Trần Trúc-Lâm những hộ pháp vưƠng của phật-giáo trong lịch sử ẤN-ĐỘ


Đại Đế Asoka Maurya (269-232 TTL)



tải về 0.63 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.63 Mb.
#13344
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Đại Đế Asoka Maurya (269-232 TTL)


Đại Đế Asoka Maurya sinh năm 304 TTL, lên ngôi năm 269 TTL lúc 35 tuổi, trị vì được 38 năm và mất năm 232 TTL thọ 73 tuổi. Ông là vị vua vĩ đại nhất của Ấn, và là vị hoàng đế đầu tiên đã cai trị một đế quốc Ấn rộng lớn.

Dựa vào bộ Mahàvamsa (Đại Sử) đã được biên soạn bởi tăng già ở Tích-Lan thì ngay sau khi vua cha là Bindusàra băng hà vào năm 273 TTL, đã có sự tranh dành ngôi vua rất gay gắt giữa các hoàng tử trong 4 năm. Giai đoạn này Sử ghi là thời không vua (Interregnum). Rốt cục Asoka, với sự hổ trợ đắc lực của vài đại thần ở kinh đô Pâtaliputrâ (Thành Hoa Thị), đã thành công và lên ngôi vào năm 269 TTL.

Tám năm sau khi kế vị vua cha, hoàng đế Asoka xua quân đánh chiếm nước Kalinga dọc vùng duyên hải mạn đông, nay là bang Orissa vì xứ này giàu có nhờ quặng mõ, sung túc nhờ vựa lúa, vàvị trí hàng hải thuận lợi dẫn đến vùng thung lũng Krishna đầy mõ vàng và đá quí. Chiến dịch thành công nhưng đẩm máu. Theo các pháp dụ do ông sai khắc lên đá thì cuộc xâm lăng này đã làm cho 150 ngàn nguòi bị bắt làm nô lệ hoặc bị đầy ải, 100 ngàn quân sĩ bị giết, số thường dân bị sát hại còn cao hơn nhiều lần.

Trước trận Kalinga hai năm, có vẽ như là vua Asoka đã trở thành một Phật tử sau khi nghe vị Sa-di Nigrodha (Ni-câu-thuật) thuyết pháp, nhưng không mấy nhiệt tâm (xem Tiểu thạch pháp dụ số 1), mãi đến sau khi chứng kiến thảm cảnh đau thương của chiến dịch này ôâng quá xúc động và rất hối hận, rồi từ đó quyết từ bõ chiến tranh xâm lấn và hồi tâm để trở nên một Upàsaka (Ưu-bà-tắc: cư-sĩ Phật tử) thuần thành. Suốt quảng đời còn lại ông đã kiên trì ứng dụng Phật pháp vào việc trị nước một cách đầy nhân ái mà ông gọi là dhammavijaya (pháp chinh phục), và đã ủng hộ Phật giáo phát triển sâu rộng không những trên toàn đế quốc ông cai trị mà còn truyền bá đến các nước lân bang. Những sự kiện này xảy ra khoảng hai thế kỷ sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt.

Bộ Mahavamsa - vốn được viết trong tinh thần tôn giáo với nhiều huyền thoại với dụng ý răn đời đã muốn đề cao Asoka từ khi trở thành Phật tử đã từ bõ quá khứ đầy ác nghiệp, từ một Candàsoka (A-Dục Vương bạo chúa) trở thành Dhammàsoka (A-Dục Vương mộ Pháp) - nên bộ này đã ghi rằng trong cuộc tranh dành ngôi vua, Asoka đã giết 99 người trong số 100 anh em của mình, chỉ còn để sót lại một người tên là Tissa. Thực ra không có chứng cớ khả tín về điều này, vã lại trong Đại thạch Pháp dụ số 5 được ban ra 11 năm sau khi ông lên ngôi còn cho thấy vua Asoka nhắc đến anh chị em mình. Các học giả tin rằng trong vụ tranh ngôi này chỉ có một người anh (hay em) đã bị sát hại mà thôi. Hơn nữa với thời gian trị vì của ông, ngoài hai sự kiện là tranh dành ngôi vua và cuộc xâm lăng Kalinga trong 8 năm đầu, suốt quảng 30 năm còn lại ông đã trở thành một hoàng đế nhân từ đem Chánh Pháp ra ứng dụng vào đời, chứ không tàn bạo như Nero của La Mã hay Trụ Kịệt, Tần Thuỷ Hoàng của Trung Quốc, nên vịệc gán cho ông xú danh Candasoka xem ra thiếu cơ sở. Nhiều học giả nghiêm túc còn so sánh ông với những vĩ nhân khác như Hammurabi của Babylon, Charlemagne của đế quốc Tây Âu hậu La Mã hay Akbar của đế quốc Mogul.

Nhiều cổ thư ở Tích-Lan đã ghi lại sự kiện là Asoka nhờ đã áp dụng chính sách chinh phục ôn hoà bằng Chánh Pháp mà ông đã khôn khéo ổn định đời sống chính trị toàn vùng và nhiều lần dẹp yên các cuộc nổi loạn mà không đổ máu; trong đó đáng kể là cuộc nổi loạn của dân ở thành Takshasila thuộc vùng Gandhara chống lại sự áp bức hà khắc của quan cai trị địa phương. Về sau Gandhara trở thành thịnh địa của Phật giáo, mà từ đó phái Đại thừa phát triển qua phương Đông.

Để thần dân thông hiểu chính được những sự cải cách trong chính sách cai trị mới và những nguyên tắc về đạo đức ông đặt ra dựa theo Chánh Pháp cốt tạo dựng nên một xã hội đầy nhân bản và công chính hơn, Asoka đã ra lệnh khắc những pháp dụ này lên đá - có khi gọi là Lời ghi chánh pháp (dharmalipi) , có khi lại gọi là pháp lệnh (dharma-sravana) - đồng thời cho rao truyền rộng rãi khắp nơi trong nước. Những pháp dụkhắc trên đá của vua Asoka đã minh họa được hình ảnh của một vị minh quân luôn nhiệt tâm thực thi Chánh Pháp của Phật dạy để mang lại cho trăm họ một đời sống hiền hoà, no ấm phúc lợi, nhưng vẫn không cho biết thêm chi tiết nào về cuộc đời của ông.

---o0o---

Khám phá các bia đá


Sự khai thị về các Pháp dụ của Asoka được xem như chỉ là gần đây mà thôi. Người nghiên cứu đầu tiên lại là một tu sĩ Thiên Chúa giáo, khi cha Tieffenthaler khảo sát những mảnh của pháp trụ Meerut tại Delhi vào năm 1756, nhưng không hiểu được nội dung. Mãi đến năm 1837 những pháp dụ của Asoka mới được nhà khảo cổ James Prinsep giải ám mã lần đầu tiên, rồi từ đó những pháp dụ được dịch thuật và in ấn quảng bá khắp nơi.

Ban đầu Prinsep thấy rằng những dụ này đã được ban ra bởi một vị vua tự gọi mình là "Vua Piyadasi, Thiên tử" (phỏng từ "Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi") hoặc "Devanampiya Piyadasi, Thiên tử, Người Nhìn Xuống với Từ Tâm" ("Beloved-of-the-Gods, He Who Looks On With Affection"). Các học giả phỏng đoán Vua Piyadasi có thể là Vua Asoka, thường được xưng tụng trong các huyền thoại Phật giáo. Cho mãi đến năm 1915, khi một pháp dụ khác được tìm thấy với tên vua Asoka, người ta mới khẳng định được rằng cả hai chính là một, đó là hoàng đế Asoka, và từ đó, sau hơn hai ngàn năm bị quên lãng, những pháp dụkhắc trên đá này của vua Asoka bỗng dưng làm sáng tõ thêm về một con người vĩ đại của lịch sử Ấn và của cả nhân loại, chứ không còn là một nhân vật chỉ đuọc biết đến qua huyền thoại. Một câu ghi lại trên đá đã phản ánh chiều hướng tâm linh của Asoka: "Tất cả thần dân là con của ta. Vì là con của ta, họ phải được chu cấp đầy đủ an sinh và phúc lợi trong đời này và đời sau, như ta vẫn hằng mong."

---o0o---

Ngôn ngữ thời Maurya


Theo giáo sư Romila Thapar về môn Lịch sử Ấn cổ tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi thì hệ văn tự của các Pháp dụ này được xem là văn hệ sớm nhất của Ấn có thể nghiên cứu được. Văn hệ cổ hơn mà người ta khám phá ở Harappa thuộc văn minh thung lũng sông Indus chỉ là những nét vẽ tượng hình trên dấu mộc, vật trang sức và lọ gốm mà đến nay vẫn chưa ai hiểu được ý nghĩa.

Những pháp dụ khắc đá của vua Asoka đánh dấu thời kỳ chuyển biến từ khẩu truyền sang văn tự của xã hội Ấn vì chúng là những chữ tượng âm chứ không tượng hình như xưa. Nghiên cứu kỹ những bia ký, người ta thấy Hoàng Đế Asoka cho ghi lại Pháp dụ bằng bốn văn hệ cho ba ngôn ngữ khác nhau. Phần quan trọng và chiếm đại đa số bia ký là ngôn ngữ Prakrit - bấy giờ là ngôn ngữ đàm thoại phổ thông của xứ Magadhi, tức là ngôn ngữ chính thức trong triều Asoka, và phần còn lại bằng ngôn ngữ Hy-lạp và Aramaic.

Ngôn ngữ Prakrit lại được viết dưới hai dạng văn hệ Brahmi và Kharoshthi (gần với Sanscrit). Đa số pháp dụ được viết theo văn hệ Brahmi, truyền bá rộng khắp đế quốc. Nhiều học giả cho rằng văn hệ Brahmi do triều đại Maurya sáng tạo bởi nhu cầu hành chánh trong việc cai trị một đế quốc rộng lớn. Nó là dạng chuyển tiếp giữa Sanscrit xuất phát từ vùng tây bắc Ấn (thường dùng trong giới thần học, triết học, hoặc huyền học) và ngôn ngữ hiện đại Indo-European của Ấn. Văn hệ Brahmi, dù vậy cũng bị biến dạng đôi chút theo phát âm ở từng địa phương, ví dụ văn hệ để viết tiếng Tamil ở vùng phía nam vốn cải biên từ hệ Brahmi.

Sự sử dụng ngôn ngữ Prakrit trong các Pháp dụ cũng cho thấy rằng Asoka muốn đem Chánh pháp ra ứng dụng với đời thường chứ không chỉ để một số tăng lữ dùng để bàn luận theo ngôn ngữ Sanscrit. Văn phong dùng thể nói chuyện rất bình dân dễ hiểu và thuòng lập đi lập lại, cứ như Hoàng Đế muốn trực tiếp nói với quần chúng, chứ không kiểu cách cầu kỳ như các quốc vương khác đương thời hay xử dụng. Qua đấy nhiều học giả đã nhìn thấy bản tính bộc trực chân thật của Asoka.

Rất ít bản khắc bằng văn hệ Kharoshthi và bằng ngôn ngữ Hy-lạp và Aramaic. Những bản này chỉ thấy ở vùng tây bắc thuộc Afghanistan bây giờ, nơi có nhiều dân nói được hai ngôn ngữ ấy. Không rõ là những Pháp dụ thuộc loại này đã được triều đình ra lệnh hay là do các quan cai trị địa phương làm ra như là một bản dịch cho dân trong vùng, vốn đa chủng hỗn tạp. Trên một trong những pháp dụ ở vùng này, Hoàng Đế Asoka đã kể ra tên của 5 vị vua các nước phương tây đồng thời có bang giao, nhờ vậy đã giúp nhiều cho vịệc nghiên cứu sử đối chiếu. Đó là các vua Antiyoka (Anh ngữ: Antiochos II Theos ở Syria: 261- 246 TTL), Turamaya (Ptolemy II Philadelphos của Ai cập: 285 - 247 TTL), Antikini (Antigonos Gonatas của Macedonia: 278 - 239 TTL), Maka (Magas của Cyrene: 300 - 258 TTL) và Alikasudara (Alexander của Epirus: 272 - 258 TTT).

Dựa vào các bia ký bằng Hy ngữ và Aramaic này mà các nhà nghiên cứu Tây phương hiễu được những từ tương tự ở bản Prakrit. Nhưng cũng chính vì vậy đã gây khá nhiều ngộ nhận, ví dụ từ dharma lại không có lấy một chữ gốc Hy và Aramaic (và cả Anh ngữ ngày nay) tương đồng để dịch và ngay trong các bản văn bằng Hy ngữ vàAramaic này cũng không có nơi nào đề cập đến Đức Phật. Cho nên nhiều dịch giả phải phỏng dịch ra như là: thương xót (piety), đức hạnh (virtue), bổn phận thiêng liêng (sacred duty), hoặc dùng nguyên ngữ là dharma dạy bởi Đức Phật (the dharma taught by the Buddha). Trong bản khắc bằng Hy ngữ lại được ghi là eusebeia, với một nghĩa rất tổng quát như vừa kể.

Chính vì dựa vào những ngộ nhận này mà nhiều học giả Tây phương nghi ngờ rằng chữ dharma Asoka đã dùng không phải mang một nghĩa như Chánh pháp của đạo Phật mà là những khuyến dụ về đạo đức xã hội nói chung. Có kẻ còn bảo rằng vì trên những bia ký chẳng hề thấy Asoka đề cập đến giáo lý căn bản của Phật giáo như là Luân hồi (samsàra), Giải thoát (mokkha), Niết-bàn (nibbàna), Vô ngã (anatta), Bát Chánh Đạo (atthangika-magga), hay Tứ Diệu Đế (cattari ariya-saccani) nên đã giải thích chữ dharma theo lối suy diễn ngoại đạo chủ quan của mình. Thật là đáng tiếc, vì họ quên rằng dù Asoka đã trở thành một cư-sĩ Phật tử nhưng ông phải cai trị một đế quốc rộng lớn như một minh quân, phải công bằng với thần dân vốn đa dạng và đa tín ngưỡng, ở một xã hội có nền văn hoá bao dung chứ không cuồng tín độc tôn, độc thần. Asoka không thể nào dùng những ngôn từ thuần Phật pháp để phủ dụ thần dân được.

Nhưng qua một vài pháp dụ riêng cho tăng già ví dụ tiểu thạch pháp dụ số 3 hay còn gọi là Pháp dụ Bairàt, thì không còn nghi ngờ gì nữa về đức tin Phật giáo của Asoka. Trong dụ này sau lời vấn an tăng già, ông xác định đức tin vĩ đại của ông vào Phật, Pháp và Tăng. Ôâng bảo rằng tất cả pháp do Đức Phật thuyết giảng đều là chân diệu pháp và ông muốn nó được trường tồn. Ông còn cho ghi ra tên của 7 bản kinh để Tăng-già thường xuyên tu học.

Những pháp dụ khắc đá nói chung nhắm vào nhiều thành phần là các quan chức dưới triều, giới tăng già, và thần dân. Đối với thành phần đầu thì ông quan tâm đến sự an sinh phúc lợi của dân chúng, và kêu gọi các quan chức nên đề cao đạo đức và nhịêm vụ xã hội để cai trị dân tốt hơn. Ở thành phần giữa thì ông quan tâm đến việc tu tập của tăng chúng và vịệc điều hành các tịnh xá. Ở thành phần sau thì ông chỉ khuyến khích việc ăn ở theo Chánh pháp (Dharma).

---o0o---




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương