Ubnd tỉnh bình thuận sở NÔng nghiệp và ptnt



tải về 356.34 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích356.34 Kb.
#1080
  1   2   3


UBND TỈNH BÌNH THUẬN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

S: 103 /TTr-SNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





Bình Thuận, ngày 18 tháng 8 năm 2014


TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn

tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025



Thực hiện Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương - dự toán Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Đơn vị tư vấn (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung) triển khai lập Quy hoạch.

Từ tháng 4/2013 đến 10/2013, Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát hiện trạng, đánh giá thích nghi đất đai và tổng hợp báo cáo Quy hoạch gửi Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở đã có Công văn số 2310/SNN-KHTC ngày 11/10/2013 gửi các Sở, UBND các địa phương có liên quan để lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch; trên cơ sở góp ý, đã hoàn chỉnh dự thảo Quy hoạch.

Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về phản biện đề án Quy hoạch cao su, Sở đã gửi Hồ sơ đến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật của tỉnh để tổ chức phản biện. Tiếp thu ý kiến phản biện của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tại Báo cáo số 430/BCPB-LHH ngày 07 tháng 11 năm 2013, Đơn vị tư vấn đã chỉnh sửa, bổ sung Dự thảo Quy hoạch.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch trước khi trình Hội đồng thẩm định tỉnh, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã họp nghe Đơn vị tư vấn báo cáo Quy hoạch cao su; có Thông báo số 213/TB-SNN ngày 27 tháng 11 năm 2013 và Công văn số 169/SNN-KHTC ngày 24 tháng 01 năm 2014 yêu cầu Đơn vị tư nghiên cứu chỉnh sửa nội dung đảm bảo về chất lượng.

Ngày 26 tháng 3 năm 2014, Hội đồng thẩm định Cấp tỉnh đã thông qua Dự án “Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng thẩm định Cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đơn vị tư vấn tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch trước khi trình UBND tỉnh.

Quá trình thực hiện lập Quy hoạch, Sở cũng đã kịp thời cập nhật chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó có các nội dung quan điểm, định hướng phát triển ngành cao su thời kỳ tới.

Xét thấy, quá trình triển khai lập Quy hoạch đã được thực hiện với quy trình chặt chẽ theo đúng yêu cầu; Sở Nông nghiệp và PTNT trình Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 để UBND tỉnh xem xét phê duyệt với những nội dung chủ yếu sau:



A. CƠ SỞ CHỦ TRƯƠNG VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN:

- Nghị định 92/2006/NĐ–CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ–CP.

- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020.

- Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu (2011 - 2015), tỉnh Bình Thuận.

- Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020.

- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tứong Chính phủ về Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hứong nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt “Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời tỉnh Bình Thuận, thời kỳ 2011-2020”.

- Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

- Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán lập Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.



B. NỘI DUNG CHỦ YẾU TRÌNH PHÊ DUYỆT:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

1. Phát triển ngành hàng cao su phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành hàng cao su của cả nước, phù hợp đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, đảm bảo tính bền vững và đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Phát triển cao su phải gắn với tổ chức lại sản xuất trong các khâu trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và tiêu thụ; đảm bảo hài hoà lợi ích của các thành phần kinh tế, lợi ích nhà nước và xã hội trong chuỗi sản xuất và kinh doanh cao su.

3. Phát triển cao su trên cơ sở huy động đa dạng các nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước; trong đó, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế là chủ yếu để phát triển đa dạng về quy mô gồm cả cao su đại điền và cao su tiểu điền; coi trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mủ cao su gắn với nâng cao độ đồng đều về năng suất ở các vùng.

4. Mở rộng diện tích cao su với bước đi thích hợp, chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật về mục đích sử dụng đối với từng loại đất, tránh nóng vội, chạy theo phong trào; chú ý điều kiện kinh tế của các nông hộ để đầu tư cây cao su theo hướng lấy ngắn nuôi dài đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển trồng cao su, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai, phát triển cao su thành ngành hàng sản xuất hàng hoá lớn, có vị thế quan trọng và đóng góp lớn trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cao su trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên tất cả các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; cải thiện rõ rệt thu nhập, mức sống của người trồng cao su, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.



2. Mục tiêu cụ thể:

- Mở rộng hợp lý diện tích trồng cao su trên đất nông, lâm nghiệp có điều kiện lập địa phù hợp, hình thành các vùng chuyên canh cao su tập trung, nâng diện tích cao su toàn tỉnh đạt 46.551 ha vào năm 2020.

- Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư thâm canh đi đôi với đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động để nâng chất lượng vườn cây, nâng năng suất thu hoạch mủ đạt bình quân 16 tạ/ha vào năm 2015, đạt 17 tạ/ha vào năm 2020 và 19 - 20 tạ/ha vào năm 2025.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 30 triệu USD vào năm 2015; 85 triệu USD vào năm 2020 và khoảng 140 triệu USD vào năm 2025; tiếp tục khằng định là ngành hàng lợi thế có đóng góp lớn về kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp và của tỉnh.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 45.000 lao động, đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện rõ rệt đời sống của người trồng cao su, đặc biệt là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Định hình và phát triển thành công các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ sản xuất của các thành phần tham gia trồng cao su, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự trị an địa bàn nông thôn vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.



III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Phương án mở rộng diện tích trồng cao su:

1.1. Mở rộng diện tích trồng cao su trên đất nông nghiệp hiệu quả thấp, đất đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng, đất rừng trồng sản xuất qua khảo sát được đánh giá là thích hợp và rất thích hợp với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.473 ha, quy mô diện tích cao su đứng tăng thêm là 7.578 ha. Tiến độ thực hiện mở rộng trồng mới cao su hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Cụ thể loại đất, địa bàn mở rộng trồng cao su như sau:

Địa bàn phát triển

(huyện, thị xã)

Diện tích đất tự nhiên (ha)

Diện tích cao su đứng (ha)

Tổng

số

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

Tổng

số

Lâm

nghiệp

Nông

nghiệp

Tánh Linh

2.764

290

2.474

2.211

232

1.979

Đức Linh

2.125

-

2.125

1.700

-

1.700

Hàm Thuận Bắc  

1.155

-

1.155

924

-

924

Hàm Tân

1.879

1.144

735

1.503

915

588

Thị xã La Gi

1.550

-

1.550

1.240

-

1.240

TỔNG CỘNG

9.473

1.434

8.039

7.578

1.147

6.431

* Chi tiết diện tích mở rộng trồng cao su theo xã, chủ rừng tại Phụ lục I.

1.2. Đưa vào quỹ đất dự phòng phát triển trồng cao su đối với 9.887 ha đất rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt qua khảo sát đánh giá là thích hợp và rất thích hợp trồng cao su. Tiếp tục quản lý chặt chẽ quỹ đất này, chưa tác động; việc thực hiện chuyển đổi đất rừng sản xuất nghèo kiệt sang trồng cao su phải theo đúng chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Không đưa vào Quy hoạch).

* Chi tiết diện tích dự phòng phát triển cao su tại Phụ lục II.

2. Quy hoạch vùng trồng cao su:

- Tổng diện tích quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh đến 2020 là 46.551 ha và giữ ổn định diện tích đến năm 2025. Trong đó:

+ Diện tích trồng cao su trên đất nông nghiệp: 38.021 ha;

+ Diện tích trồng cao su trên đất lâm nghiệp: 8.530 ha.



- Vùng quy hoạch trồng cao su thuộc địa bàn 06 huyện, thị xã (Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và La Gi). Trong đó, địa bàn trọng điểm phát triển cao su là huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh.

Địa bàn quy hoạch

(huyện, thị xã)

Thực hiện năm 2010

Diện tích quy hoạch (ha)

Đến 2015

Đến 2020

Đến 2025

Huyện Tánh Linh

15.458

22.300

23.961

23.961

Huyện Đức Linh

10.538

12.600

13.732

13.732

Huyện Huyện Hàm Tân

4.378

2.600

3.712

3.712

Huyện Hàm Thuận Bắc

902

1.850

2.492

2.492

Huyện Hàm Thuận Nam

1.311

1.082

1.082

1.082

Thị xã La Gi

02

568

1.572

1.572

TỔNG CỘNG

32.619

41.000

46.551

46.551

tải về 356.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương