TRƯỜng đẠi học luật hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 39. Yêu cầu về hình thức của luận văn



tải về 218.54 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích218.54 Kb.
#5316
1   2   3

Điều 39. Yêu cầu về hình thức của luận văn

Hình thức của luận văn phải tuân thủ quy định nêu tại Phụ lục I kèm theo Quy định này.



Điều 40. Viết luận văn, quản lý tiến độ viết luận văn và nộp luận văn

1. Học viên có trách nhiệm hoàn thành luận văn trong thời gian quy định của Trường và đảm bảo luận văn đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

2. Khoa Sau đại học có trách nhiệm quản lý tiến độ viết luận văn đối với học viên theo đúng quy trình nghiệp vụ quản lý đào tạo trong suốt thời gian viết luận văn.

3. Khi kết thúc thời hạn viết luận văn, học viên có trách nhiệm nộp luận văn theo quy định sau đây:

a) Học viên phải nộp 5 quyển luận văn cho Khoa Sau đại học theo tiến độ đã được Khoa Sau đại học thông báo (kèm theo đơn xin bảo vệ luận văn có sự đồng ý của người hướng dẫn).

Học viên nộp luận văn muộn không quá một tháng (tính từ ngày cuối cùng phải nộp luận văn quy định trong thông báo tiến độ thực hiện luận văn) nhưng có lý do chính đáng (ốm đau, tai nạn, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền) được Khoa Sau đại học xem xét chấp thuận.

b) Trường hợp nộp luận văn muộn không quá một tháng mà không có lý do chính đáng như quy định tại điểm a khoản này sẽ bị trừ 1,0 (một) điểm vào điểm đánh giá luận văn.

c) Trường hợp nộp luận văn muộn trên một tháng vì bất cứ lý do gì thì học viên phải có đơn xin hoãn nộp luận văn, phải bảo vệ luận văn và xét tốt nghiệp cùng với khóa kế tiếp hoặc khóa được Hiệu trưởng cho phép. Trong trường hợp này, học viên phải tự túc kinh phí bảo vệ như trường hợp bảo vệ luận văn lần thứ hai (trừ trường hợp vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về thời gian điều trị, điều dưỡng hoặc giấy chứng sinh).



Điều 41. Đánh giá luận văn

1. Thành lập Hội đồng đánh giá luận văn:

a) Khoa Sau đại học trình Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ trên cơ sở danh sách thành viên các Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ của các chuyên ngành đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt theo đề nghị của Trưởng khoa sau đại học và Trưởng khoa chuyên môn;

b) Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, thư ký, hai phản biện và uỷ viên. Hội đồng có tối thiểu hai thành viên ở ngoài Trường và thuộc 2 đơn vị khác nhau, trong đó ít nhất một người là phản biện. Người hướng dẫn luận văn; người có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với người bảo vệ luận văn không tham gia hội đồng;

c) Chủ tịch hội đồng là người có uy tín khoa học và năng lực chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, có khả năng tổ chức, điều hành công việc của hội đồng;

d) Người phản biện phải là người am hiểu sâu lĩnh vực của đề tài luận văn.

đ) Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn phải được gửi cho các thành viên Hội đồng cùng với thư mời tham gia hội đồng, bản chính của luận văn và các yêu cầu cụ thể đối với thành viên là người phản biện luận văn trước ngày dự kiến họp hội đồng ít nhất 1 tuần.

2. Tổ chức đánh giá luận văn:

a) Việc đánh giá luận văn được thực hiện thông qua phiên họp của Hội đồng đánh giá luận văn. Các thành viên tham gia phiên họp của Hội đồng thực hiện đánh giá luận văn bằng hình thức cho điểm (theo thang điểm 10 có thể lẻ đến một chữ số thập phân) và ghi ý kiến nhận xét luận văn trong phiếu đánh giá luận văn (theo mẫu do Trường quy định).

b) Nội dung đánh giá luận văn và mức điểm đánh giá tối đa cho mỗi nội dung đánh giá được quy định như sau:

- Đánh giá về nội dung luận văn và hình thức luận văn (tối đa 9,0 điểm)

- Đánh giá về thành tích nghiên cứu khoa học của học viên (tối đa là 1,0 điểm), nếu học viên có tài liệu minh chứng về các bài báo khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, hoặc các đề tài ứng dụng đã được nơi ứng dụng đồng ý bằng văn bản về việc chuyển giao, triển khai kết quả nghiên cứu.

c) Phiếu đánh giá luận văn phải thể hiện được các nội dung đánh giá và mức điểm đánh giá tương ứng theo quy định tại điểm b khoản này.

3. Hồ sơ xin bảo vệ luận văn của học viên phải có các tài liệu sau:

a) Lý lịch khoa học của học viên;

b) Bảng điểm cao học của học viên;

c)Chứng chỉ hoặc tài liệu khác chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, còn thời hạn 2 năm tính đến ngày hết hạn nộp luận văn hoặc các tài liệu minh chứng thuộc các trường hợp được miễn đánh giá học phần ngoại ngữ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

d) Đơn xin bảo vệ luận văn (có ý kiến đồng ý và xác nhận của người hướng dẫn về việc luận văn đã đạt các yêu cầu theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ);

đ) Quyết định giao đề tài luận văn và cử người hướng dẫn;

e) Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.



Điều 42. Khen thưởng cuối khóa đối với học viên cao học

1. Học viên có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập có thể được Hội đồng xét tốt nghiệp xem xét và đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng khi xét tốt nghiệp.

2. Số lượng học viên được đề nghị khen thưởng của mỗi chuyên ngành đào tạo không quá 5% tổng số học viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp của chuyên ngành đào tạo đó.

3. Các học viên được Hội đồng xét tốt nghiệp xem xét và đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng phải là những người có thành tích học tập tốt nhất của mỗi chuyên ngành đào tạo và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có điểm trung bình chung các học phần từ 7,5 điểm trở lên, không có học phần phải thi lại, học lại;

b) Có điểm luận văn tốt nghiệp đạt từ 8,0 trở lên.



Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Xử lý kỷ luật đối với học viên học hộ, nhờ người khác học hộ, vi phạm các quy định về thi, kiểm tra, làm tiểu luận, luận văn tốt nghiệp

1. Học viên học hộ hoặc nhờ người khác học hộ đều bị xử lý kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

2. Học viên thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, làm hộ hoặc nhờ người khác làm hộ hoặc sao chép nguyên văn tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở mức buộc thôi học. Nếu phát hiện sau khi cấp bằng thì Hiệu trưởng ra quyết định thu hồi, hủy bỏ bằng thạc sĩ đã cấp cho người vi phạm.

3. Học viên tổ chức học hộ, thi, kiểm tra hộ, tổ chức làm hộ tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đều bị buộc thôi học. Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 1, 2, 3 của Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với học viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy hiện hành.

Điều 44. Điều khoản thi hành

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.



2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, cá nhân có liên quan cần phản ánh kịp thời về Khoa Sau đại học để tổng hợp trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định./.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

Phan Chí Hiếu



tải về 218.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương