UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 26. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh



tải về 308.19 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích308.19 Kb.
#33360
1   2   3   4

Điều 26. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh


1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

2. Cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

3. Định kỳ điều tra, lập, điều chỉnh danh mục cây nguy hiểm vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm; thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại Điều 12 của quy định này.

4. Tổ chức lập, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh sử dụng trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý hàng năm và 05 năm được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ đã được phê duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạm quy định về chặt hạ, di dời cây xanh, xử phạt theo thẩm quyền.

6. Khảo sát, lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với các cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây đặc trưng của tỉnh, vùng địa lý nằm trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

7. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý cây xanh trong khuôn viên các khu công nghiệp lập hồ sơ quản lý cây xanh theo quy định.

8. Báo cáo tình hình quản lý cây xanh trong khuôn viên các khu công nghiệp thuộc tỉnh quản lý về Sở Xây dựng theo định kỳ.



Điều 27. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.

2. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; thực hiện phân cấp, phân công cho các cơ quan chức năng trực thuộc và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý cây xanh trên địa bàn.

3. Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây xanh trên địa bàn hàng năm và giai đoạn 05 năm theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.

4. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức khảo sát, thống kê danh mục, đánh số, treo biển tên, lập hồ sơ và chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cây được bảo tồn, cây xanh sử dụng công cộng có chiều cao từ 10m trở lên đối cây xanh trong đô thị và 15 m trở lên đối với cây xanh ngoài đô thị.

5. Định kỳ điều tra, lập, điều chỉnh danh mục cây nguy hiểm vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho cây xanh theo quy định tại Điều 11 của Quy định này.

6. Thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo tại Điều 13 của Quy định này.

7. Kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất lượng cây xanh, việc tuân thủ quy chuẩn về tỷ lệ phủ xanh trong các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.

8. Quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép quỹ đất các vị trí theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dành cho vườn ươm, công viên cây xanh.

9. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hỗ trợ tổ chức, cá nhân được giao quản lý cây xanh trong công tác bảo vệ hệ thống cây xanh trên địa bàn quản lý.

10. Tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh trên địa bàn.

11. Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định quản lý cây xanh thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.

12. Báo cáo tình hình quản lý cây xanh trên địa bàn gửi về Sở Xây dựng tổng hợp.

13. Phối hợp với các đơn vị phụ trách ngành hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, chiếu sáng, thông tin, cấp nước, thoát nước) trong quá trình trồng, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo sự an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh.



Điều 28. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh trên địa bàn theo phân cấp và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

2. Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các vi phạm về quản lý cây xanh trên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Đề xuất hướng phát triển cây xanh trên địa bàn.

4. Thống kê số lượng cây được bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn quản lý báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

5. Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh trên địa bàn.



Điều 29. Các tổ chức quản lý công trình tôn giáo, tín ngưỡng, khu bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hoá, khu du lịch, khu danh lam thắng cảnh

1. Các tổ chức quản lý công trình tôn giáo, tín ngưỡng, khu bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch thắng cảnh có quyền trong việc lựa chọn giống cây trồng, được thụ hưởng toàn bộ nguồn lợi từ cây xanh và chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên do mình tự đầu tư và quản lý.

2. Việc trồng cây xanh phải tuân thủ theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Riêng đối với cây xanh thuộc danh mục cây được bảo tồn và cây có chiều cao trên 15m (không thuộc danh mục cây cấm trồng) thì việc chặt hạ, di dời được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quy định này.


Điều 30. Đơn vị cung cấp dịch vụ về quản lý cây xanh


1. Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh theo hợp đồng đã ký với cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh; cung cấp các dịch vụ có liên quan tới cây xanh cho xã hội.

2. Nội dung bảo quản và chăm sóc cây xanh:

a) Tổ chức thực hiện việc trồng mới cây xanh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan quản lý cây xanh phê duyệt;

b) Tưới, bón phân, kiểm tra xử lý cây bị sâu bệnh; tạo dáng cho cây đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật và kiến trúc cảnh quan, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt;

c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cây xanh theo quy định tại Điều 12 của Quy định này;

d) Lập hồ sơ quản lý cây xanh theo quy định (thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo bảng tên, lập hồ sơ cho từng tuyến đường, khu vực công cộng); thiết lập chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cây được bảo tồn, cây mang tính đặc trưng của địa phương, cây xanh có chiều cao từ 10m trở lên đối cây xanh trong đô thị và 15m trở lên đối với cây xanh ngoài đô thị.

đ) Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh.

4. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh.

5. Nghiên cứu, đề xuất về chủng loại cây xanh phù hợp quy hoạch xây dựng với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung, tiếp thu lai tạo các loại cây xanh ở các địa phương khác để áp dụng trên địa bàn được giao quản lý.

6. Hàng năm có nhiệm vụ lập báo cáo kiểm kê diện tích cây xanh và số lượng cây xanh giúp cho cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh báo cáo Sở Xây dựng.




tải về 308.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương