Ubnd tỉnh bình thuận sở NÔng nghiệp và ptnt


Quản lý giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch cao su



tải về 356.34 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích356.34 Kb.
#1080
1   2   3

3. Quản lý giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch cao su

3.1. Giống cây cao su:


- Sử dụng các bộ giống đã được Tập đoàn cao su Việt Nam tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm và ban hành cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2011 – 2015 tại Quyết định số 322/QĐ-HĐTVCSVN, ngày 11 tháng 7 năm 2011, trong đó chú ý 02 bộ giống áp dụng cho vùng Đông Nam bộ (Bộ giống số 1, gồm: RRIV 1, RRIV 5, RRIV 124, PB 255; Bộ giống số 2, gồm: RRIV 106, RRIV 107, RRIV 114, RRIV 109, IRCA 130, PB 260); tuân thủ nguyên tắc trồng cao su với cơ cấu giống cân đối, không trồng tập trung vài giống, trồng cách ly, mỗi giống không trồng liền vùng quá 200 ha; quản lý giống, đảm bảo không trồng lẫn giống, lộn giống.

- Tiếp tục sử dụng, nhân rộng các giống cao su đã trồng và cho thấy kết quả tốt trên địa bàn như Giống RRIV 124 và Giống RRIV 121 tại vùng Đức Linh - Tánh Linh – Hàm Thuận Bắc; chú ý chọn giống cao su có khả năng chống chịu gió cường độ mạnh như PB 260, RRIM 712 ở khu vực gần biển Hàm Tân - La Gi kết hợp với việc trồng các đai rừng chắn gió.

- Bố trí quỹ đất xây dựng và phát triển các cơ sở chọn tạo giống cao su có chất lượng cao, phù hợp điều kiện các tiểu vùng quy hoạch trồng cao su, gồm: Đức Linh - Tánh Linh (8 ha), Hàm Thuận Bắc - Hàm Thuận Nam (2 ha), Hàm Tân - La Gi (5 ha) để chủ động giống trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường vai trò của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Công ty TNHH một thành viên Cao su Bình Thuận phối hợp Viện nghiên cứu cây cao su Việt Nam trong chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn, phổ biến giống cao su chất lượng cao, nhất là cho các nông hộ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2. Kỹ thuật canh tác:

- Chuẩn bị tốt điều kiện trồng cao su từ việc thiết kế khai hoang đồng ruộng, thiết kế xây dựng vườn cây; đảm bảo các điều kiện để cơ giới hoá trong quá trình chăm sóc và thu hoạch.

- Thực hiện định kỳ việc phân tích, đánh giá các yếu tố lý hoá tính đất trên diện tích trồng cao su làm cơ sở cho việc sử dụng cơ cấu phân bón hợp lý, góp phần tiết giảm chi phí nhưng tăng năng suất, chất lượng mủ cao su.

- Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật về thảm phủ dưới vùng trồng cao su, chú ý các loài thảm phủ thực vật có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và không làm mất đi độ phì nhiêu của đất, không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc thu hoạch (cây Kudzu và Mucuna, điên điển, lạc dại hoa vàng, cỏ Stylo, ...)

- Không trồng màu, nhất là trồng sắn (mì) trên vườn cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cao su, để tránh ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển ban đầu của cây cao su, đặc biệt là đối với những diện tích đất nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp.

- Đầu tư đúng mức và thực hiện quy trình tái canh cây cao su trên các diện tích cao su già cỗi, năng suất thấp.

3.3. Thu hoạch và bảo quản mủ cao su:

- Đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, kỹ năng cạo mủ cao su, tăng cường cơ giới hóa trong khâu cạo mủ để nâng cao năng suất, chất lượng mủ đồng thời giảm thiểu tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sự tái tạo vỏ mới của cây cao su.

- Tăng cường công tác khuyến nông, vai trò của các doanh nghiệp thu mua, chế biến mủ trong việc phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ ứng dụng các thiết bị cơ giới hoá trong cạo mủ cao su; hướng dẫn kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nhất là đối với sản xuất cao su tiểu điền.

4. Phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm cao su:

4.1. Định hướng phát triển:

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến mủ cao su trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường; tiếp tục gia tăng công suất chế biến để đáp ứng sản lượng mủ cao su thu hoạch gia tăng thời gian tới.

- Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư mới công suất lớn (> 2.000 tấn/năm), dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại đi đôi với khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến để nâng chất lượng sản phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; phấn đấu đến năm 2020, thay thế khoảng 30 - 40% thiết bị sấy theo công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay bằng thiết bị sấy theo công nghệ sấy bằng sóng cao tần; đảm bảo khoảng 30 - 35% sản lượng cao su thiên nhiên được dán nhãn Cac-bon Foot Print (ISO 14067).

- Đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị trường đi đôi với nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Chú ý phát triển sản phẩm cao su kỹ thuật (TRSS; SR, SVR20; ...), đồng thời bên cạnh việc chế biến cao su mủ cốm, mủ tờ, mủ Lextex xuất khẩu cần kết hợp sản xuất các sản phẩm cao su có nhu cầu lớn như: Găng tay y tế, bao bì cao su,…

- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cao su cả trong và ngoài nước, trong đó xuất khẩu là chủ yếu; duy trì sản lượng xuất khẩu cao su chính ngạch thị trường Trung Quốc gắn với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cao su sang các thị trường có nhu cầu lớn và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ, khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

4.2. Quy mô công suất, cơ cấu sản phẩm chế biến, thị trường tiêu thụ:

- Giai đoạn đến năm 2015: Nâng công suất chế biến thêm 7.000 tấn/năm để đạt công suất 37.000 tấn/năm vào năm 2015. Cơ cấu sản phẩm: Mủ cốm các loại chiếm 65%; Nhóm mủ kem chiếm 10%; Cao su kỹ thuật chiếm 25%.

- Giai đoạn 2016-2020: Nâng công suất chế biến thêm 28.000 tấn/năm để đạt công suất 65.000 tấn/năm vào năm 2020. Cơ cấu sản phẩm: Mủ cốm các loại chiếm 50%; Nhóm mủ kem chiếm 15%; Cao su kỹ thuật chiếm 35%.

- Giai đoạn 2021-2025: Nâng công suất chế biến thêm 22.000 tấn/năm để đạt công suất 87.000 tấn/năm vào năm 2025. Cơ cấu sản phẩm: Mủ cốm các loại chiếm 40%; Nhóm mủ kem chiếm 20%; Cao su kỹ thuật chiếm 40%.

4.3. Cơ cấu sản lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ:



DANH MỤC

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1. Sản lượng tiêu thụ

Tấn

37.000

65.000

87.000

Cơ cấu thị trường

%

100

100

100

- Xuất khẩu



85

75

65

- Trong nước



15

25

35

2. Giá trị sản phẩm

1.000 USD

81.400

162.500

234.900

Tr.đó: Xuất khẩu



69.190

121.875

152.685

- Doanh nghiệp trong tỉnh



27.676

85.313

137.417

- Doanh nghiệp ngoài tỉnh

"

41.514

36.563

15.269

3.4. Quy hoạch vị trí bố trí nhà máy chế biến cao su:

- Xây dựng cụm công nghiệp chế biến cao su Gia Huynh, huyện Tánh Linh thành trung tâm chế biến cao su của toàn tỉnh.

- Lựa chọn vị trí với diện tích phù hợp tại địa bàn xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc để phát triển nhà máy chế biến quy mô 4.000 tấn/năm sau năm 2020.

5. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cao su:

5.1. Hạ tầng giao thông:

- Phát huy hiệu quả các tuyến đường giao thông công cộng liên vùng, đường nối từ đường quốc lộ, tỉnh lộ vào các vùng chuyên canh trồng cao su hiện hữu phục vụ đa mục tiêu kinh tế, dân sinh: vận tải, vận chuyển sản phẩm các ngành kinh tế, trong đó có sản phẩm cao su.

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp, đầu tư mới một số tuyến đường kết nối với khu vực mở rộng cao su thuộc địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa với tổng chiều dài 97,4 km; Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 đầu tư đường cấp phối đá dăm, giai đoạn 2021-2025 đầu tư nâng cấp xâm nhập nhựa hoặc bê tông. Cơ chế đầu tư giao thông phục vụ sản xuất theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Huy động vốn các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển cao su đại điền để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nội vùng của từng dự án và đầu tư kết nối vùng dự án với hệ thống giao thông công cộng liên vùng.

5.2. Phát triển mạng lưới điện:

Đầu tư đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sản xuất, chế biến cao su. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 đầu tư thêm 30 km đường dây 0,4 KV và 3 trạm biến thế các loại; từ 2021 – 2025, huy động vốn các doanh nghiệp cao su đại điền đầu tư thêm 20 km đường dây 0,4 KV và 2 trạm biến thế các loại tại các vùng chuyên canh cao su.



6. Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch:

Tổng nhu cầu vốn phát triển ngành cao su đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 khoảng 1.930.651 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2014-2020 khoảng 1.174.786 triệu đồng và giai đoạn 2021-2025 khoảng 755.765 triệu đồng.



Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện và cơ cấu vốn thực hiện như sau:

Hạng mục

Đơn vị tính

Giai đoạn 2014-2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng cộng

I. Nhu cầu vốn đầu tư

Tr.đồng

1.174.786

755.765

1.930.651

- Kiến thiết cơ bản vườn cao su



514.546

220.520

735.066

- Đầu tư công nghiệp chế biến



440.000

260.000

700.000

- Máy móc, phương tiện sản xuất



60.000

40.000

100.000

- Kết cấu hạ tầng



125.500

84.000

209.500

- KHCN và khuyến nông



41.990

29.925

71.915

II. Nguồn vốn đầu tư

Tr.đồng










1. Vốn ngân sách



88.940

135.125

224.065

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông



46.950

105.200

152.150

- KHCN và khuyến nông



41.990

29.925

71.915

2. Vốn huy động



1.085.846

620.640

1.706.586

III. Cơ cấu nguồn vốn

%

100

100

100

1. Nguồn vốn ngân sách



7,17

17,76

11,20

2. Nguồn vốn huy động



92,83

82,24

88,80

- Vốn ngân sách: Chủ yếu hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các vùng mở rộng trồng cao su tiểu điền thuộc địa bàn khó khăn; vốn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và khuyến nông.

- Vốn huy động: Đầu tư vườn cao su, xây dựng nhà máy chế biến, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đầu tư hạ tầng vùng dự án và giao thống kết nối thuộc cao su đại điền. Vốn huy động từ các thành phần kinh tế gồm vốn doanh nghiệp và người dân; vốn tín dụng, vốn vay và các nguồn vốn khác.

7. Danh mục dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư:

TT

Danh mục dự án

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

thực hiện

1

Dự án Nhà máy chế biến cao su mủ cốm, công suất 7.500 tấn/năm tại Cụm công nghiệp Gia Huynh - Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận

2013 - 2015

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án Nhà máy chế biến mủ tờ (công nghệ mới), công suất 4.000 tấn/năm tại Cụm công nghiệp Gia Huynh - Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận

2013 - 2015

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án Nhà máy chế biến cao su mủ cốm loại SVR10, công suất 20.000 tấn/năm - Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận

2016 - 2020

Vốn doanh nghiệp

4

Dự án Nhà máy chế biến Lexter, công suất 10.500 tấn/năm -Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận

2016 - 2020

Vốn doanh nghiệp

5

Dự án Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm giống cao su - Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận

2015 - 2020

Vốn doanh nghiệp

6

Đường giao thông phục vụ sản xuất các vùng chuyên canh cao su tập trung.

2014 - 2025

Vốn ngân sách, vốn huy động

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về đất đai:

- Quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ đất quy hoạch phát triển cao su; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp phải được triển khai chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, trước hết là Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương, của tỉnh, các quy định chuyên ngành.

- Cụ thể hoá cơ chế, chính sách về khoán đất lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để đầu tư phát triển cao su theo mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp; rà soát, đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng Đề án phát triển cao su.

- Bố trí đất đầu tư phát triển cụm công nghiệp chế biến cao su khu vực giáp ranh địa bàn 2 xã Gia Huynh (Tánh Linh) và xã Tân Hà (Đức Linh) phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ, chế biến mủ cao su đến năm 2020 và năm 2025.

- Công bố rộng rãi quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để người dân và các doanh nghiệp biết, thực hiện đầu tư phát triển cây cao su đúng quy hoạch.

- Nghiên cứu hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất sản xuất và kinh doanh cây cao su; hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su; cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất, cũng như các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn.



2. Giải pháp về tổ chức sản xuất:

- Tổ chức lại sản xuất trong ngành hàng cao su; trọng tâm là xây dựng các mô hình sản xuất cao su phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp cơ chế thị trường tạo liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ. Nghiên cứu áp dụng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về: "Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng mẫu lớn", trước hết, là mô hình liên kết “bốn nhà” , mô hình “cánh đồng lớn” trong sản xuất cao su theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất cao su tiểu điền (nông hộ, trang trại) với sản xuất cao su đại điền và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm cao su theo hướng mở rộng không gian, không giới hạn trong địa bàn hành chính xã, huyện. Nghiên cứu thực hiện các mô hình liên doanh liên kết theo hướng người dân góp đất, doanh nghiệp góp vốn và chỉ đạo sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hoặc đưa các nông hộ trở thành thành viên của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên, ổn định, lâu dài.


tải về 356.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương