UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang17/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43

2. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị

"Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, làm việc với các cơ quan hữu quan đầu tư xe cấp cứu để kịp thời cứu chữa bệnh nhân ở các cơ sở y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bộ Y tế đã tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh được mua 10 xe ôtô cứu thương để trang bị cho 10 bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực. Bộ Y tế đã thông báo nội dung này cho Ủy ban nhân dân tỉnh tại công văn số 2504/BYT-KH-TC và công văn số 4466/BYT-KH-TC ngày 08/7/2009. Việc triển khai thực hiện và lộ trình mua sắm xe cấp cứu do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định.



3. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

"Đề nghị Bộ Y tế quan tâm đầu tư xây dựng một bệnh viện trung ương ở khu vực Tây Nguyên để đảm bảo chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thuận lợi hơn, vì hiện nay nhân dân đi khám, chữa bệnh xa, việc cứu chữa các bệnh hiểm nghèo không kịp thời, gây tốn kém thời gian, tiền của".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Việc có một bệnh viện đa khoa tuyến cuối tại khu vực Tây Nguyên là cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân vùng Tây Nguyên. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (được ban hành theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến 2010 và tầm nhìn 2020 (được ban hành theo Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ), có 10 bệnh viện vùng với quy mô từ 500 đến 1.000 giường, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong vùng với chất lượng chuyên môn cao, kỹ thuật hiện đại sẽ được xây dựng, trong đó bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk được quy hoạch phát triển thành bệnh viện Vùng của Tây Nguyên. Sau khi hoàn thiện, sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân vùng Tây Nguyên.



4. Cử tri các thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Long, Bình Định kiến nghị:

"Cử tri cho rằng trong những năm qua đã diễn ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối. Đây là hệ quả của nguồn nhân lực y tế còn thiếu và yếu về chuyên môn nên người bệnh thiếu lòng tin vào y tế cơ sở. Cử tri bức xúc kiến nghị Bộ sớm có chính sách đột phá trong khâu đào tạo nguồn nhân lực y tế cho mở rộng, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình bệnh viện công, bệnh viện tư nhân theo nhiều cấp độ khác nhau, phục vụ và đáng ứng đầy đủ theo nhu cầu và điều kiện của tất cả mọi tầng lớp nhân dân".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

* Về đào tạo cán bộ:

Trong những năm qua, việc tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp y tế luôn được Bộ Y tế đặc biệt coi trọng. Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, hiệu quả, tạo bước đột phá cho công tác này, cụ thể:

- Đẩy mạnh đào tạo:

+ Nâng cao năng lực của các trường đại học y, nhờ đó số sinh viên được tuyển vào học tăng lên, như số sinh viên được tuyển để đào tạo thành Bác sỹ tăng từ 3.300 năm 2001 lên 6.390 năm 2008.

+ Xây dựng chương trình và triển khai các hình thức đào tạo phù hợp như đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp.

+ Chú trọng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ bằng các hình thức phù hợp, như đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo cử tuyển.

+ Chỉ đạo các trường đại học Y - Dược trong cả nước hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các khu vực, tuyến y tế cơ sở còn thiếu nhiều cán bộ.

+ Xây dựng các đề án đặc thù để đào tạo cán bộ y tế cho các khu vực còn thiếu nhiều cán bộ y tế như: "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển" được phê duyệt bởi Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này được thực hiện từ năm 2007 - 2018.

- Xây dựng chế độ, chính sách thu hút, sử dụng đội ngũ cán bộ y tế:

+ Xây dựng chế độ, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ y tế, trước hết là Bác sỹ, Dược sỹ về công tác tại những nơi còn thiếu nhiều, đặc biệt tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, Bộ Y tế đang hoàn chỉnh để trình Chính phủ dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ, chính sách thu hút cán bộ y tế về công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Cử cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới: Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.

Đảm bảo nhân lực cho sự nghiệp y tế đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Ngoài sự cố gắng của Bộ Y tế, cần sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực của các trường, tăng số lượng tuyển sinh hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, đồng thời cũng cần sự tích cực của các địa phương trong việc cử người đi đào tạo. Hiện nay, số sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đã tăng nhiều so với vài năm trước đây, đề nghị các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chế độ thu hút, đãi ngộ thoả đáng để tuyển dụng số cán bộ mới ra trường.

* Về tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình bệnh viện:

Hiện nay cả nước có 1062 bệnh viện công với tổng số khoảng 165.000 giường bệnh (bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa trực thuộc tỉnh và bệnh viện huyện, các bệnh viện của các trường đại học y dược, như bệnh viện của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Y Hải phòng, trường Đại học Y Thái Bình, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, các bệnh viện của Bộ, ngành như các bệnh viện Quốc phòng, Công An, Giao thông, Bưu điện, Xây dựng.v.v.) và 90 bệnh viện tư nhân. So với số lượng bệnh viện công thì số bệnh viện tư nhân quả là ít ỏi, chỉ chiếm 6% trong tổng số cơ sở khám, chữa bệnh, đạt 4% tổng số giường bệnh, thấp so với nhu cầu khám, chữa bệnh. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến 2010 và tầm nhìn 2020 (theo Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ), mục tiêu đến 2010 phấn đấu tăng số giường bệnh tư nhân lên đạt xấp xỉ 10% và đến 2020 phấn đấu đạt 20%.

Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên cho việc phát triển mạng lưới bệnh viện ngoài công lập nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh, giảm áp lực quá tải cho các bệnh viện công lập. Tuy nhiên tốc độ phát triển về số lượng các bệnh viện tư nhân còn chậm.



5. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh: Ninh Thuận, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Long, Lai Châu, Hà Tĩnh, Yên Bái, Bình Phước, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Đồng Tháp, Lạng Sơn, Hà Nam, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Dương, Lâm Đồng, Yên Bái, Lai Châu kiến nghị:

"Qua khảo sát ở một số doanh nghiệp cho thấy ở các doanh nghiệp lớn thì việc tuân thủ quy định về kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khá tốt. Nhưng thực tế, còn rất nhiều những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, tự phát, hoạt động không có giấy phép kinh doanh. Do đó, cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường năng lực quản lý, nhân sự làm công tác chuyên trách, nhất là ở các tuyến phường, xã, đẩy mạnh công tác hậu kiểm của các cơ quan nhà nước (hiện nay, trong sản xuất nước tinh khiết, cơ sở chỉ gửi mẫu đến cơ quan chức năng để kiểm định mà không thực hiện việc kiểm định tại nguồn như trước đây. Trong khi đó, qua kiểm tra, phát hiện rất nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm). Các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này hiện nay chưa đủ mạnh, vì vậy hiệu quả răn đe, ngăn chặn còn thấp. Đề nghị quyết liệt hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực y tế ngay cả đối với hàng hóa nhập khẩu. Ban hành quy định cụ thể việc công bố thông tin các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

- Về kiểm soát chất lượng thực phẩm:

Đúng như ý kiến cử tri phản ánh, các doanh nghiệp lớn thường tuân thủ khá tốt các quy định về việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ (quy mô hộ gia đình), cơ sở kinh doanh đường phố do đầu tư hạn chế, nên thường không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (điều kiện về cơ sở nhà xưởng, môi trường và điều kiện về nhân lực); các cơ sở này hoạt động nhỏ lẻ, thậm chí không có giấy phép kinh doanh (số lượng chiếm khoảng 65 -70% tổng số cơ sở trên địa bàn). Trách nhiệm quản lý những cơ sở nhỏ lẻ này chủ yếu thuộc chính quyền xã, phường.

Theo phân công, trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện và cấp xã/phường. Ngày 28/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó đã chỉ rõ vai trò đặc biệt của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kiểm soát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Với vai trò của mình, Bộ Y tế đã tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, đầu tư kinh phí cho các hoạt động (xây dựng mô hình điểm xã,phường), tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, hệ thống cộng tác viên để làm tốt chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc kiểm soát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, phường.

Định kỳ, các Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực đều tổ chức lấy mẫu thực phẩm đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất, lưu thông trên thị trường. Năm 2009, ngành y tế đã triển khai các đoàn thanh tra chuyên ngành, liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm về rượu, nước uống đóng chai, sữa..., đã phát hiện các sai phạm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và xử lý các sai phạm theo qui định của pháp luật. Hiện nay Bộ cũng đang tổ chức 04 đoàn thanh tra về điều kiện vệ sinh cơ sở và lấy mẫu hậu kiểm sản phẩm để đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm sữa, nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng... Bộ Y tế cũng tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 về việc ban hành “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Y tế”. Theo Quyết định này, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh nước uống đóng chai và xử lý các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở trên địa bàn là thuộc thẩm quyền của Sở Y tế các địa phương. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay các cơ quan này đã và đang được thiết lập và từng bước kiện toàn. Ngày 19/6/2009 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó đã nêu rõ: “Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cấp huyện. Áp dụng phù hợp hình thức cộng tác viên trong công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã”. Như vậy theo quy định của Quốc hội, Chính phủ, thì hệ thống các cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ trung ương tới địa phương, gồm cả cộng tác viên tuyến xã.

Việc xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, chế tài xử phạt theo Nghị định này còn nhiều hạn chế về hành vi, qui mô vi phạm nên hiệu quả răn đe và ngăn chặn còn chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, vừa qua Bộ Y tế đã trình Chính phủ cho phép xây dựng một Nghị định mới quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, dự kiến ban hành vào quý III/2010.

- Về công bố thông tin các cơ sở vi phạm về chất lượng hàng hóa đã được quy định tại Điều 30, Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đang dự thảo văn bản hướng dẫn cụ thể về công bố thông tin đối với các trường hợp vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các quy định hiện hành.



6. Cử tri Đà Nẵng kiến nghị:

"Cử tri thắc mắc về những trường hợp liên quan đến lĩnh vực y tế như nước tương gây hại sức khỏe con người, dịch tiêu chảy, sữa kém chất lượng, thuốc chữa bệnh giả, nước tinh khiết nhiễm bẩn... không xử lý, quy trách nhiệm, tất cả đều cho rằng do nguyên nhân khách quan. Đề nghị xem xét, trả lời cho cử tri rõ".

Trả lời: (Tại công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

* Về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm:

Thời gian qua, sau khi phát hiện một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, liên quan đến dịch tiêu chảy cấp, nước tương có chất 3 MCPD vượt ngưỡng cho phép, nước uống đóng chai ô nhiễm, sữa kém chất lượng, các cơ quan chức năng đã xác định mức độ vi phạm và xử lý ngay theo quy định hiện hành. Ví dụ như khi nhận được thông tin về sữa kém chất lượng đầu năm 2009, Bộ Y tế đã phối hợp với các địa phương thanh tra tại 2.050 cơ sở sản xuất và kinh doanh sữa; trong đó phát hiện 1.491 cơ sở vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; đã lấy 279 mẫu sữa để kiểm nghiệm, số mẫu không đạt tiêu chuẩn chiếm 20%. Hầu hết các trường hợp vi phạm đều được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời. Đặc biệt là đối với các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng đều bị đình chỉ lưu hành và xử lý theo quy định. Có 19 cơ sở ở 5 tỉnh/thành phố là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Tiền Giang, Nghệ An bị phát hiện là có vi phạm về sữa kém chất lượng và đã bị phạt với tổng số tiền là 91,1 triệu đồng và 56 cơ sở bị buộc đình chỉ lưu hành sản phẩm, phải thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế do không đảm bảo chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương thì việc xử lý các vi phạm ở tuyến xã/phường còn rất hạn chế do chính quyền địa phương chưa phát huy vai trò quản lý lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; thiếu trang thiết bị để xét nghiệm phát hiện vi phạm nên khó xác định được các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, dẫn đến việc xử lý các vi phạm còn chưa triệt để.



* Đối với vấn đề thuốc giả:

Vấn nạn sản xuất, buôn bán thuốc giả là vấn đề toàn cầu, không loại trừ nước phát triển hay kém phát triển. Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới năm 2006 tỷ lệ thuốc giả dao động từ dưới 1% ở các nước phát triển, các nước có hệ thống quản lý hiệu quả, đến trên 10% ở các nước đang phát triển, các nước có hệ thống pháp luật, quản lý còn yếu kém. Cá biệt ở một số nước, khu vực có tỷ lệ thuốc giả có thể đến hơn 30%.

Ở Việt Nam, trong thời gian qua cùng với sự phát triển của công nghiệp Dược trong nước, công tác nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dược đã được tăng cường và hoạt động có hiệu quả, hệ thống kiểm nghiệm, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc ngày càng được hiện đại hóa. Việc kiểm tra, kiểm soát thuốc giả cũng được đẩy mạnh; các hành vi vi phạm đã được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, do đó tỷ lệ thuốc giả trong những năm vừa qua ở Việt Nam chỉ dao động ở tỷ lệ dưới 1%.

Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện qua các năm (%) (tính trên tổng số mẫu được lấy kiểm tra, không tính trên tổng số thuốc lưu hành trên thị trường) từ năm 2000 đến nay như sau:



Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

%

0,06

0,05

0,03

0,06

0,06

0,05

0,13

0,17

0,095

Số liệu trên cho thấy Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình phòng chống thuốc giả (tỷ lệ thuốc giả thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực).

Để đạt được kết quả như trên, Việt Nam là một trong số ít nước đã ban hành và triển khai đầy đủ chính sách quản lý toàn diện chất lượng thuốc; thông qua triển khai áp dụng các nguyên tắc như: Thực hành tốt (GPS) trong toàn bộ hệ thống từ khâu sản xuất (GMP), bảo quản, tồn trữ (GSP), kiểm nghiệm (GLP), phân phối (GDP) và cung cấp thuốc đến tận tay người sử dụng (GPP). Đây là những giải pháp đặc biệt hiệu quả, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng thẩm lậu vào hệ thống lưu thông, sử dụng thuốc.

Về mặt quản lý nhà nước về Dược, công tác xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc, cũng như cho các hoạt động kiểm tra kiểm soát xử phạt các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc giả đều bị nghiêm cấm (Khoản 3 Điều 9 Luật Dược 2005) và là hành vi phạm tội hình sự, bị xử lý hình sự theo qui định tại Luật hình sự (Điều 157 Luật hình sự 1999).

Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu lực phòng chống hàng giả, thuốc giả, Chính phủ đã tiến hành một loạt các giải pháp điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi pháp luật, như:

- Năm 1992, Ban chỉ đạo liên bộ Công an – Y tế đã được thành lập theo Thông tư liên bộ số 27/TTLB về tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống thuốc giả.

- Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về tăng cường công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo 127/TW do Bộ trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công thương) làm Trưởng ban với sự tham gia của các Bộ quản lý chuyên ngành và các cơ quan thực thi pháp luật (Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng…).

- Ngày 8/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, trong đó thuốc chữa bệnh là một mặt hàng trọng điểm.

- Bộ Y tế đã phối hợp với các Ban, ngành liên quan đã xây dựng và triển khai phương án 52/BCĐ-QLTT về việc kiểm tra chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm công nghiệp.

7. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Phú Thọ kiến nghị:

"Đề nghị Bộ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên để nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như các tổ chức, cá nhân, người dân trong việc thực hiện Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; có biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Cần tăng ngân sách cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm cả chi phí đầu tư nhân lực, thiết bị kiểm nghiệm, thông tin tuyên tuyền từ trung ương đến địa phương. Quan tâm xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm để thí điểm đưa vào chương trình học một cách thích hợp trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thế hệ tương lai".

Trả lời: (Tại Công văn số 5816/BYT-VPB1 ngày 28/8/2009)

Thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ ở các cấp quản lý, của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, và là trách nhiệm của toàn xã hội.

Thực tế, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí... thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức. Nhờ đó đã bước đầu nâng cao được nhận thức của người quản lý, doanh nghiệp, người dân về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Y tế đã tham gia các cuộc giao ban định kỳ với Tổng biên tập các báo để cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các cơ quan truyền thông đại chúng về những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm; hàng Quý, Bộ cũng tổ chức giao ban cộng tác viên báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền. Trong 5 năm từ 2004 -2008, tại trung ương có 48 báo tham gia tuyên truyền với 32.500 tin bài và 64 báo địa phương với 2.411 tin bài về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên tỷ lệ người tiêu dùng có nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm đã tăng lên. Tỷ lệ có nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm đã tăng từ 38,3% năm 2004 lên 48,6% năm 2008, người sản xuất tăng từ 47,8% lên 55,7%, người kinh doanh dịch vụ tăng từ 38,6% lên 49,4%. Nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể trong nhận thức của các nhóm đối tượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cũng mới chỉ đạt chỉ xấp xỉ 50%; gần 20% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiện nay còn vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình hình này, Bộ Y tế đã đặt kế hoạch đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, chú trọng giáo dục đạo đức kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng, cũng như tuyên truyền hướng dẫn để người dân tự giác chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật. Bộ Y tế cũng đang đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm với những chế tài nghiêm khắc và phù hợp hơn.

Hiện nay, ngân sách đầu tư cho công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp. Kinh phí Nhà nước cấp cho công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2004 -2008 là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người cả nước chỉ đạt 780 đồng/người/năm chỉ bằng 1/19 mức đầu tư của Thái Lan. Bộ Y tế đã trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội hàng năm dành một khoản ngân sách hợp lý hơn để chi thường xuyên cho hoạt động quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (trước mắt khoảng 9,000 đồng/người/năm và tăng dần hàng năm với tăng thu của ngân sách nhà nước) để có thể triển khai một cách hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để tăng cường năng lực của hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, ngày 23/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành số 376/QĐ-TTg về việc thành lập Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Bộ Y tế đã triển khai Quyết định này của Thủ tướng, củng cố và kiện toàn tổ chức, bộ máy, thực hiện một loạt các biện pháp để chấn chỉnh và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa nội dung đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu, và đưa kiến thức thường thức về an toàn vệ sinh thực phẩm vào môn học trong các cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học. Bộ cũng đã phối hợp với Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đưa môn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vào giảng dạy cho các đối tượng là cán bộ Lãnh đạo (chương trình ngoại khóa). Ngoài ra, Bộ cũng đã chỉ đạo một số trường đại học y dược tổ chức đào tạo các lớp chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương