Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU


e) Chức năng cổng phương tiện (MG-F)



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang44/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

e) Chức năng cổng phương tiện (MG-F) 
MG giao tiếp với mạng IP thông qua các đường điểm truy nhập hay 
trung kế mạng, hay MG-F hoạt động như một cổng giao tiếp giữa mạng 
IP và mạng ngoài (mạng ngoài có thể là mạng PSTN hay PLMN...). MG-
F có thể cung cấp các cổng giao tiếp giữa mạng IP và mạng chuyển mạch 
kênh hay giữa mạng chuyển mạch gói với nhau (IP và 3G hay ATM). 
Các chức năng cơ bản của nó như là: chuyển lưu lượng từ một dạng 
khung truyền dẫn này sang một dạng khung truyền dẫn khác, thông 
thường là giữa chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói hay giữa gói IP 
và gói ATM, v.v. Đặc điểm của MG-F: 
- Duy trì mối quan hệ chủ/tớ với MGC-F thông qua giao thức 
MGCP hay MEGACO/ H248; 
- Có thể thực hiện chức năng xử lý lưu lượng như chuyển mã, loại 
bỏ tiếng vọng, đóng gói cho các thông tin thoại qua IP; 


Chương 5: Kỹ thuật chuyển mạch mềm 
271 
- Có thể thực hiện chèn lưu lượng như tạo âm báo tiến trình cuộc 
gọi, tạo DTMF; 
- Giám sát và phát hiện sự thay đổi trạng thái của các đầu cuối; 
- Tự phân bổ tài nguyên để thực hiện các chức năng đã nêu trên; 
- Phân tích các con số nhận được từ đầu cuối dựa trên kế hoạch 
đánh số và quay số do MGC gửi tới; 
- Cung cấp cơ chế thay đổi trạng thái và năng lực của các điểm kết 
cuối; 
- Các giao thức ứng dụng gồm: RTP/RTCP, TDM, H248, MGCP. 
f) Chức năng máy chủ đa phương tiện. 
Đáp ứng các yêu cầu của AS-F và MGC-F về xử lý lưu lượng trên 
các dòng lưu lượng đóng gói. 
Thành phần chính của chuyển mạch mềm là bộ điều khiển cổng 
thiết bị Media Gateway Controller (MGC), ngoài ra còn có các thành 
phần khác hỗ trợ hoạt động như: Cổng báo hiệu SG, cổng đa phương tiện 
MG, Máy chủ đa phương tiện MS và các máy chủ ứng dụng như đã trình 
bày ở trên. Trong đó Cổng đa phương tiện MG là thành phần nằm trên 
lớp phương tiện, cổng báo hiệu SG là thành phần ở trên cùng lớp với 
MGC, MS và AS nằm trên lớp ứng dụng. Các chức năng chính của MGC 
được thể hiện ở hình 5.8. 
CA-F và IW-F là hai chức năng con của MGC-F. CA-F được kích 
hoạt khi MGC-F thực hiện điều khiển cuộc gọi. IW-F được kích hoạt khi 
MGC-F thực hiện các báo hiệu giữa các mạng báo hiệu khác nhau. Thực 
thể chức năng quản lý liên điều hành có nhiệm vụ liên lạc, trao đổi thông 
tin giữa các MGC với nhau.
Các chức năng chính của MGC gồm: 
- Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái mỗi cuộc gọi trên một MG; 
- Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của cổng đa phương tiện, cổng 
báo hiệu;


272 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
- Trao đổi các bản tin cơ bản giữa hai MG-F
- Xử lý bản tin SS7 (khi sử dụng SIGTRAN);
- Xử lý bản tin liên quan QoS; 
- Phát hoặc nhận bản tin báo hiệu; 
- Định tuyến: gồm bảng định tuyến, phân tích số và dịch số; 
- Tương tác với AS-F để cung cấp dịch vụ hay đặc tính cho người 
dùng; 
- Có thể quản lý các tài nguyên mạng (cổng, băng tần). 
Hình 5.8: Chức năng của bộ điều khiển cổng đa phương tiện MGC 
Các giao thức của MGC thường được sử dụng phân theo chức năng 
gồm: 
- Thiết lập cuộc gọi: H.323, SIP; 
- Điều khiển phương tiện: MGCP, MEGACO/H248; 
- Truyền thông tin: RTP, RTCP; 
- Truyền tải báo hiệu: SIGTRAN (SS7). 


Chương 5: Kỹ thuật chuyển mạch mềm 
273 

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương