Tuần 1: Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2015



tải về 389.69 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích389.69 Kb.
#25888
1   2   3   4   5   6

II/ Tài liệu phương tiện

- Một số biển báo giao thông.



III/ Các hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông

- GV chia nhóm HS và phổ biến cách chơi: HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông ( Khi GV giơ lên ) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.

- GV điều khiển cuộc chơi.

- GV cùng HS đánh giá kết quả.



Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- HS thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống sau:

a) Bạn em nói: “Luật GT chỉ cần ở thành phố, thị xã, thị trấn”.

b) Bạn ngồi cạnh em trong ô tô thò đầu ra ngoài.

c) Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hoả.

d) Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.

đ) Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ dưới lòng đường.

- GV kết luận:

a) Giải thích cho bạn hiểu: Luật GT cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài nguy hiểm.

c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.

d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.

Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn

- BT: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, nhận xét về việc thực hiện Luật GT ở địa phương mình và đưa ra một vài biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông.

- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.

- GV kết luận: Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông.



Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.


- HS tham gia chơi theo hiệu lệnh của GV.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS lắng nghe

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS thực hiện.



Tuần 34: Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016 ( Dạy lớp 5A,5B,5C,5D )

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

( Tiết học dành cho địa phương )

I/ Mục tiêu

- Học xong bài này, HS hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.

- Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.



II/ Tài liệu phương tiện

- Các tấm thẻ màu xanh ,trắng, đỏ ; phiếu giao việc.



III/ Các hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Khởi động: Trao đổi ý kiến

- Em đã nhận được gì từ môi trường ?

- GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

- GV nêu Thông tin: Trên thế giới TB hằng năm khoảng 6-7 triệu hecta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn. Mỗi năm, khoảng 500 nghìn tấn dầu đổ xuống sông, biển. Nhiều người phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Ở VN: Diện tích rừng bị thu hẹp, dẫn đến sạt lở núi, lũ quét, nhiều nơi gây nguy hiểm cho con người và khó khăn trong sản xuất. Nhiều người mắc bệnh do sống trong môi trường bị ô nhiễm, do sử dụng thực phẩm kém an toàn.

- HS thảo luận câu hỏi:

1. Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy ?

2. Những hiện tượng trên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người ?

3. Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

- GV kết luận: Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. BV môi trường là trách nhiệm của mỗi con người vì cuộc sống hôm nay và mai sau.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

- GV y/c HS dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến đánh giá: Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường:

a) Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.

b) Trồng cây gây rừng.

c) Phân loại rác trước khi xử lý.

d) Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.

e) Làm ruộng bậc thang.

g) Dọn sạch rác thải trên đường phố.

- GV kết luận: Các việc làm BV môi trường là: b, c, e, g .

Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- Thực hành: Thực hiện các việc làm BV môi trường ở nhà...

- Mỗi HS trả lời một ý kiến.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm


- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS làm việc cá nhân


- HS bày tỏ ý kiến đánh giá.

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS thực hành ở nhà



Tuần 35: Thứ năm ngày 05 tháng 5 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM

I/ Mục tiêu

- Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình cho học sinh.

- Biết cách ứng xử trong các tình huống về hoạt động nhân đạo; Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.



II/ Tài liệu phương tiện

- Các phiếu giao việc.



III/ Các hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Khởi động: Cả lớp hát bài: Em yêu hoà bình

Hoạt động 1: Vẽ Cây hòa bình

- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ Cây hòa bình

- GV khen các tranh vẽ đẹp và két luận: Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hòa bình; Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hòa bình đã mang lại cho ta.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

- GV y/c HS dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến đánh giá: Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường:

a) Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.

b) Trồng cây gây rừng.

c) Phân loại rác trước khi xử lý.

d) Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.

e) Làm ruộng bậc thang.

g) Dọn sạch rác thải trên đường phố.

- GV kết luận: Các việc làm BV môi trường là: b, c, e, g .

Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi

- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo?

a) Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn học sinh các tỉnh đang bị thiên tai.

b) Trong buổi quyên góp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Hà đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích.

c) Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam. Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó.

- GV kết luận: Tình huống a, c đúng; ( c ) Sai

Hoạt động 4: Củng cố - Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ các bài đã ôn tập.

- Thực hành: Thực hiện các việc làm BV môi trường ở nhà...


- HS hát
- HS vẽ tranh theo nhóm
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá.

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS đọc nội dung Ghi nhớ



- HS thực hành ở nhà






Nguyễn Thị Tuyết Mai Giáo án môn Đạo đức Lớp 5

Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 389.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương