TrưỜng đẠi họC ĐỒng tháp khoa giáo dục tiểu học mầm non



tải về 1.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/54
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2022
Kích1.17 Mb.
#52350
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   54
Bai giang PPDHTNXH

2.1.6. Phương pháp thảo luận 
2.1.6.1. Khái niệm: 
Thảo luận là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh, giữa học
sinh với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề về cuộc sống.
Trong dạy học các môn về Tự nhiên - Xã hội, thảo luận được sử dụng rộng rãi: 
Thảo luận có thể là một phần của bài học để tìm tòi, xác định vấn đề hoặc để nhận 
định, đánh giá một vấn đề học nào đó trong dạy học Tự nhiên - Xã hội.
2.1.6.2. Về hình thức, thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp 
* Thảo luận cả lớp:
 
Khác với phương pháp hỏi đáp, khi tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp học 
sinh giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn đề đưa ra được 
phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện phải tranh 
luận sôi nổi mới tìm ra kết luận. Đó là những dấu hiệu chứng tỏ giáo viên sử dụng 
phương pháp thảo luận thành công.
Muốn thảo luận thành công giáo viên cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn thận, 
trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề thảo luận. Chủ đề thảo luận được lựa chọn có thể 
là chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan 
điểm khác nhau.
Ví dụ: Chúng ta nên ăn uống như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh? (TN-XH, lớp 2)
 
- Bạn đã làm gì để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ? (TN-XH, lớp 2) 
- Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? (Tự 
nhiên – xã hội, lớp 3) 
Sau khi nêu chủ đề cần thảo luận cho cả lớp, giáo viên có thể lấy tinh thần 
xung phong hoặc cử một học sinh nói đầu tiên. Giáo viên theo dõi tiến triển của 
cuộc thảo luận, hướng ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến.


28 
*Thảo luận nhóm:
 
Thảo luận nhóm tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến, quan điểm của 
mình về một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên 
trong nhóm có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác 
để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.
* Cách thức tiến hành thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
- Chia nhóm: tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà giáo viên có thể chia 
nhóm cho phù hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4 hoặc 6 học sinh.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảo 
luận cho các nhóm thông qua phiếu học tập hoặc lời chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên. 
Các nhóm tiến hành bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giáo viên 
theo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. 
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Kết thúc thời gian 
thảo luận nhóm đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhận 
xét, đưa ra kết luận chung. 
Để thảo luận nhóm có kết quả, giáo viên cần tập cho học sinh cách làm việc 
trong nhóm, từ việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, thay mặt nhóm để trình bày kết 
quả làm việc trước lớp.
2.1.6.3. Ví dụ: Bài 32 "Làng quê và đô thị" (Tự nhiên - Xã hội, lớp 3 ) 
Khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như 
sau: 
+ Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 em), phát phiếu 
giao việc cho từng nhóm (phiếu giao việc của các nhóm như nhau). Nội dung phiếu 
giao việc như sau: Em hãy quan sát các hình 1, 2, 3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác 
biệt giữa làng quê và đô thị rồi ghi vào bảng sau: 

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   54




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương