Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU


CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang48/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

5.3 CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM
Một vấn đề rất quan trọng của kiến trúc chuyển mạch mềm là 
khung làm việc hoặc kiến trúc logic có thể ánh xạ vào một số cấu trúc vật 
lý. Thực tế, chuyển mạch mềm thường được sử dụng cho cả mạng PSTN 
và các mạng di động mặt đất PLMN (Public Landline Mobile Network). 
Trong mục này đưa ra một số kịch bản ứng dụng và giải pháp ứng dụng 
Chuyển mạch mềm đã và đang phát triển trên thế giới cũng như ở Việt 
Nam [18]. 
 
Hình 5.14: Cấu trúc chuyển mạch mềm ứng dụng trong mạng PSTN 
Ví dụ chỉ ra trên hình 5.14 là hai ví dụ về cấu trúc chuyển mạch 
mềm ứng dụng trong mạng PSTN. Hình 5.14a chỉ ra cấu trúc vật lý tập 
trung, chuyển mạch mềm trong ví dụ này cung cấp cả chức năng dữ liệu 
cuộc gọi và điều khiển kênh mang cũng như là các chức năng ứng dụng 
cơ bản như nhận dạng chủ gọi hay hỗ trợ dịch vụ chờ cuộc gọi. Cổng 
phương tiện MG và cổng báo hiệu SG đóng vai trò hoạt động tới mạng 
PSTN. Hình 5.14b mô tả cấu trúc phân tán, các chức năng của chuyển 
mạch mềm nằm trong các cổng phương tiện chung và các máy chủ đặc 
tính. Cổng phương tiện chung có chức năng của cả cổng phương tiện MG 
và cổng báo hiệu SG và một chuyển mạch mềm trong đó cung cấp chức 


282 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
năng chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi báo hiệu, điều khiển cuộc gọi 
và các chức năng định tuyến cơ bản. Định tuyến mức dịch vụ được cung 
cấp bởi các máy chủ đặc tính. Để giảm tải cho cổng phương tiện chung, 
máy chủ phương tiện (Media Server) được đưa vào để cung cấp các 
nguồn tài nguyên như: Hệ thống thoại tương tác, hội nghị, các thông báo 
và nhận dạng thoại.
Trong mạng di dộng mặt đất công cộng PLMN, cấu trúc chuyển 
mạch mềm thường tách trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile 
Switching Center) thành hai kiểu nút: Máy chủ MSC (MSC-S) và một 
hoặc một vài cổng đa phương tiện di động (M-MGs). Như chỉ ra trên 
hình 5.15, MSC-S đóng vai trò chuyển mạch mềm và chứa báo hiệu điều 
khiển cuộc gọi và kênh mang của các MSC. MSC-S tương tác với các 
mạng PLMN và PSTN qua cổng báo hiệu SG. Cổng phương tiện di động 
M-MG đảm nhiệm chức năng chuyển mạch cho các luồng dữ liệu đến 
các mạng PSTN và PLMN. Các ứng dụng thực tế được mô tả dưới đây. 
Hình 5.15: Kiến trúc chuyển mạch mềm ứng dụng trong mạng PLMN 

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương