Tuần 1: Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2015



tải về 389.69 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích389.69 Kb.
#25888
1   2   3   4   5   6

II/ Tài liệu phương tiện

- Vở BT Đạo đức

III/ Hoạt động dạy-học

Giáo viên


Học sinh

Hoạt động 1: Hệ thống nội dung ôn tập, thực hành

-Yêu cầu HS nêu tên các bài đã học



Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập

Bài 1 ( Tr19-BTĐĐ ): Em viết về quê hương mình bằng cách điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV chốt: Các từ ngữ cần điền Xã Dĩnh Trì, TP BG, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mộc Bãi Ổi, mùng 6 tháng Giêng, Đình Chùa làng Đông,…

Bài 4 ( Tr20-BTĐĐ ): Ghi những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương

- HS thảo luận nhóm.

- GV nhận xét, bổ sung: Thường xuyên về thăm quê, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương,…

Bài 3 ( Tr24-BTĐĐ ): Nếu em là hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết?

- Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó là gì?

- Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu?

- Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó đẹp hoặc cổ kính như thế nào?

- Danh lam thắng cảnh đó được công nhận là di sản thế giới không ? Di tích lịch sử đó được nhà nước xếp hạng không?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

- GV nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:

- HS đọc phần Ghi nhớ các bài vừa ôn tập

- GV nhận xét tiết học

- Về nhà chuẩn bị bài 12.




- HS nêu: Bài 9,10,11


- HS làm bài cá nhân; 1 HS làm bảng phụ

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày


- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm lên giới thiệu.

- HS đọc Ghi nhớ



Tuần 26: Thứ năm ngày 05 tháng 3 năm 2015 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

Bài 12: EM YÊU HÒA BÌNH ( Tiết 1 )

I/ Mục tiêu

- Học xong bài, HS biết được giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.

II/ Tài liệu phương tiện

- HS chuẩn bị thẻ màu



III/ Hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Khởi động: HS hát bài Trái đất này là của chúng mình

- Bài hát nói lên điều gì?

- Để Trái đất mãi tươi đẹp, yên bình chúng ta cần phải làm gì?

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ( SGK )

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh,..

- Em thấy những gì trong các tranh đó?

- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,…Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.



Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( BT1 SGK )

- GV lần lượt đọc các ý kiến trong BT1, yêu cầu HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.

- GV mời một số HS giải thích lý do.

- GV kết luận: Các ý kiến a,d là đúng, các ý kiến b,c sai. Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình.

Hoạt động 3: Làm BT 2

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV kết luận: Để bảo vệ hòa bình trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động 4: Làm BT 3

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm BT3

- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.

- GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK



Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị tiết 2


- HS hát

- HS trả lời

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS đọc các thông tin SGK, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK, sau đó trình bày trước lớp.


- HS giơ thẻ màu.
- HS giải thích lý do.
- HS lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân

- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp
- HS đọc Ghi nhớ


Tuần 27: Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

Bài 12: EM YÊU HÒA BÌNH ( Tiết 2 )

I/ Mục tiêu

- HS biết được các hoạt động để bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân trên thế giới.

- Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình cho học sinh.

- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.



II/ Tài liệu phương tiện

  • Các tranh ảnh, bài thơ, bài hát đã sưu tầm về các hoạt động bảo vệ hòa bình.

  • HS vẽ tranh về chủ đề Em yêu hòa bình

  • Giấy vẽ, bút màu

III/ Hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Khởi động: Cả lớp hát bài Em yêu hòa bình

Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh, bài thơ..đã sưu tầm về hoạt động BV hòa bình

Mục tiêu: HS biết các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới.

- Yêu cầu HS giới thiệu tranh ảnh, bài thơ, bài hát về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được ( HS hoạt động nhóm ).

- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.



Hoạt động 2: Vẽ Cây hòa bình

- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ Cây hòa bình

- GV khen các tranh vẽ đẹp và két luận: Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hòa bình; Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hòa bình đã mang lại cho ta.

Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề: Em yêu hòa bình

- Yêu cầu HS treo tranh đã chuẩn bị và giới thiệu tranh

- Yêu cầu HS trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề Em yêu hòa bình.

- GV nhận xét, nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình phù hợp với khả năng.



Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- GV nhận xét tiết học



- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- Cả lớp hát

- HS hoạt động nhóm 4

- HS giới thiệu trước lớp.

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- Các nhóm vẽ tranh

- Đại diện các nhóm giới thiệu tranh.
- HS trưng bày tranh và giới thiệu. Cả lớp xem tranh, nêu câu hỏi hoặc bình luận.

- HS đọc nội dung Ghi nhớ




Tuần 28: Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO ( Tiết 1 )

I/ Mục tiêu

Học xong bài này, HS hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo; Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.



II/ Tài liệu và phương tiện

- GV chuẩn bị một số thông tin về hoạt động nhân đạo.

- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.

III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

- GV đọc thông tin: Hằng năm , một số tỉnh nước ta thường bị thiên tai, lũ lụt gây nên nhiều thiệt hại…; Thảm họa động đất, sóng thần xảy ra tại châu Á ngày 26/12/2004 làm hàng trăm nghìn người của nhiều quốc gia bị chết, mất tích,…; Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ hàng trăm nghìn người VN bị tật nguyền do chất độc màu da cam,…

- Yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi:

1. Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ?

2. Em có thể làm gì để giúp đỡ họ ?

GV kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với họ, quyên góp tiền để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.



Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi

- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo?

a) Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn học sinh các tỉnh đang bị thiên tai.

b) Trong buổi quyên góp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Hà đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích.

c) Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam. Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó.

- GV kết luận: Tình huống a, c đúng; ( c ) Sai

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

- GV đọc từng ý kiến, HS nêu ý kiến nào em cho là đúng?



Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia?

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS lắng nghe

- HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS giơ thẻ: Màu đỏ (Đ), Màu xanh ( Sai )
- HS đọc nội dung Ghi nhớ


Tuần 29: Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO ( Tiết 2 )

I/ Mục tiêu

Học xong bài này, HS nhận biết những hoạt động nào là hoạt động nhân đạo; Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

- Biết cách ứng xử trong các tình huống về hoạt động nhân đạo; Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.



II/ Tài liệu và phương tiện

- GV chuẩn bị phiếu thảo luận nhóm.



III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi

- GV nêu y/c BT: Những việc làm nào là hoạt động nhân đạo?

a) Uống nước ngọt để lấy thưởng.

b) Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.

c) Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ trẻ em kh.tật.

d) Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.

e) Hiến máu tại các bệnh viện.

GV kết luận: Việc làm nhân đạo là b, c, e.



Hoạt động 2: Xử lý tình huống

- GV giao cho HS thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống:

a) Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.

b) Nếu gần nơi en ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa.

- GV kết luận: Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn ( nếu bạn có xe lăn ),hoặc quyêngóp tiền giúp bạn mua xe.

Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc vặt hằng ngày.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm

- GV phát phiếu thảo luận nhóm:

Những người có hoàn cảnh khó khăn

Những công việc các em có thể giúp đỡ họ

..................................................
...............................................

...................................................


- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia?

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- Thực hành: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương

- HS lắng nghe


- HS hoạt động đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS thực hành ở nhà


Tuần 30: Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

Bài 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 1 )

I/ Mục tiêu

Học xong bài này, HS biết: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phát triển môi trường bền vững.

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.



II/ Tài liệu và phương tiện

- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây,..) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.



III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK

Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các thông tin trong SGK.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong SGK.

1. Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và cho mọi người?

2. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.



Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK

Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.

- GV nêu yêu cầu BT: Những từ ngữ nào chỉ tài nguyên T.nhiên ?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV kết luận: Không phải tài nguyên thiên nhiên là: nhà máy xi măng, vườn cà phê; còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 3 )

Mục tiêu: HS biết đánh giá và baỳ tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây?

a) Tài nguyên thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt.

b) Nếu không sử dụng tiết kiệm



- GV kết luận: Ý kiến b, c là đúng; Ý kiến a là sai

Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm và hợp lí, đến một giọt nước sạch cũng sẽ không còn.

c) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ quyền được sống và...

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- Thực hành: Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương


- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS làm việc cá nhân


- HS trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS thực hành ở nhà


Tuần 31: Thứ năm ngày 07 tháng 4 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

Bài 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 2 )

I/ Mục tiêu

Học xong bài này, HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

- HS nhận biết được những việc làm đúng cách để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .

- HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.



II/ Tài liệu và phương tiện

- Tranh ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây,..) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.



III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT2 SGK)

Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

- GV yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ( có thể kèm theo tranh ảnh minh họa ).

- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta không nhiều Do đó chúng ta càng cầnphải sở dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

GV sử dụng các tranh ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của VN như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu,..



Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK

Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng cách để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận BT.

- GV kết luận: (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.

Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK

Mục tiêu: - HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên



- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ

- Thực hành: Tìm hiểu thêmvề một tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta hoặc của địa phương .

- HS giới thiệu trong nhóm bàn.

- Một số HS giới thiệu trước lớp.

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.


- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS thực hành ở nhà



Tuần 32: Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 1 )

( Tiết học dành cho địa phương )

I/ Mục tiêu

- Học xong bài này, HS hiểu: Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

- HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.

- HS biết tham gia giao thông an toàn.



II/ Tài liệu phương tiện

- Tranh ảnh về An toàn giao thông.



III/ Các hoạt động dạy-học

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

- GV chia nhóm HS thảo luận: Kể về các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở địa phương; Nguyên nhân, hậu quả của TNGT; Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?

- GV kết luận: TNGT để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết, bị thương, tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ,…) TNGT xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai, bão lũ, động đất, sạt lở núi,…nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông ). Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành đúng Luật Giao thông.

Hoạt động 2: Bài tập 1

- GV treo một số tranh ảnh, HS quan sát tranh và nêu: ND bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?

- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.



Hoạt động 3: Bài tập 2

- HS thảo luận : Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra trong các tình huống sau:

a) Một nhóm HS đang đá bóng giữa lòng đường.

b) Hai bạn đang ngồi chơi trên đường tàu hoả.

c) Hai người đang phơi rơm rạ trên đường quốc lộ.

d) HS tan trường đang tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường.

- GV kết luận: Các việc làm trong các tình huống trên là những việc làm dễ gây TNGT, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.



Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ: Thực hiện Luật GT là trách nhiệm của mỗi người dân để tự BV mình, BV mọi người,…

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung và chất vấn.


- HS lắng nghe

- HS thảo luận cặp

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp trao đổi, bổ sung.

- HS đọc nội dung Ghi nhớ

- HS thực hành ở nhà


Tuần 33: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2016 ( Dạy lớp 5C,5E,5B,5D )

THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 2 )

( Tiết học dành cho địa phương )

I/ Mục tiêu

- Học xong bài này, HS hiểu: Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

- HS nắm được ý nghĩa và tác dụng của các biển báo giao thông; Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện Luật Giao thông.

- HS biết tham gia giao thông an toàn.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 389.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương