TrưỜng đẠi học hàng hải việt nam khoa kinh tế


Vai trò của UCP600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng



tải về 7.55 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu25.01.2024
Kích7.55 Mb.
#56447
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27
TTQT FILE MẪU

Vai trò của UCP600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng


từ

  • UCP600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng.

  • UCP600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ.

  • UCP600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ.

  • UCP600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng ngày càng thuận tiện và phát triển hơn.
      1. Những điều khoản quy định về bộ chứng từ

  1. Điều khoản điều chỉnh hóa đơn thương mại


Theo điều 18 UCP600– Hóa đơn thương mại quy định:



  • Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng Điều 38);




  • Phải điền đúng tên người yêu cầu (trừ khi áp dụng Điều 38g);




  • Ngoài ra cũng theo điều khoản này, cuối hóa đơn thương mại, người lập hóa đơn có thể không cần ký tên trừ khi nó được quy định trong L/C.

Vì thế khi kiểm tra hóa đơn thương mại, Ngân hàng cần phải kiểm tra người lập có phải là người thụ hưởng được quy định trong thư tín dụng hay không và kiểm tra các yếu tố liên quan như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax…Kể cả trong trường hợp có sai sót trong việc ghi tên người và địa chỉ ở mục người
hưởng lợi thể hiện trên L/C thì việc ghi tên và địa chỉ của người lập Hóa đơn cũng phải bắt buộc theo đúng nội dung bị ghi sai đó vì nếu người lập ghi đúng với thực tế thì có thể bị xem là bất hợp lệ.
Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng. Chỉ cần có sai biệt nhỏ về lỗi chính tả cũng có thể là nguyên nhân để Ngân hàng nước ngoài trì hoãn việc thanh toán mặc dù sai sót này không làm ảnh hưởng tới giá trị và chất lượng hàng hóa. Để tránh sai sót ở mục này, đơn vị xuất khẩu nên ghi lại “nguyên xi” nội dung mô tả hàng hóa của L/C vào Hóa đơn, trừ đơn giá và điều kiện giao hàng sẽ được ghi vào điều kiện thích hợp khác. Biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại đảm bảo tránh được những tranh chấp giữa mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại và trên các chứng từ khác hay trên thư tín dụng đã mở. Trường hợp L/C quy định về thời hạn giao hàng nhiều lần trong một thời kỳ nhất định, thì việc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trong một kỳ ảnh hưởng bất hợp lệ cho những lần tiếp theo (điều 31 UCP600)
Trên hoá đơn thể hiện trị giá hàng hoá được giao theo hợp đồng mua bán đã thoả thuận giữa các bên cùng một số chi phí khác (nếu có). Số tiền đòi theo thư tín dụng có thể là 100% trị giá hoá đơn hoặc nhỏ hơn. Nếu số tiền đòi lớn hơn số tiền thư tín dụng cho phép thì các ngân hàng có quyền từ chối thanh toán. Nhưng ngân hàng phát hành có thể chấp nhận thanh toán thì quyết định này sẽ ràng buộc các bên liên quan. (Điều 18(b) UCP600)
Một bất hợp lệ khác thường gặp trên hóa đơn là thiếu các điều kiện ghi thêm theo yêu cầu của L/C. Mỗi L/C có các quy định riêng cụ thể nhưng nhìn chung các điều kiện thường được yêu cầu ghi thêm trên hóa đơn như: Shipping mark, Số L/C (Credit No) hoặc số tham chiếu của người mua (Accountee’ref No), xuất xứ của hàng hóa (Country of origin), số container No…

tải về 7.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương