TRẮc nghiệm sinh họC 12 TẬP 1


C. Mẹ mắt đen (AA)bố mắt đen (AA). D



tải về 369.46 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích369.46 Kb.
#29176
1   2   3   4

C. Mẹ mắt đen (AA)bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (Aa)bố mắt đen (Aa).

Câu 125: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân màu lục F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?

A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa Aa. D. Aa aa.

Câu 126: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ:1hoa trắng. Cách lai nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 . B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.

C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P. D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.

Câu 127: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân đỏ thẫm F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?

A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa aa. D. Aa Aa.

Câu 128: Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F1 đồng loạt tính trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li?

A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 129: Từ kết quả lai thuận và nghịch sau đây ở ruồi giấm có thể kết luận tính trạng kích thước cánh tuân theo quy luật di truyền nào?

- Phép lai thuận: P ♀ cánh dài ♂ cánh ngắn F1: 100% cánh dài.



- Phép lai nghịch: P ♀ cánh ngắn ♂ cánh dài F1: 100% cánh dài.

A. Quy luật phân li. B. Quy luật tương tác gen không alen.

C. Quy luật di truyền liên kết với giới tính. D. Quy luật di truyền theo dòng mẹ.

Câu 130: Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F1 đồng loạt tính trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li?

A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 131: Khi lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông xanh da trời. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình là: 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông trắng. Biết rằng tính trạng này do 1 gen có 2 alen quy định. Kết quả phép lai cho thấy gen quy định màu lông gà biểu hiện theo kiểu

A. đồng trội giữa các alen. B. trội và lặn hoàn toàn.

C. trội và lặn không hoàn toàn. D. gây chết khi đồng hợp.

Câu 132: Tính trạng màu sắc quả ở cà chua được quy định bởi 1 cặp gen. Cà chua quả đỏ thụ phấn cho cà chua quả vàng đã thu được F1 100% cây quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn rồi tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn. Kết quả ở F2 và ở F3 có số loại kiểu gen lần lượt là

A. 1 và 3. B. 3 và 3. C. 1 và 5. D. 3 và 5
QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP (8 câu, từ câu 133 đến câu 140):

Câu 133: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 9 vàng, nhăn:3 vàng, trơn:3 xanh, nhăn:1 xanh, trơn.

B. 9 vàng, trơn:3 xanh, nhăn:3 xanh, trơn:1 vàng, nhăn.

C. 9 vàng, nhăn:3 xanh, nhăn:3 vàng, trơn:1 xanh, trơn.

D. 9 vàng, trơn:3 vàng, nhăn:3 xanh, trơn:1 xanh, nhăn.

Câu 134: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì

A. tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

B. F2 có 4 kiểu hình.

C. tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn.

D. F2 có xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 135: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

A. sự tự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp tương đồng.

B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các NST dẫn đến sự phân ly độc lập,tổ hợp tự do của các gen.

C. các gen nằm trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp cùng nhau.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 136: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.

C. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh.

Câu 137: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?

A. (3 + 1)n. B. (1 + 2 + 1)n. C. (2 + 1)n. D. (1 + 1)n.

Câu 138: Tương tác gen không alen là hiện tượng

A. một gen chi phối nhiều tính trạng.

B. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.

C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.

D. gen đa alen.

Câu 139: Thế nào là gen đa hiệu?

A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.

B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.

C. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

Câu 140: P thuần chủng, dị hợp n cặp gen phân li độc lập, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân li về kiểu hình ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thức nào?

A. (9:3:3:1). B. (3:1). C. (3:1)n. D. (9:3:3:1)n.
TƯƠNG TÁC GEN (8 câu, từ câu 141 đến câu 147):

Câu 141: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen sẽ cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F2 như thế nào?

A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

C. 1 hoa đỏ : 1hoa trắng. D. 100% hoa đỏ.

Câu 142: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là

A. 90 cm. B. 120 cm. C. 80 cm. D. 60 cm.

Câu 143: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 20 cm so với alen lặn, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Phép lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, theo lí thuyết sẽ tạo ra cây F1 có chiều cao là

A. 120 cm. B. 150 cm. C. 210 cm. D. 270 cm.

Câu 144: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là

A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội. B. tác động cộng gộp.

C. tác động át chế giữa các gen không alen. D. tác động đa hiệu.

Câu 145: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, còn nếu thiếu cả 2 alen trội A và B sẽ cho hoa màu trắng và các kiểu gen khác đều cho hoa màu vàng. Cho tự thụ phấn cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F2 như thế nào?

A. 9 đỏ : 4 vàng : 3 trắng. B. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

C. 9 đỏ : 1 vàng : 6 trắng. D. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.

Câu 146: Một cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng đã thu được F1 toàn hoa đỏ. Khi F1 tự thụ phấn → F2 gồm 183 cây hoa đỏ và 138 cây hoa trắng. Kiểu gen của 2 cây ban đầu là

A. AABB x aabb. B. Aabb x aaBB. C. AABB x AAbb. D. aaBB x AABB.

Câu 147: Ở ngô, tổ hợp A-B- qui định hạt đỏ, các tổ hợp A-bb và aaB- qui định hạt vàng ; aabb qui định hạt trắng. Xét các phép lai sau: (1) AaBB x aaBb ; (2) AaBb x AAbb ; (3) AaBB x aaBb ; (4) AaBb x aaBb ; (5) Aabb x aaBb. Các phép lai cho F1 phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng gồm:

A. (1),(2),(3). B. (1),(2),(4). C. (2),(3),(5) . D. (3), (4), (5).
LIÊN KẾT GEN, HOÁN VỊ GEN (13 câu, từ câu 148 đến câu 160):

Câu 148: Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn từ thí nghiệm lai phân tích

A. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với đực mình xám, cánh cụt.

B. ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với đực mình đen, cánh cụt.

C. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với cái mình đen, cánh cụt.

D. ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với cái mình đen, cánh dài.

Câu 149: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.

C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.

D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình giảm phân.

Câu 150: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

C. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

D. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.

Câu 151: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là sự trao đổi đoạn tương ứng giữa

A. 2 crômatit của 2 NST kép không tương đồng. B. 2 crômatit của 2 NST kép tương đồng.

C. 2 crômatit của 1 NST kép. D. 4 crômatit của 2 NST kép tương đồng.

Câu 152: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ

A. các kiểu hình giống P.

B. các kiểu hình khác P.

C. của 1 loại giao tử hoán vị và 1 loại giao tử không hoán vị.

D. các loại giao tử mang gen hoán vị.

Câu 153: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen?

A. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn.

B. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%.

C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.

D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.

Câu 154: Phương pháp thường được sử dụng để xác định tần số hoán vị gen là

A. lai thuận, nghịch. B. lai ngược. C. lai phân tích. D. phân tích giống lai.

Câu 155: Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào sau đây?

A. đồng hợp trội 2 cặp gen. B. đồng hợp lặn 2 cặp gen .

C. dị hợp về một cặp gen. D. dị hợp về hai cặp gen.

Câu 156: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

A. Phân li độc lập. B. Liên kết hoàn toàn. C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen.

Câu 157: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?

A. Để xác định số nhóm gen của loài.

B. Để xác định vị trí gen trên NST.

C. Làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo nhóm gen liên kết quý, cơ sở để lập bản đồ gen.

D. Đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng, nhờ đó có thể chọn được các nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau

Câu 158: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.

C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. D. Làm giảm kiểu hình trong quần thể.

Câu 159: Việc lập bản đồ gen (bản đồ di truyền), để xác định khoảng cách giữa các gen người ta

A. gây đột biến chuyển đoạn.

B. xác định tần số hoán vị giữa các gen.

C. gây đột biến gen.

D. gây đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến lệch bội.

Câu 160: Ý nghĩa thực tiễn nào sau đây không nhờ bản đồ gen?

A. Tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.

B. Giảm bớt thời gian mò mẫm chọn đôi giao phối trong quá trình chọn tạo giống.

C. Xác định được tần số các alen của các gen trong quần thể.

D. Giúp các nhà chọn giống rút ngắn thời gian tạo giống.
DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH (21 câu, từ câu 161 đến câu 181):

Câu 161: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau và biểu hiện không đồng đều giữa 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính. B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

C. Gen quy định tính trạng nằm ở NST thường. D. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.

Câu 162: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhân?

A. Mọi hiện tượng DT theo dòng mẹ đều là DT qua tế bào chất.

B. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST.

C. Di truyền qua tế bào chất được coi là di truyền theo dòng mẹ.

D. Mọi gen di truyền qua tế bào chất đều di truyền theo dòng mẹ.

Câu 163: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết với giới tính là

A. phân biệt giới tính sớm ở các loài động vật

B. phát triển các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.

C. phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.

D. điều khiển giới tính của cá thể.

Câu 164: Các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y quy định chỉ di truyền cho

A. giới đực. B. giới cái. C. giới dị giao tử. D. giới đồng giao tử.

Câu 165: Khi lai 2 thứ hoa phấn lá đốm và lá xanh với nhau thì thu được kết quả như sau:

- Lai thuận: P ♀ lá xanh x ♂ lá đốm → F1 100% lá xanh.

- Lai nghịch: P ♀ lá đốm x ♂ lá xanh → F1 100% lá đốm.

Tính trạng này được di truyền theo quy luật



A. liên kết với giới tính. B. Liên kết với NST Y. C. phân li. D. di truyền ngoài nhân.

Câu 166: Ở ruồi giấm, mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt trắng được F1 toàn mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:

A. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. B. 1 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng.

C. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực). D. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).

Câu 167: Ở người, bệnh mù màu (đỏ- lục) do gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm), không có alen trên NST Y. Một cặp vợ chồng phân biệt màu rất rõ nhưng lại sinh một đứa con trai bị mù màu. Bố mẹ của cả người vợ và người chồng đều không bị mù màu. Gen gây bệnh mù màu của bé trai nói trên có nguồn từ

A. bố người chồng. B. bố của người vợ. C. mẹ của người chồng. D. mẹ của người vợ.

Câu 168: Ở cơ thể lưỡng bội, một alen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình. Sự biểu hiện này do gen nằm trên

A. NST thường.

B. NST giới tính X, ở đoạn không tương đồng với NST Y.

C. đoạn tương đồng giữa NST giới tính X và Y.

D. NST trong nhân tế bào.

Câu 169: Ở gà, gen trội A quy định màu lông vằn nằm trên NST giới tính X. Cho phép lai: gà trống lông không vằn với gà mái lông vằn. Kết quả F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

A. 1 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông không vằn. B. 100% gà có lông vằn.

C. 2 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông không vằn. D. 1 gà trống lông vằn : 2 gà mái lông không vằn.

Câu 170: Ở người, gen a nằm trên NST X (ở đoạn không tương đồng với NST Y) quy định bệnh mù màu, alen tương ứng quy định phân biệt màu bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây sinh ra con mù màu với xác suất 25%?

A. XAXA x XaY. B. XAXa x XaY. C. XAXa x XAY. D. XaXa x XAY.

Câu 171: Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X gây ra (không có alen trên Y). Một người nữ bình thường có bố mù màu lấy chồng bình thường. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái bình thường là

A. 75%. B. 50%. C. 37,5%. D. 25%.

Câu 172: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng đều không bị bạch tạng sinh ra con trai đầu lòng bệnh bạch tạng. Xác suất đứa con thứ 2 của họ bình thường là

A. 75%. B. 50%. C. 37,5%. D. 25%

Câu 173: Phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch :

A. ♂ AA x ♀ aa và ♂ Aa x ♀ aa. B. ♂ AA x ♀ Aa và ♂ Aa x ♀ Aa.

C. đực AABB x cái aabb và đực AaBB x cái aabb. D. đực AABB x cái aabb và cái AABB x đực aabb.

Câu 174: Sự giống nhau giữa hoán vị gen với quy luật phân li độc lập là các tính trạng di truyền

A. độc lập với nhau. B. phụ thuộc vào nhau.

C. đều do 1 gen qui định. D. đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

Câu 175: Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cả NST giới tính X và Y?

A. 6. B. 12. C. 18. D. 9.

Câu 176: Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên NST giới tính X mà không có alen trên NST Y?

A. 6. B. 3. C. 27. D. 9.

Câu 177: Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể thường?

A. 6. B. 3. C. 27. D. 9.

Câu 178: Xét một gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y. Số phép lai khác nhau về kiểu gen cho thế hệ sau 100% tính trạng trội là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 179: Màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen(4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gen của 6 con trâu nói trên theo thứ tự là:

A. aa, Aa, aa, Aa, AA, aa B. aa, AA hoặc Aa, aa, Aa, Aa, aa.

C. aa, Aa, aa, Aa, Aa, aa. D. aa, Aa, aa, Aa, AA hoặc Aa, aa.

Câu 180: Ở người, nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IA i; nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBi ; nhóm máu O có kiểu gen ii ; nhóm máu AB có kiểu gen IAIB. Hôn nhân giữa 2 người có nhóm máu nào sau đây có khả năng sinh con có thể có cả 4 loại nhóm máu?

A. Nhóm máu A với nhóm máu O. B. Nhóm máu AB với nhóm máu O.

C. Nhóm máu AB với nhóm máu A. D. Nhóm máu A với nhóm máu B.

Câu 181: Ở người, nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IA i; nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBi ; nhóm máu O có kiểu gen ii ; nhóm máu AB có kiểu gen IAIB. Hôn nhân giữa 2 người có nhóm máu nào sau đây không có khả năng sinh con nhóm máu O?

A. Nhóm máu A với nhóm máu O. B. Nhóm máu AB với nhóm máu O.

C. Nhóm máu A với nhóm máu A. D. Nhóm máu A với nhóm máu B.
THƯỜNG BIẾN (10 câu, từ câu 182 đến câu 191):

Câu 182: Mức phản ứng là gì?

A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.

B. Là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

C. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong cùng 1 môi trường.

D. Là tập hợp các kiểu gen cùng quy định 1 kiểu hình

Câu 183: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?

A. Bệnh máu khó đông ở người. B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người.

C. Bệnh mù màu ở người. D. Tỉ lệ hồng cầu tăng lên khi sống ở vùng cao.


tải về 369.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương