TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn quang huy



tải về 388.35 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích388.35 Kb.
#30561
1   2   3   4   5   6   7   8

LỜI MỞ ĐẦU


Sự tồn tại của khoáng sét trong môi trường nước sẽ hình thành một hệ keo, có thể là hệ tán keo (phân tán) hay hệ tụ keo (keo tụ). Hệ tán keo tạo ra trạng thái bền vững nhiệt động cho dung dịch. Trong khi đó, hệ tụ keo là không bền vững về mặt nhiệt động và có xu hướng tạo ra các đoàn lạp liên kết lớn hơn thông qua quá trình tái liên kết của các hạt để làm giảm sức căng bề mặt. Trạng thái tồn tại của khoáng sét (tán keo, tụ keo) trong đất sẽ quyết định độ bền cơ học của đất, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng cũng như khả năng tích lũy KLN trong đất. Các yếu tố môi trường như pH, các ion, chất hữu cơ hòa tan có khả năng tác động tới khoáng sét thông qua nhưng cơ chế riêng biệt và ảnh hưởng tới dạng tồn tại của khoáng sét.

Môi trường đất trồng lúa nước là một dạng môi trường đặc thù. Việc dẫn nước vào ruộng đã làm giảm rất mạnh quá trình trao đổi khí thông thường giữa đất và khí quyển. Do canh tác trong điều kiện ngập nước, trạng thái khử chiếm ưu thế trong đất làm cho tính chất của đất diễn biến theo chiều hướng khác nhiều so với đất ban đầu khi chưa trồng lúa, hình thành loại đất mới với những đặc tính đặc trưng. Tác động của nước tưới đối với môi trường đất lúa không chỉ dừng lại ở việc làm thay đổi trạng thái ngập nước mà thành phần nước tưới, tính chất nước tưới cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Trên cơ sở đó đề tài:Nghiên cứu ảnh hưởng của pH, một số ion và chất hữu cơ hòa tan đến trạng thái keo sét trong đất lúa huyện Thanh Trì, Hà Nội”. Được thực hiện với mục đich xác định động thái, dạng tồn tại của khoáng sét trong các điều kiện môi trường khác nhau. Nghiên cứu là tiền đề cần thiết cho các phân tích về sự tích lũy hoặc đồng di chuyển của KLN và khoáng sét trong đất sau này, qua đó tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm KLN cũng như hạn chế nguy cơ mất sét, mất dinh dưỡng trong đất khu vực.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU



1.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu – địa chất – thủy văn huyện Thanh Trì

1.1.1. Vị trí địa lý


Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Đông nam Hà Nội, với diện tích 63,17km2 Huyện có 1 thị trấn và 15 xã.

- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai.

- Phía Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân.

- Phía Tây giáp Hà Đông.

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm.

- Phía Nam giáp Thanh Oai, Thường Tín.


1.1.2. Điều kiện khí hậu – thủy văn


  • Khí hậu.

Huyện Thanh Trì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm: Mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4, 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Thanh Trì có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Nhiệt độ trung bình của năm là 23,90C. Nắng trung bình năm 1640 giờ. Bức xạ trung bình 4272 Kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1649 mm, lượng bốc hơi trung bình năm 938 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông nam và gió mùa Đông bắc. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 – 7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên tới cấp 9, cấp 10. Bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp và cả đời sống của người dân.

Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa nên khí hậu ở đây biến động thất thường, ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và cả quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng. Thanh Trì có mùa đông lạnh và khô nhưng chỉ trong thời gian ngắn đầu mùa Đông, đầu mùa Xuân nhiệt độ không khí đã ẩm lên, có mưa phùn lên độ ẩm cao phù hợp với các loại rau, quả ôn đới phát triển. Nếu đảm bảo được các điều kiện vật tư, kỹ thuật có thể phát triển cây vụ Đông rải rộng trên diện tích đất canh tác của huyện.


  • Thủy văn.

Trên địa bàn huyện có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Ngừ, sông Sét, sông Kim Ngưu… Bên cạnh đó còn có một diện tích lớn hồ đầm với các hồ đầm như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công, Pháp Vân.

Chế độ thủy văn của các sông trong huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của chế độ thủy văn sông Hồng và được phân thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, và mùa cạn từ tháng 5 năm sau.



  • Địa chất – địa mạo:

Toàn huyện có 6 loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi, glây yếu: Diện tích khoảng 2422 ha phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các xã Định Công, Đại Kim, Thanh Liệt, Hoàng Liệt, Tam Hiệp… Đất có màu nâu tươi hay nâu xám, pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá. Đây là loại đất thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm, cây lương thực và các loại hoa màu.

- Đất phù sa không được bồi có glây: Diện tích 1715 ha, phân bố tập trung ở các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng và Tân Triều, nằm ở nơi có địa hình thấp. Đất có glây màu xám xanh, dẻo, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì nhiêu tiềm tàng khá, nghèo lân dễ tiêu.

- Đất phù sa ít được bồi, trung tính, kiềm yếu: Diện tích 739 ha phân bố ở dải đất ngoài đê sông Hồng thuộc các xã Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Mĩ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua.

- Đất phù sa không được bồi, glây mạnh: Diện tích 60 ha nằm rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo thuộc các xã Đại Kim, Thanh Liệp, Tứ Hiệp và Ngũ Hiệp, hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè, nên đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pH từ 4,5 – 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Diện tích 197 ha, phân bố thành dải đất dọc theo bờ sông Hồng ở các xã Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vạn Phúc, Yên Sở và Duyên Hà. Nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nơi đất thấp có thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Nhìn chung loại đất này là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, có năng suất cao.

- Đất cồn cát, bãi ven sông: Diện tích 99 ha nằm ở ngoài bãi sông Hồng thuộc xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Lĩnh Nam. Hàng năm, nước ngập bãi cát được bồi thêm hoặc bị cuốn đi, do đó địa hình địa mạo luôn bị thay đổi. Cát có phản ứng trung tính, độ phì kém. Hiện tại một phần nhỏ diện tích được sử dụng khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại bỏ hoang.

- Khu vực đất còn lại gồm: Đất có mặt nước, sông suối, đất khu dân cư có tổng diện tích 4160 ha.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 388.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương