Ubnd tỉnh quảng ngãi trưỜng đh phạm văN ĐỒNG



tải về 419.32 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích419.32 Kb.
#22436
1   2   3

6.7. Tiếng Anh 1 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Mỗi bài học thể hiện một chủ đề cụ thể trong cuộc sống (về con người, miêu tả, công việc và sở thích) thông qua những phần luyện tập sau đây:

- Nghe: Sinh viên luyện nghe thông qua đoạn hội thoại ngắn về cuộc sống hằng ngày.

- Nói: Hội thoại hằng ngày về con người, công việc và sở thích.

- Đọc: Phát triển kỹ năng đọc thông qua nhiều dạng bài tập, nhóm hoặc cá nhân tùy theo nội dung của bài học.

- Viết: Sinh viên được luyện tập kỹ năng viết những mẫu câu đơn và đoạn văn ngắn.

- Mở rộng: Luyện tập kết hợp 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết thông qua việc sử dụng từ vựng, ngữ pháp theo từng nội dung bài học.

6.8. Tiếng Anh 2 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1

Học phần bao gồm nhiều bài khóa thể hiện qua từng bài học cụ thể nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Nội dung bài học thể hiện qua các chủ điểm cụ thể như (cuộc sống, giải trí, kể chuyện và du lịch) thông qua những phần luyện tập sau đây:

- Nghe: Sinh viên được luyện nghe thông qua những đoạn hội thoại ngắn về cuộc sống, chuyện kể, giải trí và du lịch.

- Nói: Sinh viên giao tiếp với nhau qua các chủ đề liên quan về về cuộc sống, chuyện kể, giải trí và du lịch.

- Đọc: Phát triển kỹ năng đọc thông qua nhiều dạng bài tập, nhóm hoặc cá nhân tùy theo nội dung của bài học.

- Viết: Rèn luyện kỹ năng viết những mẫu câu phức và đoạn văn ngắn.

- Mở rộng: Luyện tập kết hợp 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết sử dụng từ vựng, ngữ pháp theo nội dung bài học.

6.9. Kỹ năng giao tiếp 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức chung và các kỹ năng thông thường về giao tiếp trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc.

Học phần này bao gồm các nội dung những yếu tố cơ bản của quá trình giao tiếp; nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp; cách thức tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc; kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc; kỹ năng viết thư và báo cáo công việc.

Sau khi học xong học phần, học sinh trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết của giao tiếp; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp; thực hiện hiệu quả các cuộc giao tiếp thông thường qua bày tỏ thái độ, lời nói và viết thư; có khả năng phát triển và duy trì giao tiếp thân thiện tại nơi làm việc; có khả năng tổ chức và điều tiết tốt các cuộc họp tại nơi làm việc và thực hiện được các kỹ năng phỏng vấn thông thường.



6.10. Khởi tạo doanh nghiệp 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp; Kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; Các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.

Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.

6.11. Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng, nhiên liệu, tài nguyên hiện nay; các chính sách về sử dụng năng lượng của nước ta cũng như của một số quốc gia trên thế giới; các phương pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn các dạng năng lượng thông dụng như điện năng, khí đốt, xăng dầu; ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày và giải thích được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các dạng năng lượng mới; các chính sách sử dụng năng lượng của nước ta cũng như một số quốc gia trên thế giới, quá trình sản xuất, truyền tải, cung cấp, phân phối và sử dụng điện năng. Đồng thời, giúp người học hình thành được ý thức, thái độ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tuyên truyền, giáo dục cho những người xung quanh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.

6.12. Tâm lý học đại cương 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về: Khái quát về khoa học tâm lý; các khái niệm cơ bản về tâm lý học như: tâm lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách; các hoạt động tâm lý cơ bản: Nhận thức, tình cảm, ý chí, trí nhớ.



6.13. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm tiểu học 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về: Những kiến thức chung về sự phát triển tâm lý của trẻ em, những đặc điểm tâm lý cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh tiểu học; một số nội dung cơ bản về tâm lý học dạy học và tâm lý học giáo dục tiểu học; nhân cách người giáo viên tiểu học: đặc trưng lao động sư phạm, phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu học.



6.14. Giáo dục học 1 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các khái niệm, các phạm trù giáo dục; Giáo dục đối với sự phát triển của xã hội và cá nhân; Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; Các nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; Các con đường tổ chức dạy học, giáo dục trong thời kỳ đổi mới; Các yêu cầu và nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học.



6.15. Giáo dục học 2 4đvht

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học 1

Nội dung Giáo dục học 2 bao gồm: Các kiến thức cơ bản về quá trình dạy học ở trường tiểu học: bản chất, nhiệm vụ, động lực, nguyên tắc, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và các đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường tiểu học; Các kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục: bản chất của quá trình giáo dục, nội dung, nguyên tắc và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở trường tiểu học



6.16. Phương pháp Công tác Đội và Sao nhi đồng 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Nội dung của học phần bao gồm các vấn đề sau:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học ngành công tác Đội, sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ, Nhà Nước đối với thiếu niên và tổ chức Đội; Lịch sử phát triển của tổ chức Đội; các nguyên tắc, phương pháp, nội dung và hình thức hoạt động Đội.

- Trang bị các kỹ năng thực hành nghi thức, thực hành các hoạt động nghiệp vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh; kỹ năng và phương pháp làm việc của giáo viên - tổng phụ trách, phụ trách chi đội TNTP Hồ Chí Minh.



6.17. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD-ĐT 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về QLHCNN và QL ngành giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng viên chức giáo viên tiểu học theo quy định hiện hành. Nội dung chính của học phần bao gồm: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước; QLHCNN; công vụ, công chức viên chức; Điều lệ, quy chế, quy định của Bộ GD và ĐT đối với GD bậc tiểu học; thực tiễn GD địa phương tỉnh Quảng Ngãi



6.18. Thường thức mỹ thuật 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho học sinh (HS) một cách có hệ thống những kiến thức chung về mỹ thuật: ngôn ngữ, thể loại và chất liệu của hội họa, điêu khắc; có kiến thức và khả năng đánh giá, cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật cũng như nhận biết, phân biệt các trào lưu nghệ thuật hội họa hiện nay



6.19. Đại cương Nghệ thuật học 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho học sinh những kiến thức về nguồn gốc ra đời của nghệ thuật cũng như các thành tựu của nghệ thuật nhân loại qua các thời kỳ lịch sử. Qua học phần này học sinh bước đầu biết phân tích và thưởng thức một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu mà con người đã sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử



6.20. Lý thuyết âm nhạc cơ bản 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần giới thiệu hệ thống các kiến thức về các nhân tố cơ bản của âm nhạc: cao độ, trường độ, nhịp điệu, quãng, điệu thức, hợp âm, giới thiệu cách sắp xếp hòa thanh 4 bè... làm nền tảng cho việc học tập các học phần khác. Học xong học phần này học sinh có thể tự vỡ các bài hát, bài đàn một cách dễ dàng; có thể viết hợp âm đơn giản cho các bài hát tiểu học phục vụ cho việc dạy học bộ môn.



6.21. Hình thức âm nhạc 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản

Học phần giới thiệu các hình thức 1, 2, 3 đoạn đơn, hình thức ba đoạn phức; cách thức phân tích tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là phương pháp phân tích các bài hát trong chương trình tiểu học.



6.22. PP đọc và ghi nhạc giọng C 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết về nghe, đọc gam, âm rải của giọng đô trưởng. Trong học phần này, HS sẽ được đọc các bài có các loại nhịp 1, 2, 4 phách; bài có phách phân 3; các bài giọng đô cung, đô chủy trong điệu thức năm âm dân tộc. Học xong học phần, học sinh có thể xướng âm các bài hát đơn giản viết ở giọng đô trưởng, các bài giọng đô cung, đô chủy trong điệu thức năm âm dân tộc.



6.23. PP đọc và ghi nhạc giọng Am 2đvht

Điều kiện tiên quyết: PP đọc ghi nhạc giọng C

Học phần cung cấp những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết về nghe, đọc gam, âm rải của giọng la thứ. Trong học phần này, HS sẽ đọc các bài có các loại nhịp 1, 2, 3, 4 phách; các bài có tiết tấu đã học; bài ở giọng la vũ trong điệu thức năm âm dân tộc. Học xong học phần, học sinh có thể xướng âm các bài hát đơn giản viết ở giọng la thứ, các bài ở giọng la vũ trong điệu thức năm âm dân tộc.



6.24. PP đọc và ghi nhạc giọng có 1 dấu hóa 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP đọc và ghi nhạc giọng Am

Học phần cung cấp những kiến thức về cách thành lập giọng có 1 dấu hóa, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nghe, đọc gam, âm rải, các quãng của các giọng: G trưởng, F trưởng, E thứ, D thứ, ở các dạng tự nhiên, hòa thanh và giai điệu với các loại nhịp và âm hình tiết tấu đã học. Học xong học phần này học sinh có thể xướng âm các bài hát viết ở giọng G trưởng, F trưởng, E thứ, D thứ đơn giản.

6.25. PP đọc và ghi nhạc giọng có nhiều dấu hóa 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP đọc và ghi nhạc giọng có 1 dấu hóa

Học phần cung cấp những kiến thức về cách thành lập giọng có 2 dấu hóa trở lên, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nghe, đọc gam, âm rải, các quãng của các giọng : D trưởng, Bb trưởng, B thứ, G thứ ở các dạng tự nhiên, hòa thanh và giai điệu với các loại nhịp và âm hình tiết tấu đã học; nghe, đọc cơ bản các giọng có 3, 4 dấu hóa (A, Ab, Fm, F#m).



6.26. Phương pháp thanh nhạc (Phương pháp kỹ thuật hát) 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết âm nhạc cơ bản

Học phần cung cấp những kiến thức về ca hát; rèn luyện các kỹ thuật hát cơ bản nhất như liền tiếng, nảy tiếng, hát nhanh,v.v...; tập hát các bài dân ca Việt nam, dân ca nước ngoài, ca khúc Việt nam, đặc biệt dùng những kiến thức, kỹ năng có được để hát tốt các bài hát trong chương trình tiểu học

6.27. Kỹ thuật hát tập thể 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Phương pháp thanh nhạc

Học phần cung cấp những kiến thức chung về hát tập thể, những hiểu biết về các hình thức hát, phân biệt hát đồng ca hợp xướng; cách sắp xếp phân loại giọng hát trẻ em và cách phân bè trong ca hát tập thể. Qua học phần này, HS được luyện tập kỹ thuật thanh nhạc cho hợp xướng cũng như hát một số bài hát nhiều bè có mức độ phù hợp với trình độ.



6.28. PP chỉ huy và dàn dựng hát tập thể 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật hát tập thể

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về chỉ huy; các cách thức lựa chọn bài hát cũng như tìm hiểu kỹ thuật, bố cục bài hát. Đặc biệt, học phần chú trọng về kỹ thuật cơ bản của người chỉ huy như tư thế, cách đánh các loại nhịp có 2, 3, 4 phách; các động tác mở đầu, kết thúc bài hát cũng như phương pháp dàn dựng và biểu diễn bài hát. Học xong học phần này, HS có thể tự tin chỉ huy các bài đồng ca, bài hát nhiều bè của HS tiểu học



6.29.Thực hành dàn dựng chỉ huy bài hát tập thể 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP chỉ huy và dàn dựng hát tập thể

Học phần tập trung vào công việc thực hành dàn dựng chỉ huy các bài hát tập thể, đặc biệt là các bài hát tập thể của học sinh tiểu học với các kỹ thuật và sắc thái tiêu biểu. Học xong học phần, HS có thể dàn dựng, chỉ huy tốt các bài hát tập thể trong trường tiểu học; các bài hát trong sinh hoạt âm nhạc ở địa phương.



6.30. PP học đàn Organ 1 3đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần rèn luyện cho HS phương pháp và kỹ thuật luyện ngón trên thang âm, hợp âm rải, cách chuyển ngón theo bước trùng, bước lần, bước nhảy (nhóm 2,3 âm) ở giọng C và Am; các bài tập kỹ thuật với cách đệm hợp âm bấm ngón và tự động.



6.31. PP học đàn Organ 2 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP học đàn Organ 1

Học phần rèn luyện cho HS phương pháp và kỹ thuật luyện ngón trên thang âm, hợp âm rải, cách chuyển ngón theo bước trùng, bước lần, bước nhảy (nhóm 2,3 âm) tiếp theo ở giọng có 1, 2, 3 dấu hóa; các bài tập kỹ thuật với cách đệm hợp âm bấm ngón và tự động.



6.32. PP học đàn Organ 3 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP học đàn Organ 2

Học phần rèn luyện cho HS phương pháp làm việc theo nhóm; phương pháp và kỹ năng hòa tấu từ 2 cây đàn trở lên với các tác phẩm âm nhạc có mức độ vừa phải ở các loại giọng và tiết tấu đã học



6.33. PP soạn đệm 3đvht

Điều kiện tiên quyết: PP học đàn Organ 1

Học phần rèn luyện cho HS phương pháp và kỹ năng soạn đệm các bài hát trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc 1, 2, 3, 4, 5; thực hành đệm hát cho cá nhân, tập thể và chương trình báo cáo kết quả học tập.



6.34. Thường thức âm nhạc 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho HS những kiến thức về âm nhạc Việt Nam và thế giới. Về âm nhạc thế giới, đó là những kiến thức về các thời kỳ âm nhạc, các tác giả tiêu biểu cho các thể loại thanh nhạc và khí nhạc, một số khuynh hướng âm nhạc hiện nay. Về âm nhạc Việt nam, đó là những hiểu biết về âm nhạc Việt Nam từ khi có Đảng đến nay; khái niệm dân ca và giới thiệu các vùng dân ca Việt Nam cũng như các loại hình sân khấu cổ truyền Việt Nam (chèo, tuồng)



6.35. Phương pháp dạy học âm nhạc 5đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần hát, đàn

Học phần cung cấp những vấn đề chung nhất về phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học; cách thức tìm hiểu các bài hát, bài tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức trong chương trình bậc học và các phương pháp mang tính đặc thù bộ môn; học các bài hát trong chương trình. Đặc biệt học phần cung cấp cho HS những kiến thức, rèn luyện kỹ năng soạn bài cũng như phương pháp dạy hát, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức cho HS tiểu học; cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa.



6.36. Múa 4đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho HS những kiến thức về loại hình nghệ thuật dùng động tác tư thế cách điệu để từ đó thể hiện động tác múa theo tính chất nhịp điệu âm nhạc. Học phần cũng giúp HS biết sơ lược phương pháp biên soạn động tác phụ họa cho những bài hát có tính chất âm nhạc khác nhau ở tiểu học



6.37. Tin học chuyên ngành âm nhạc 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương hoặc tương đương

Học phần cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tin học âm nhạc. Qua học phần này, HS có thể sử dụng một số phần mềm để chép nhạc và xử lý âm thanh; dùng các phần mềm hữu dụng để soạn bài trong dạy học âm nhạc, biên tập âm thanh cho các chương trình văn nghệ ở trường tiểu học



6.38. Mỹ học âm nhạc 2đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần giới thiệu cho HS một số kiến thức về hình tượng nghệ thuật trong âm nhạc; vai trò và bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ; cách thưởng thức âm nhạc và một số vấn đề về mỹ học âm nhạc trong đời sống âm nhạc Việt Nam.



7. Các điều kiện thực hiện chương trình

7.1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình

TT

Họ và tên

Năm

Sinh

Văn bằng/ ngành đào tạo

Môn dạy

Ghi chú

1

Phạm Tuy

1961

CN. Nghệ thuật, chuyên ngành Sáng tác âm nhạc

- PP đọc, ghi nhạc.

- PP kỹ thuật hát.

- Chỉ huy dàn dựng hát tập thể; TH dàn dựng hát; v.v...





2

Đỗ Tất Đan

1962

CN. Nghệ thuật, chuyên ngành Lý luận âm nhạc

- Hình thức âm nhạc.

- Thường thức âm nhạc

- PP học đàn Organ





3

Lê Quang Trường Hải

1982

CN. SPAN

- PP kỹ thuật hát.

- Chỉ huy, dàn dựng hát tập thể;

- Lý thuyết âm nhạc cơ bản





4

Phạm Văn Cảm

1976

CN. SPAN

  • Lý thuyết âm nhạc cơ bản

  • Nhạc cụ

  • PP dạy học âm nhạc




5

Dương Thị Tùng Ly

1977

Th.S Sư phạm âm nhạc

Phương pháp dạy học âm nhạc




7.2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

7.2.1. Phòng thực hành âm nhạc

01 phòng với đầy đủ các loại đàn ( CASIO, YAMAHA, piano điện và cơ)



7.2.2. Phòng Múa và Thanh nhạc (Hát)

Có gương soi để luyện tập về động tác và khẩu hình



7.2.3. Thư viện, học liệu

Có đầy đủ các đầu sách phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên.



7.2.4. Giáo trình, sách tham khảo

TT

Tên giáo trình, sách tham khảo

Tên tác giả

NXB

Năm NXB

1

Lý thuyết âm nhạc cơ bản 1,2

Phạm Tú Hương

ĐHSP

2005

2

Xướng âm 1,2

Đắc Quỳnh

CĐSP NH TƯ

1995

3

Giáo trình trung cấp 11 năm

Nhạc viện Hà Nôi

NVHN

1995

4

Đọc ghi nhạc 1,2,3

Phạm Thanh Vân- Nguyễn Hoành Thông

ĐHSP

2005

5

Lịch sử âm nhạc thế giới và VN1

Nguyễn Thị Nhung

ĐHSP

2005

6

PP học đàn phím điện tử 1,2

Nguyễn Xuân Tứ

ĐHSP

2005

7

Phương pháp soạn đệm

Nguyễn Xuân Tứ

ĐHSP

2004

8

Độc tấu đàn Organ 1,2,3

Lê Vũ







9

PP hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể

Nhiều tác giả

GD

1998

10

PP dàn dựng và chỉ huy tác phẩm âm nhạc

Lê Thế Hào - Nguyễn Thiết

Âm nhạc

1995

11

Hát dân ca

Nhiều tác giả

Âm nhạc




12

Hát 1,2.

Ngô Thị Nam

ĐHSP

2005

13

PP dàn dựng chương trình tổng hợp

Lê Anh Tuấn

ĐHSP

2005

14

PP dạy học âm nhạc

Hoàng Long- Hoàng Lân

ĐHSP

2005

15

Hình thức và thể loại âm nhạc

Nguyễn Thị Nhung

ĐHSP

2005

8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

8.1. Về chương trình

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Sư phạm âm nhạc quy định cụ thể về nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng, thực tập sư phạm của khóa học 2 năm đào tạo giáo viên âm nhạc bậc tiểu học. Chương trình được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian, phù hợp với quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo.

Chương trình bao gồm các học phần chung, các học phần cơ sở, học phần chuyên môn và thực tập sư phạm, đồng thời phân bố thời lượng đối với từng học phần trong toàn bộ chương trình. Ngoài ra chương trình còn giới thiệu danh mục các học phần và mô tả nội dung từng học phần trong chương trình, xác định điều kiện thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời quy định nội dung thi tốt nghiệp khóa học.

Danh mục các học phần và khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình chỉ là quy định mức tối thiểu, trong đó có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn. Các học phần bắt buộc là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức chủ yếu của mỗi chương trình, bắt buộc học sinh phải tích luỹ. Học phần tự chọn là những học phần chứa đựng nội dung kiến thức cần thiết, đựơc tự chọn nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tích luỹ đủ số đơn vị học trình quy định. Trong chương trình này quy định 1 đơn vị học trình bằng 15 tiết học lý thuyết hay thực hành; bằng 45 giờ đến 60 giờ thực tập; 1 tiết học có thời lượng là 45 phút, 1 giờ thực tập có thời lượng là 60 phút.

Có thể thiết kế chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, Đại học bằng cách bổ sung các học phần còn thiếu của chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học.

8.2. Về phương pháp dạy học

- Khi biên soạn chương trình học phần cần có phần trình bày về cách dạy và học học phần đó với phương châm lấy người học làm trung tâm. Tránh cách dạy độc thoại, dạy không có sự vang lên của âm thanh.

- Tăng cường các phương pháp để học sinh chủ động và phát triển các suy nghĩ, chính kiến của mình.

- Dạy và học âm nhạc luôn phải xuất phát từ sự cảm thụ âm thanh, rèn luyện cho sinh viên từ có năng khiếu trở thành có năng lực, đạt được mục tiêu đào tạo giáo viên âm nhạc ở Tiểu học. Do tính chất đặc biệt của ngành nghệ thuật này, nên khái niệm lý thuyết và thực hành luôn đan xen trong từng học phần, từng tiết dạy và học. Các học phần phải được coi như nhau khi chuẩn bị giữa lý thuyết và thực hành.

- Ở chương trình khung, nhiều học phần liên quan trực tiếp cho việc hình thành khả năng âm nhạc. Một số học phần tuy có thời lượng ít, nhưng chúng rất quan trọng sẽ tạo cho sinh viên có kiến thức tổng hợp, toàn diện, làm nền tảng cho việc hoàn thiện khả năng, năng lực.

8.3. Về tổ chức lớp học và điều kiện dạy học

- Muốn đạt được việc dạy và học âm nhạc xuất phát từ cảm thụ âm nhạc, nhà trường cần phải bảo đảm các điều kiện trong chương trình của từng học phần (yêu cầu về đàn, tác phẩm, băng đĩa, máy, projector, gương soi cho múa và hát,...).

- Đào tạo giáo viên âm nhạc có khác biệt với các ngành đào tạo khác, bởi đó là ngành nghệ thuật đặc thù. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để các học phần trong chương trình có thể thực thi. Tính đặc thù không chỉ đòi hỏi các phương tiện truyền đạt, phương tiện phục vụ cho học sinh mà còn cả ở quan niệm và cách tổ chức lớp học. Các học phần Phương pháp thanh nhạc (PP kỹ thuật hát), Phương pháp học đàn Organ điện tử, Phương pháp chỉ huy dần phải tiến tới lên lớp chỉ một thầy, một trò. Các học phần còn lại có quy mô lớp không quá 15 học sinh để đảm bảo có thể hoạt động thực hành tại lớp theo nhóm, cá nhân. Kiểm tra của từng học phần chủ yếu theo dạng thực hành - vấn đáp cá nhân hoặc trình diễn cá nhân, nhóm.

8.4. Đánh giá kết quả đào tạo

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khóa học được thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn Thực hành âm nhạc là những kiến thức, đặc biệt là kỹ năng thực hành được tổng hợp từ một số học phần thuộc phần kiến thức chuyên môn trong chương trình đào tạo. Nội dung thi tốt nghiệp môn Thực hành nghề nghiệp là những kỹ năng được tổng hợp từ học phần Phương pháp dạy học và các nội dung phần thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo.



HIỆU TRƯỞNG






tải về 419.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương