TrưỜng đẠi học trà vinh viện khoa học công nghệ MÔi trưỜng báo cáo môn họC



tải về 0.92 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu25.05.2024
Kích0.92 Mb.
#57739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Ứng dụng công nghệ xử lí nước thải thủy sản
Docmau, Đội thi Sống Xanh, BÀI DỰ THI, Doc chat moi truong Ngoc Ngan 119121009
3.1.2.2. Công nghệ AO và giá thể MBBR trong hệ thống lọc nước tuần hoàn 
RAS (Recirculating Aquaculture System) 
❖ Tổng quan hệ thống tuần hoàn nước RAS (Recirculating Aquaculture 
System) 
RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, được 
nghiên cứu từ những năm 1950 và phát triển mạnh vào thập niên 80 ở các nước 
Châu Âu nhằm khắc phục các hạn chế của công nghệ nuôi hở như lồng bè, ao 
và nuôi nước chảy vốn là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, năng 
suất thấp. 
RAS giúp tiết kiệm nước, đảm bảo tránh lây nhiễm bệnh từ bên ngoài hệ thống 
ương nuôi. Chi phí ban đầu để thiết lập hệ thống chiếm mức đầu tư cao, nhưng 
kiểm soát được môi trường tốt. 
Quy trình xử lý nước thường bao gồm: loại bỏ các chất rắn, lọc sinh học, cân 
bằng khí, oxy hóa và khử trùng. Nhờ xử lý từng vấn đề cốt yếu của nước trong 
hệ thống RAS, không tháo nước ra ngoài như hệ thống tái chế nước cục bộ và 
hệ thống sử dụng dòng chảy, người nuôi có thể kiểm soát tối đa chất lượng 
nước và điều kiện nuôi cấy trong ao. 
Trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn, người ta phân biệt: 
- Hệ thống tuần hoàn nước một phần là hệ thống có từ 10 - 70% lượng nước 
tuần hoàn trong một chu kỳ (mỗi ngày).
- Hệ thống tuần hoàn nước hoàn toàn là hệ thống thay nước ít hơn 10% 
thể tích nước mỗi ngày .
Hình 3. 3: Nguyên lí của hệ thống tuần hoàn RAS 



Kí hiệu 
Cấu trúc hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn 

Bể nuôi 

Bể lọc cơ học 

Bể lọc sinh học 

Thiết bị lọc khí tích tụ 

Thiết bị làm giàu oxy 

Khử trùng tia cực tím 
Bảng 3. 1: Cấu trúc hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn 
❖ Thuyết minh hệ thống nước tuần hoàn:
• Khu vực lọc cơ học, lọc thô trong hệ thống lọc nước tuần hoàn 
Lọc thô là bước đầu tiên rất quan trọng trong quá trình xử lý nước. Các chất 
thải rắn đa phần là phân tôm, thức ăn thừa, vỏ tôm, xác tảo… những chất thải 
này chứa rất nhiều chất ô nhiễm nếu nó tan trong nước. Ngoài ra nó còn gây 
khó khăn cho bể lọc sinh học vì vi sinh phải tiết ra nhất nhiều Enzyme để cắt 
nhỏ chất thải này. Hệ lọc thô này có thể sử dụng lưới lọc, máy tách phân hay 
hệ thống Drum hay còn gọi là bộ lọc trống cơ học trong đó nước chảy qua màn 
hình trống quay được làm sạch định kỳ bằng vòi phun áp suất và bùn thu được 
đem xử lí 
• Bộ lọc sinh học xử lý chất hữu cơ hòa tan: Công nghệ AO và giá thể 
MBBR
Sau khi qua hệ lọc thô, chúng ta phải xử lý đến phần quan trọng là chất hữu cơ 
hòa tan. Công nghệ AO bao gồm bể thiếu khí và hiếu khí. Bể thiếu khí để khử 
Nitrat (NO
3-

N
2
) và bể hiếu khí để Nitrat hóa (NH
3
→ NO
2
→NO
3
).
Hình 3. 4: Công nghệ AO
Trong nước thải, có chứ hợp chất Nito và photpho, những hợp chất này cần 
phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ 



vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và 
Photphoril. 
- Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau: 
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và 
Nitrobacter . Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử 
Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO
3-
) và Nitrit (NO
2-
)theo chuỗi 
chuyển hóa
NO
3-
→ NO
2-
→ N
2
O → N
2
↑ 
Khí Nito phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là Nito 
đã được xử lý. 
- Quá trình Photphorit hóa 
.Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất 
hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các 
hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ 
phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí. 
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí 
máy khuẩn chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy 
trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxi cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát 
triển. 
Bể hiếu khí cần oxy cao để quá trình Nitrat hóa diễn ra thuận lợi. Các yếu tố 
môi trường cần như pH (7.2-8.5), Độ kiềm (100 -150mg/L), nhiệt độ 20 – 
35
0
C… điều quan trọng là chủng vi khuẩn Nitrat hóa phải mạnh. Chủng Nitrat 
hóa hiện nay có 2 loại là Nitrat hóa tự dưỡng và Nitrat hóa dị dưỡng. Chủng tự 
dưỡng hiệu suất cao nhưng khả năng thích nghi và sinh sản kém. Chủng dị 
dưỡng thích nghi nhanh và tăng quân số mạnh nên bù đắp phần hiệu suất. 
Bể hiếu khí có thêm giá thể MBBR. Giá thể sinh học MBBR hay còn gọi là giá 
thể di động có hình dạng tròn, phía trong có cấu tạo giống tổ ong, bề mặt có 
nhiều nếp nhăn gấp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt cho vi sinh dính bám vào 
để sinh trưởng và phát triển nhằm tăng hiệu suất xử lý nước thải. 


10 

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương