doanh thu.


Каталог: img -> image -> news
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
news -> UỶ ban nhân dân tỉnh thái nguyên số: 2993 /QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
news -> In dalat city, lam dong province agricultural land
news -> Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, tp. Hcm

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   141




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương