Trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn về cổ phiếu I. Cơ sở lý thuyết Khái niệm


MBB vẫn chưa thể "tỏa sáng" phải kể đến một số nguyên nhân như



tải về 271.11 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu05.04.2022
Kích271.11 Kb.
#51515
1   2   3   4   5
Trình-bày-cơ-sở-lý-thuyết-và-thực-tiễn-về-cổ-phiếu

MBB vẫn chưa thể "tỏa sáng" phải kể đến một số nguyên nhân như:



  • Nguyên nhân sâu xa:



  • Một là Lượng cổ phiếu lớn dẫn đến bị pha loãng.

Theo nhiều nguồn tin thống kê, nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát, tính cả nhà đầu tư nước ngoài ở MB chiếm dưới 80%. Do đó tỷ lệ hàng trôi nổi nhiều (free - float cao, trên 20%), cao hơn rất nhiều so với BID chỉ < 1%, VCB là 1,7%, CTG là 5,6%.

  • Hai là Lượng cổ phiếu trôi nổi quá lớn.

Lượng cổ phiếu trôi nổi quá lớn dẫn đến biên độ dao động giá cổ phiếu không cao, qua đó không hấp dẫn các nhà đầu tư ngắn hạn và đặc biệt khó có thể đẩy cổ phiếu lên cao dù có chủ đích.

  • Ba là MB khá “siêng” tăng cung cổ phiếu nhiều trên thị trường nhưng mức cầu khan hiếm

Hàng năm, MB đều đặn chia cổ tức bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu với tỷ lệ cao (năm 2020 phát hành cổ tức tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu) nhằm mục đích tăng vốn.

Không cổ đông nào có thể chê trách tỷ lệ cổ tức trên. Tuy nhiên, cách chia cổ tức này lại cung cấp ra thị trường một lượng cổ phiếu không nhỏ mà tích lũy nhiều năm sẽ tạo ra một lượng cổ phiếu lớn trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra sẽ làm cho EPS không thể tăng trưởng dù hoạt động kinh doanh luôn hiệu quả.

Cung nhiều, nhưng cầu lại bị hạn chế, bởi quy mô dòng tiền nội chưa thực sự lớn cộng với tâm lý giao dịch bị chi phối bởi các nhà đầu tư cá nhân ngắn hạn nên dòng tiền này thường luân chuyển đến các cổ phiếu dẫn sóng, hiếm khi đủ lực để tập trung vào MB.

Mặt khác khi nhìn nhận, dù có hoạt động hiệu quả nhưng tốc độ tăng vốn cũng khá cao khiến EPS không thể tăng trưởng.



  • Nguyên nhân trực tiếp:

Do việc thắt chặt giãn cách xã hội để chống dịch, ở thời điểm hiện này, giới đầu tư vẫn đang e ngại về khả năng hồi phục giá của nhóm cổ phiếu này trong giai đoạn từ tháng 9 đến cuối năm 2021 bởi vì hầu hết các dự báo đều cho rằng, dịch bệnh, lãi suất và việc thu hồi các khoản nợ xấu có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối năm của nhóm bank và MBB cũng chịu ảnh hưởng bởi điều này.

Thanh khoản cổ phiếu MBB ( Từ tháng 6/2021 đến hết tháng 2/2022)



  • Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì giá của cổ phiếu có nhỉnh hơn nhưng không đáng kể cao nhất ở thời điểm này rơi vào 31.450đồng. Và sau đó lại giảm về mức giá 27.000-29.000 đồng.



  • Đặc biệt đó là mức thanh khoản từ tháng 12 đến đầu tháng 1 năm 2022 mức thanh khoản thấp hẳn xuống, thấp nhất là vào giữa tháng 12, lý do là vì đây là khoảng thời gian vào dịp tết nguyên đán, thường thì vào khoảng thời gian này NĐT sẽ hạ tỉ trọng, toàn thị trường rung lắc là giảm về điểm lẫn thanh khoản và MBB cũng bị ảnh hưởng với điều này.

Biểu đồ giá và thanh khoản cổ phiếu MBB




  • Nhìn vào biểu đồ trên thì từ nửa cuối tháng 1/2022 đến hết tháng 2/2022 giá cổ phiếu có tăng hơn với giá từ 31.000 – 35.000 đồng/cp. Giá bật đột phá vào khoảng cuối tháng 2 này vào khoảnh 34.500đồng/cp và cả thanh khoản cũng tăng hẳn so với khoảng thời gian trước đó, thanh khoản cao nhất rơi vào khoảng 29.000.000



  • Phương hướng giúp MBB tăng giá trong tương lai.

Với trường hợp của MBB, nếu muốn tạo nền thị giá cao trong tương lai, làm tiền đề bán vốn hiệu quả hơn, phương án chia cổ tức có lẽ nên được điều chỉnh lại theo hướng chỉ chia bằng tiền để tăng hứng khởi cho nhà đầu tư.

Song song đó, Ngân hàng phải làm sao cho EPS tốt hơn, bằng cách hoặc tạo ra lợi nhuận cao hơn, hoặc tìm cách tăng vốn một cách hợp lý, để không ảnh hưởng đến sự pha loãng giá trên sàn.
tải về 271.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương