Trường Đại Học An Giang



tải về 49.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích49.58 Kb.
#24134

Trường Đại Học An Giang

Khoa NN- TNTN

Lớp: DH6PN

Tên: Đoàn Thị Lan Chi

MSSV: DPN053004

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP



1. Bối cảnh

Việt Nam là một nước nông nghiệp chiếm khoảng 80% dân số lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vì thế nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang là vấn đề đang được quan tâm. Thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho đất ngày càng mất dần chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất cũng sẽ giảm đi (LKN, 2008).

Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì vậy rác thải trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, vỏ bao, vỏ chai, lọ thuốc BVTV là không thể thiếu. Trong nhiều thập kỷ qua, từ những thói quen vô ý thức như vứt rác sau khi sử dụng một cách bừa bãi, các chất thải trong sản xuất nông nghiệp như vỏ bao, vỏ chai thuốc BVTV được thải trực tiếp hay gián tiếp xuống sông. Từ đó, đã làm tác động môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước đang sinh sống và sức khỏe của người dân tại địa phương.

Thuốc BVTV không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, không những góp phần tăng năng suất cây trồng nếu sử dụng quá mức cho phép trên nhãn thuốc sẽ làm ảnh hưởng môi trường đất. Tuy nhiên, do đặc tính độc hại của thuốc BVTV sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái, nếu không sử dụng không theo đúng nguyên tắc 4 đúng (Hà Văn, 2008). Vì vậy, cần có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền ở các địa phương nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường góp phần tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển một cách hiệu quả và theo hướng bền vững.

2. Thực trạng

2.1. Tình hình rác thải nông dược hiện nay

Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng hay nông sản, chống lại sự phá hại của sinh vật gây hại (Võ Tòng Xuân và ctv, 2003).

Nhu cầu về lương thực là rất cần thiết cho cuộc sống con người do đó người dân sản xuất nông nghiệp thường chạy theo lợi nhuận mà không chú ý đến chất lượng nên đã sử dụng nhiều hóa chất thuốc BVTV một cách tràn lan không hợp lý và thời gian cách ly không thực hiện đúng chỉ dẫn trên nhãn thuốc, từ đó ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Theo điều tra của Cục Môi Trường, 35% nông dân sử dụng mà không đọc nhãn thuốc, 91% nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc qua người bán. Trong số những người có đọc nhãn thuốc thì có tới 61% nói họ không làm theo các chỉ dẫn, chưa kể rất nhiều nông dân sau khi sử dụng thuốc đã bỏ ngay bao bì, chai lọ tại ruộng, 80% số người được hỏi cho rằng rau quả của họ có thời gian cách ly phổ biến là ba ngày trước khi hái bán, không phân biệt đã sử dụng thuốc gì (Báo Long An, 2007).

Sự lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV và sử dụng những loại thuốc cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai giảm sút nhanh chóng, nhiều vùng đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất hoang hóa (Phương Liễu, 2006). Ở nước ta, thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn.năm-1, khi bước sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn.năm-1 vào năm 1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0.48% (năm 1960) đến nay là 100%. Đến những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại hóa chất BVTV đang được lưu hành trên thị trường ( Vô Danh, 2007).

Do chạy theo lợi nhuận, một số nông dân trồng rau đã mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho việc phun xịt thuốc với liều cao hơn so với liều khuyến cáo để tiêu diệt sâu bệnh và tăng khả năng sinh trưởng giúp cây phát triển tốt và cho thu hoạch sớm hơn để đem lợi nhuận. Vì vậy, tình trạng rau xanh nhiễm độc thuốc BVTV, không đảm bảo thời gian cách ly là chuyện không xa lạ gì đối với người nông dân và theo số liệu điều tra mới nhất của Cục BVTV, gần 70% số nông dân phun 8-12 lần thuốc cho 1 vụ rau và theo kiểm tra của thanh tra thì tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau, quả của 4.610 hộ nông dân cả nước, đã phát hiện 1.151 hộ vi phạm (24.9%); trong số đó có 0.6% số hộ dùng thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng, 10.2% dùng thuốc ngoài danh mục, 20,6% số hộ dùng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly, 59.6% số hộ sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật (Bảo Chân, 2007).

Ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, bình quân một vụ dưa leo mùa nắng khoảng 60 ngày nông dân phun thuốc khoảng 24 lần, trong đó thuốc trừ sâu 15 lần và thuốc trừ bệnh 9 lần, một số mẫu trái dưa leo có dư lượng thuốc trừ sâu Monitor vượt hơn 14 lần cho phép và Cypermethin cao hơn 1,3 lần cho phép (Trình Văn Trí, 1999). Từ đó cho thấy nông dân đã lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ, thuốc BVTV là nguồn ô nhiễm đáng kể. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước nói chung, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang nói riêng. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất, nhiều nông dân lạm dụng thuốc BVTV và thói quen trong bảo quản và sử dụng thuốc BVTV đã tác động rất lớn đến môi trường (Nam Giao, 2008). Nhiều bao, chai đựng thuốc BVTV nằm rải rác khắp bờ ruộng, trên lối đi, dưới mương nước, ao hồ giữa đồng ruộng do nông dân vứt bỏ sau khi sử dụng hết thuốc BVTV.

Theo các nhà chuyên môn, bao bì thuốc BVTV là chất thải nguy hại cần được thu gom và xử lý bằng công nghệ thích hợp. Tuy nhiên, trên địa bàn hiện nay, hầu hết bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom, chúng khó phân hủy và nằm rãi rác trên đồng ruộng (Mai Nhung, 2008).

Thuốc BVTV là những sản phẩm từ lâu đã gắn liền với đời sống sản xuất của người nông dân, với những lợi ích từ công dụng của thuốc BVTV nhiều người đã biết rõ. Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân còn nhiều vấn đề đáng quan tâm bởi tình trạng sử dụng không đúng quy cách, ném bỏ chai lọ bừa bãi đang trở thành những hiểm họa cho môi trường sinh thái. Nhiều vỏ, chai lọ thuốc BVTV,


TÔI KHÔNG ĐỌC NỮA, VIẾT LẠI ĐI
từ loại diệt thuốc trừ sâu bệnh cho đến những chai lọ thuốc diệt cỏ được các nông dân vứt bừa bãi dọc quanh các lối đi ven những thửa ruộng, ven con sông. Nhiều người dân sau khi phun thuốc, các dụng cụ pha chế, thậm chí, cả nửa bình phun còn thừa, đều đổ cả ra ao hồ đồng ruộng, sông gây ô nhiễm nguồn nước và các động, thực vật thủy sinh. Ông Nguyễn Văn Ánh, nông dân xã Định Hòa cho biết: “Trước đây chai, lọ bao bì thuốc BVTV đặc biệt là chai thủy tinh còn có người đến thu mua, thế nhưng những năm gần đây không còn ai đến thu mua các vỏ chai nữa, do đó theo năm tháng mỗi hộ sử dụng thuốc BVTV cứ đổ dồn trên ruộng đồng, bây giờ đi đâu cũng thấy toàn chai lọ, bao bì thuốc rầy, thuốc tăng trưởng” (Minh Duy, 2007).

Tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang vẫn chưa có hệ thống thu gom rác nông dược, không nơi chứa rác, không có cơ sở thu mua vỏ chai, vỏ bao thuốc BVTV. Do đó, đa số người nông dân tại địa phương sau khi sử dụng vứt bừa bãi, thải trực tiếp xuống sông xuống ruộng một cách vô ý thức.



2.2. Ảnh hưởng thuốc BVTV

Việc lạm dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp hiện là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.

Theo Xuân Thức (2003), trước đây các lọ thuốc BVTV làm bằng chai thủy tinh, dễ vỡ, nhiều người dẫm phải bị thương tích, gây độc phải vào bệnh viện điều trị, còn bây giờ các nhà sản xuất đã ý thức được sự nguy hiểm của nó nên đã thay lọ chai thủy tinh bằng lọ nhựa, bao bì làm bằng nhựa rất tiện sử dụng, an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, các nông dân khi sử dụng xong tiện đâu vứt đấy, làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sau khi phun thuốc trừ sâu xong, nhiều nông dân lại đem xuống các kênh, mương để rữa bình phun và dụng cụ đựng thuốc BVTV. Từ hành động vô ý thức đó con người đã trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước sông, trong khi đó tại một số vùng nông thôn vẫn còn sử dụng nguồn nước sông là chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày nên ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ví dụ tại ấp Mỹ Long, xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, một số người dân tại đây vẫn còn sử dụng nước sông là chính do thói quen và điều kiện tự nhiên thuận lợi nằm dọc theo sông Tiền.

Trong quá trình người dân sử dụng các hóa chất thuốc BVTV để tiêu diệt các loại sâu bệnh trên cây trồng mà không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động thì gây ra vấn đề nhiễm độc. Nhiễm độc hóa chất thuốc BVTV qua đường tiêu hóa có thể xảy ra ngẫu nhiên khi người nông dân ăn, uống hay hút thuốc khi đang phun hóa chất thuốc BVTV hoặc sau khi phun thuốc một thời gian ngắn mà không rữa tay. Nhiễm độc hóa chất thuốc BVTV qua đường hô hấp dễ xảy ra khi phun thuốc không có mang khẩu trang bảo vệ. Đồng thời, hóa chất thuốc BVTV có thể hấp thụ qua da nếu người phun để da và quần áo ẩm ướt trong khi phun thuốc, trộn các loại hóa chất thuốc BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh đồng khi đang phun thuốc (Nguyễn Minh Trang, 2007).

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng rác thải từ thuốc BVTV tràn lan khắp ruộng đồng. Người dân ở các địa phương sử dụng ngày càng nhiều thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng, mùa màng, thì cũng đồng nghĩa với việc số lượng rác thải từ các bao bì thải ra ngày càng nhiều (Anh Quốc, 2007).

Tình trạng người nông dân nông thôn hiện nay trong quá trình canh tác và phun xịt thuốc BVTV vẫn còn xem bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường như bao thứ rác thải khác nên tự nhiên vứt bỏ bừa bãi xuống kênh rạch, bờ sông, bờ ruộng không nghĩ đến hậu quả tính độc hại của nó gây ra đối với môi trường. Đặc biệt vào mùa nắng, lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các vỏ chai, bao bì bốc lên mùi hôi rồi phát tán trong không khí, một phần ngấm sâu vào lòng đất làm hoang hóa tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của con người (Hà Văn, 2008). Việc pha chế và súc rửa các dụng cụ phun xịt cũng dẫn đến một số lượng lớn dung dịch thuốc BVTV còn sót lại làm ô nhiễm nguồn nước mặt hoặc nước ngầm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản (Đỗ Hoàng Oanh, 2007).

Trong quá trình canh tác có nhiều yếu tố dẫn đến ruộng đồng bị nhiễm độc, nhưng có thể nói đến việc đê bao triệt để ở một số địa phương trong nhiều năm qua đã làm độ màu mỡ của đất giảm, từ đó nông dân ngày càng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, để kích thích cây trồng cho năng suất cao, ít sâu bệnh. Đê bao ngăn sự trao đổi nước tự nhiên để làm sạch môi trường nên cặn bã, độc chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tồn lưu trong đất và nhiễm độc đất (Hùng Anh, 2007).

2.3. Nguyên nhân

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất, nhiều nông dân lạm dụng thuốc BVTV và thói quen trong bảo quản và sử dụng thuốc BVTV đã tác động rất lớn đến môi trường. Việc sau khi sử dụng thuốc BVTV các loại bao bì, vỏ bao, vỏ chai, lọ thuốc người dân bỏ ngay trên bờ ruộng, sông bởi thực tế hiện chưa có nơi nào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long xử lý loại rác này (Hồng Hải, 2008). Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của người nông dân đại đa số còn rất kém, khi họ sử dụng xong thì ngay lập tức vứt lung tung nơi bờ ruộng, mương thoát nước ( Anh Quốc, 2007).

Nhận thức về mức độ độc hại do các loại thuốc BVTV của nông dân còn hạn chế, tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi thuốc BVTV, không đủ thời gian cách ly cần thiết khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp còn khá phổ biến. Việc nông dân lạm dụng các loại hóa chất bảo vệ và để tăng năng suất cây trồng, đã đưa cuộc sống của người dân nông thôn vào môi trường hóa chất độc hại (Hồng Hải, 2008).

Ở một số vùng nông thôn như tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, chính quyền địa phương tại huyện Chợ Mới vẫn chưa có hệ thống thu gom rác, không nơi thu mua vỏ chai, vỏ bao thuốc BVTV, không nơi chứa rác, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nguồn nước tại địa phương bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất.



2.4. Giải pháp

Kết hợp giữa câu lạc bộ nông dân xã với phòng Tài Nguyên - Môi Trường tại huyện nên vận động nhân dân sau khi sử dụng nông dược phải thu gom và xây dựng các hố nhỏ để tự chôn lấp hay tiêu hủy.

Mở lớp tấp huấn hay hội thảo về sử dụng an toàn thuốc BVTV sau khi sử dụng xong là phải thu gom các loại vỏ chai, bao bì. Do đa phần hiện nay các công ty chỉ tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm thuốc của hộ không bàn đến được việc xử lý như thế nào cho an toàn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy các công ty thuốc BVTV phải có trách nhiệm về việc thu gom lại các loại rác thải thuốc BVTV của người dân sau khi sử dụng để tái chế sử dụng hay tiêu hủy một cách an toàn.

Để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, các cơ quan chức năng, chính quyền tại địa phương cần chú ý việc quản lý các nguồn cung ứng thuốc của các đại lý thuốc BVTV. Chính quyền địa phương nên thường xuyên hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng quy định. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác tiêu hủy bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng, đồng thời tránh lạm dụng thuốc BVTV (Hồng Hải, 2008).



3. Kết luận

Nhận thức của người dân trong việc xử lý các loại rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật chưa cao và thói quen sau khi sử dụng thuốc BVTV xong vứt ngay tại đồng như các loại rác thải thông thường khác, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phần lớn nông dân chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nên đã sử dụng quá mức cho phép ghi trên nhãn thuốc.

Ngoài ra, lượng rác thải nông dược hàng ngày sau khi sử dụng xong, nông dân thường vứt rác một cách bừa bãi do không có nơi thu mua hay nơi tiêu hủy rác hoặc chứa rác. Vì vậy, các vỏ bao, vỏ chai, lọ thuốc BVTV được người dân sau khi sử dụng thải trực tiếp hoặc gián tiếp xuống sông đã tác động đến môi trường làm con sông, rạch, kênh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

4. Tài liệu tham khảo

Anh Quốc. 11.01.2007. Báo động về “rác thải” từ…thuốc bảo vệ thực vật [trực tuyến]. Quân đội nhân dân. Đọc từ: http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.nhipcaubandoc.9552.qdnd (đọc ngày 17.11.2008).

Báo Long An. 01.08.2007. Rau quả an toàn – Yêu cầu của thời hội nhập [trực tuyến]. Báo Long An. Đọc từ: http://www.longan.gov.vn/ui-lan/printView.jsp?idtin=6436 (đọc ngày 30.10.2008).

Đỗ Hoàng Oanh. 09.05.2007. Điện sinh học - Giải pháp giảm thiểu rủi ro về môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [trực tuyến]. Sở tài nguyên và môi trường thành phố HCM. Đọc từ: http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/x2&idParent=00000000000000003039&idCap=1 (đọc ngày 04.11.2008).

Hà Văn. 13.07.2008. Báo động nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi [trực tuyến]. Báo Cần Thơ. Đọc từ: http://www.nea.gov.vn/ThongTinMT/NoiDung/cantho_13-7-08.htm. (đọc ngày: 20/12/2008).

Hồng Hải. 01.10.2008. Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật [trực tuyến]. Bộ tài nguyên và môi trường. Đọc từ:



http://www.monre.gov.vn/MONRENET/default.aspx?tabid=209&ItemID=51665 (đọc ngày: 12.11.2008).

Hùng Anh. 21.10.2007. Ruộng đồng nhiễm độc [trực tuyến]. Báo Việt Linh. Đọc từ: http://www.vietlinh.vn/dbase/LVCNNShowContent.asp?ID=971 (đọc ngày 30.10.2008).

LKN. 2008. Báo động tình hình lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Chi cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Hậu Giang. Đọc từ:

http://stnmt.haugiang.gov.vn/tintuc/tintuc.aspx?ChannelID=11&newsID=53 (đọc ngày: 04/02/2009).

Mai Nhung. 03.04.2008. Rác thải nông nghiệp. Ẩn họa trên đồng ruộng [trực tuyến] Báo điện tử Hưng Yên. Đọc từ:



http://www.baohungyen.org.vn/content/viewer.asp?a=7966&z=64

(đọc ngày:

20.12.2008).

Minh Duy. 06.04.2007. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng [trực tuyến] Báo Bình Dương. Đọc từ:



http://www.monre.gov.vn/MONRENET/default.aspx?tabid=209&ItemID=51665 (đọc

ngày: 04.02.2009).

Nam Giao. 30.07.2008. Ô nhiễm môi trường từ thuốc…bảo vệ thực vật [trực tuyến]. Báo công an nhân dân. Đọc từ: http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/tintucsukien/2008/7/131668.cand (đọc ngày 21.12.2008).

Nguyễn Minh Trang. 26.04.2007. Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe con người (kỳ II) [trực tuyến]. Báo thiên nhiên. Đọc từ: http://www.thiennhien.net/news/142/ARTICLE/1896/2007-04-26.html (đọc ngày 17.11.2008).

Phương Liễu. 05.06.2006. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là đầu độc đất đai [trực tuyến]. Báo Đồng Nai. Đọc từ: http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.jsp?id=00000000000000002883&idParent=00000000000000002369&idCap=1 (đọc ngày 02.11.2008).

Trình Văn Trí. 1999. Điều tra hiện trạng canh tác rau, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa leo huyện Chợ Mới, An Giang, vụ Hè Thu 1998. Luận án thạc sĩ khoa học Nông học. Khoa Nông Nghiệp. Đại Học Cần Thơ.

Xuân Thức. 19.06.2003. Cần có nơi xử lý bao bì rác thải thuốc bảo vệ thực vật [trực tuyến]. Báo Bình Định. Đọc từ: http://www.baobinhdinh.com.vn/622/2003/6/4405/ (đọc ngày 21/10/2008).

Vô Danh. 25.12.2007. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chất thải rắn [trực tuyến]. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc từ: http://cpv.org.vn/tiengviet/khoagiao/details.asp?id=BT25120758811&leader_topic=107&subtopic=34&topic=9 (đọc ngày 12/11/2008).

Bảo Chân. 26.09.2007. Rau an toàn - sợ gần và lo xa [trực tuyến]. Báo lao động. Đọc từ: http://www.laodong.com.vn/Home/Rau-an-toan-so-gan-va-lo-xa/20079/57010.laodong (đọc ngày 28.10.2008).

Võ Tòng Xuân và Nguyễn Văn Thòn. 2003. Sổ tay người nông dân trồng lúa cần biết. An Giang. NXB. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang.


LỖI ĐÁNH MÁY CÒN NHIỀU QUÁ, CHƯA CẢI THIỆN!



tải về 49.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương