TRẮc nghiệm sinh họC 12 TẬP 1



tải về 369.46 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích369.46 Kb.
#29176
1   2   3   4

Câu 58: Một đột biến gen làm thay đổi thay đổi thành phần nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen nhưng số liên kết H2 không đổi. Đột biến thuộc dạng

A. thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X B. thay thế 1 cặp G-X bằng cặp A-T

C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại D. thay thế 2 cặp G-X bằng 3 cặp A-T

Câu 59: Một gen xảy ra đột biến điểm làm giảm đi 2 liên kết H2. Đột biến này thuộc dạng

A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. thêm 1 cặp nuclêôtit.

C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại.

Câu 60: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin –. Nếu xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 (tính từ bộ ba mở đầu) trong gen mã hóa đoạn prôtêin nói trên thì đoạn prôtêin tương ứng do gen đột biến mã hóa có trình tự axit amin là

A. mêtiônin - alanin – lizin – lơxin –. B. mêtiônin-alanin-valin-lơxin-.

C. mêtiônin-lizin-valin-lơxin - . D. mêtiônin-alanin-valin-lizin- .

Câu 61: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin – lơxin- alanin - lizin - valin -. Nếu xảy ra đột biến điểm tạo alen mới làm chuỗi polipeptit không được tổng hợp do hình thành bộ ba kết thúc ngay sau bộ ba mở đầu. Tính từ bộ ba mở đầu thì đột biến xảy ra là

A. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở vị trí thứ 4.

B. thay thế cặp A-T bằng cặp T - A ở vị trí thứ 4.

C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở vị trí thứ 5.

D. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A ở vị trí thứ 5.
NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (16 câu, từ câu 62 đến câu 77):
Câu 62: Vật chất di truyền của vi khuẩn là 1 phân tử

A. ADN xoắn kép, liên kết với histon tạo thành NST

B. ADN trần, mạch vòng

C. ADN trần, xoắn kép, mạch vòng

D. ADN vòng, liên kết với histon tạo NST

Câu 63: Phát biểu sai về vật chất di truyền ở sinh vật nhân thực:

A. NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin.

B. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng.

C. Mỗi nuclêôxôm gồm 1 đoạn ADN quấn 1 vòng quanh 8 phân tử histon.

D. Mỗi NST kép gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất) và 1eo thứ 2 (nơi tổng hợp rARN).

Câu 64: Mỗi NST đơn chứa

A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon. B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon.

C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon

Câu 65: Mỗi crômatit có bề ngang (đường kính) là

A. 1400 nm. B. 30 nm. C. 11 nm. D. 700 nm

Câu 66: Trong quá trình phân bào, tổ hợp ADN và histon tạo thành sợi có đường kính 300 nanomet gọi là

A. crômatit. B. ống siêu xoắn. C. sợi nhiễm sắc. D. sợi cơ bản.

Câu 67: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

A. phân tử ADN nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn → crômatit.

B. phân tử ADN sợi cơ bản nuclêôxôm ống siêu xoắn → sợi nhiễm sắc crômatit.

C. phân tử ADN nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản ống siêu xoắn → crômatit.

D. phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn → nuclêôxôm crômatit.

Câu 68: Loại đột biến làm thay đổi trình tự các gen trên 1 NST là

A. đảo đoạn NST. B. lặp đoạn NST.

C. đảo đoạn và lặp đoạn NST. D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST.

Câu 69: Hiện tượng lặp đoạn có thể do

A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó

B. 1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ

C. 1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng

D. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.

Câu 70: Hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ là do

A. 1 đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó

B. 1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ.

C. 1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng

D. tiếp hợp,trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.

Câu 71: Thực chất đột biến cấu trúc NST là thay đổi

A. trình tự các gen trên NST.

B. thành phần gen trên NST.

C. số lượng trên NST.

D. trình tự, thành phần và số lượng gen trên NST.

Câu 72: Đột biến mất đoạn lớn NST thường

A. gây chết hoặc giảm sức sống.

B. mất khả năng sinh sản.

C. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.

D. ít ảnh hưởng đến sức sống.

Câu 73: ĐB làm giảm số gen trên NST là ĐB

A. cấu trúc NST. B. lệch bội. C. mất đoạn NST. D. lặp đoạn NST.

Câu 74: Hậu quả của đột biến chuyển đoạn lớn NST là:

A. gây chết.

B. thường ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản

C. làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện của tính trạng.

D. gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản.

Câu 75: Để loại khỏi NST những gen không mong muốn người ta sử dụng phương pháp gây đột biến

A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. đảo đoạn NST. D. cấu trúc NST.

Câu 76: Trên một cặp NST chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ABC●DEFGHIK và abc●defghik. Qua một số thế hệ, từ NST này đã hình thành 4 NST là:

1. ABC●EFGDHIK. 2. ABC●FEDGHIK. 3. ABC●DEfGHIK. 4. ABC●DFGEHIK.

NST hình thành mà không xảy ra đột biến là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 77: Trên một cặp NST chứa các gen sắp xếp theo trình tự như sau ABC●DEFGHIK và abc●defghik. Qua một số thế hệ, từ NST này đã hình thành 4 NST là:

1. ABC●EFGDHIK. 2. ABC●FEDGHIK. 3. ABC●DEfGHIK. 4. ABC●DFGEHIK. NST hình thành do đột biến đảo đoạn NST là



A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST (39 câu, từ câu 78 đến câu 116):
Câu 78: Đặc điểm nào sau đây là thể lệch bội?

A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống

B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.

C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.

D. Số NST trong tế bào tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.

Câu 79: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 NST. Số NST trong thể một, thể ba và thể tứ bội lần lượt là

A. 23, 25 và 26. B. 22, 23 và 26. C. 23, 25 và 48. D. 22, 25 và 48.

Câu 80: Loại đột biến có thể làm giảm số NST trong tế bào là

A. mất đoạn NST. B. lệch bội. C. tự đa bội. D. dị đa bội.

Câu 81: Hiện tượng nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?

A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp NST không phân li.

B. Trong phân bào, tất cả các cặp NST không phân li.

C. Sự sao chép sai các cặp nu trong quá trình nhân đôi ADN

D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.

Câu 82: Sự thụ tinh giữa giao tử (n + 1) với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc

A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể đơn bội.

Câu 83: Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc

A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.

Câu 84: Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với nhau sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc

A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.

Câu 85: Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra giao tử

A. 2n. B. thừa và giao tử thiếu 1 NST.

C. thừa 1 hoặc 1 số NST. D. thiếu 1 hoặc 1 số NST.

Câu 86: Thể lệch bội làm mất cân bằng hệ gen nên thường gây ra

A. 1 loại bệnh nghiêm trọng nào đó.

B. 1 loại bệnh nghiêm trọng nào đó. .

C. 1 loại bệnh hoặc tật nghiêm trọng nào đó.

D. hội chứng bệnh tật nghiêm trọng.

Câu 87: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEe Bộ NST của cá thể này gọi là

A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể tứ bội.

Câu 88: Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội?

A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống.

B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.

C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.

D. Số NST trong tế bào tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.

Câu 89: Một cá thể có bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau gọi là

A. thể lệch bội. B. thể dị đa bội. C. thể tự đa bội. D. thể đa bội chẵn.

Câu 90: Đột biến tự đa bội phát sinh khi có

A. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân.

B. sự thay đổi trong bộ NST.

C. hiện tượng các NST bị đứt đoạn hoặc nối các đoạn NST bị đứt.

D. sự không phân li của một cặp NST trong phân bào.

Câu 91: Trong quá trình nguyên phân, bộ NST 2n không phân li đã tạo ra thể

A. tự tứ bội. B. song nhị bội. C. bốn nhiễm. D. dị đa bội.

Câu 92: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaaBBBBDDDdEEee Bộ NST của cá thể này gọi là

A. thể bốn. B. thể tứ bội.

C. thể tứ bội hoặc thể bốn. D. thể tam bội.

Câu 93: Trong giảm phân, toàn bộ các cặp NST đều không phân li sẽ tạo ra

A. giao tử 2n. B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST.

C. thừa 1 hoặc một số NST. D. thiếu 1 hoặc một số NST.

Câu 94: Thể tự tam bội có thể được tạo ra trong trường hợp nào sau đây?

A. Giao tử 2n thụ tinh với nhau. B. Giao tử n thụ tinh với nhau.

C. Giao tử 2n thụ tinh với giao tử bình thường. D. tế bào 2n không phân li trong nguyên phân.

Câu 95: Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,…là do

A. có số loại NST tăng lên gấp bội. B. số loại alen tăng lên gấp bội.

C. hàm lượng ADN trong tế bào tăng gấp bội. D. số lượng tế bào tăng lên gấp bội.

Câu 96: Các thể đa bội lẻ thường không:

A. phân bào. B. sinh sản hữu tính. C. sinh sản vô tính. D. sinh sản

Câu 97: Các cây ăn quả không hạt thường là

A. thể lệch bội lẻ. B. Đa bội lẻ. C. lệch bội chẵn. D. đa bội chẵn.

Câu 98: Sự lai xa và đa bội hoá đã tạo ra đột biến

A. lệch bội. B. cấu trúc NST. C. tự đa bội. D. dị đa bội.

Câu 99: Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây?

A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ.

B. Thể tứ bội có sức sống mạnh, năng suất cao còn thể song nhị bội thì không có các đặc điểm đó.

C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ.

D. Thể tứ bội chứa bộ NST của 1 loài còn thể song nhị bội thì chứa bộ NST của 2 loài khác nhau.

Câu 100: Các thể tự đa bội và dị đa bội thường gặp ở

A. thực vật, hiếm gặp ở ĐV.

B. ĐV, hiếm gặp ở thực vật.

C. thực vật và ĐV, hiếm gặp ở vi sinh vật.

D. sinh vật nhân thực hiếm gặp ở sinh vật nhân sơ.

Câu 101: Khi lai giữa loài cây 2n = 50 với loài có 2n = 70 rồi cho cơ thể lai F1 đa bội hoá. Số NST trong tế bào cơ thể lai và thể dị đa bội hình thành lần lượt là

A. 50 ; 70. B. 25 ; 35. C. 60 ; 120. D. 100 ; 140.

Câu 102: Loài A có kiểu gen là AAdd lai với loài B có kiểu gen bbEE. Khi cho 2 loài này lai với nhau rồi gây đa bội hoá cơ thể lai thì kiểu gen của thể song nhị bội là

A. AbdE B. AAbbddEE

C. AaBbDdEe D. AAAAbbbbddddEEEE

Câu 103: 1 loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 số loại thể ba đơn có thể có là

A. 4. B. 7. C. 8. D. 9.

Câu 104: Phép lai giữa 2 cây có kiểu gen AAaa x AAaa cho kết quả lai có tỉ lệ kiểu gen AAaa là

A. ½. B. 1/36. C. 8/36. D. 5/36

Câu 105: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 1 gen qui định. Khi cho dòng thuần chủng thân cao lai với dòng thân thấp thì F1 thu được 100% cây thân cao tứ bội. Khi cho F1 lai với cây có kiểu gen Aaaa thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:

A. 1AAA : 5Aaa : 5 Aaa : 1aaa. B. 1 AAAa : 5 AAaa : 5 Aaaa : 1aaaa.

C. 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa : 1 Aaaa. D. 1 AAAA : 5 AAAa : 5 AAaa : 1Aaaa

Câu 106: Tỉ lệ giao tử 1 : 1 sinh ra từ cơ thể tứ bội có kiểu gen

A. AAAA. B. AAaa. C. Aaaa. D. aaaa

Câu 107: Ở cà chua, tính trạng màu sắc quả do 1 gen quy định. Cho lai 2 cá thể tứ bội thuần chủng quả đỏ với quả vàng thì thu được F1 toàn cây quả đỏ. Biết rằng các cây đa bội chẵn và cây lưỡng bội giảm phân bình thường và các giao tử đều có khả năng thụ tinh tạo hợp tử phát triển bình thường. Nếu cho các cây F1 tạp giao thì thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là

A. 5:1. B. 3:1 C. 11:1. D. 35:1.

Câu 108: Kiểu gen nào sau đây là kết quả đa bội hoá thành công từ kiểu gen Aa?

A. Aa. B. Aaaa. C. AAaa. D. AAAa

Câu 109: Ở cà chua, tính trạng màu sắc quả do 1 gen quy định. Cho lai 2 cá thể tứ bội thuần chủng quả đỏ với quả vàng thì thu được F1 toàn cây quả đỏ. Biết rằng các cây đa bội chẵn và cây lưỡng bội giảm phân bình thường và các giao tử đều có khả năng thụ tinh tạo hợp tử phát triển bình thường. Nếu cho các cây F1 tạp giao thì số lượng các kiểu gen có thể có ở F2

A. 4. B. 5. C. 3. D. 9

Câu 110: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Một phép lai giữa 2 cây tứ bội đã tạo ra thế hệ lai F1 có tỉ lệ 11 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen của 2 cây đem lai là

A. AAaa x AAaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAaa x aaaa. D. AAaa x AAAa.

Câu 111: Phát biểu sai về ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST:

A. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

B. Được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.

C. Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền.

D. Được ứng dụng để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.

Câu 112: Phát biểu sai về ý nghĩa của đột biến lệch bội:

A. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

B. Được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.

C. Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền.

D. Được ứng dụng để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.

Câu 113: Phát biểu đúng về ý nghĩa của đột biến đa bội:

A. Được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.

B. Được ứng dụng để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.

C. Làm tăng số loại alen của mỗi gen.

D. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá và góp phần hình thành loài mới.

Câu 114: Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau : Ung thư máu ở người (1); Máu khó đông ở người (2); Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3); Hội chứng Tơcnơ (4); Bạch tạng ở người (5); Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6); Hội chứng Đao (7); Hội chứng Claiphentơ (8); Mù màu ở người (9); Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến cấu trúc NST gồm:

A. (1), (6). B. (1), (6), (10).

C. (2), (3), (5), (9), (10). D. (4), (7), (8).

Câu 115: Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau : Ung thư máu ở người (1); Máu khó đông ở người (2); Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3); Hội chứng Tơcnơ (4); Bạch tạng ở người (5); Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6); Hội chứng Đao (7); Hội chứng Claiphentơ (8); Mù màu ở người (9); Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến lệch bội NST gồm:

A. (1), (6). B. (1), (6), (10).

C. (2), (3), (5), (9), (10). D. (4), (7), (8).

Câu 116: Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau: Ung thư máu ở người (1); Máu khó đông ở người (2); Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3); Hội chứng Tơcnơ (4); Bạch tạng ở người (5); Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6); Hội chứng Đao (7); Hội chứng Claiphentơ (8); Mù màu ở người (9); Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến gen gồm:

A. (1), (6). B. (1), (6), (10).

C. (2), (3), (5), (9), (10). D. (4), (7), (8).
QUI LUẬT PHÂN LI (16 câu, từ câu 117 đến câu 132):

Câu 117: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 lần lượt là

A. F1 (100% trội) và F2 (1 trội : 1 lặn). B. F1 (100% trội) và F2 (3 trội : 1 lặn).

C. F1 (1 trội : 1 lặn) và F2 (3 trội : 1 lặn). D. (F1 3 trội : 1 lặn) và F2 (3 trội : 1 lặn).

Câu 118: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ dị hợp tử ở F1 và F2 lần lượt là

A. F1 100% và F2 50%. B. F1 100% và F2 25%.

C. F1 50% và F2 50%. D. F1 50% và F2 25%.

Câu 119: Trong thí nghiệm của Menđen, khi F2 tự thụ phấn thì ở từng kiểu gen của F2 cho F3 phân li kiểu hình không theo tỉ lệ:

A. 3 trội : 1 lặn. B. 100% trội. C. 100% lặn. D. 1 trội : 1 lặn

Câu 120: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. một nhân tố di truyền quy định. B. một cặp nhân tố di truyền quy định.

C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 121: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

A. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 122: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là

A. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.

B. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen.

C. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong nguyên phân dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.

D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong nguyên phân đưa đến sự phân li đồng đều của mỗi cặp alen.

Câu 123: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách lai giữa

A. hai cá thể có kiểu hình trội với nhau.

B. hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.

C. cơ thể thuần chủng với cá thể mang kiểu hình lặn.

D. cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn tương phản.

Câu 124: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

A. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt xanh (aa). B. Mẹ mắt xanh (aa)bố mắt đen (AA).


tải về 369.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương