Tạp chí nghiên cứu y họC


Bảng 2. Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và một số đặc điểm nhân khẩu học



tải về 313.56 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2023
Kích313.56 Kb.
#54997
1   2   3   4   5   6   7
1. Hoàng T Hải Vân. Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018

Bảng 2. Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và một số đặc điểm nhân khẩu học
 (n = 1210)
Một số đặc điểm nhân khẩu học
Có tình trạng suy 
giảm nhận thức
n(%)
cOR
(95% CI)
aOR
(95%CI)
Nhóm 
tuổi
60 - 70 tuổi
165 (24,8%)
1
1
71 đến 80 tuổi
134 (38,0%)
1,86** 
(1,40 - 2,46)
1,53** 
(1,13 - 2,07)
trên 80 tuổi
104 (53,8%)
3,54** 
(2,50 - 5,00)
2,47** 
(1,68 - 3,62)
Giới
Nam
147 (31,0%)
1
1
Nữ
256 (34,7%)
1,18 
(0,92 - 1,51)
0,85 
(0,63 - 1,13)
Thu 
nhập
Thu nhập thấp
174 (38,3%)
1
1
Từ 5 triệu đồng/tháng trở 
lên
229 (30,2%)
0,69* 
(0,54 - 0,89)
1,10 
(0,83 - 1,45)
Tình 
trạng 
hôn 
nhân
Độc thân
17 (51,5%)
1
1
Sống cùng vợ/chồng
266 (30,5%)
0,41* 
(0,20 - 0,83)
0,41* 
(0,19 - 0,86)
Góa/ly thân
120 (39,2%)
0,60 
(0,29 - 1,25)
0,37* 
(0,17 - 0,79)
Trình 
độ học 
vấn
Mù chữ
105 (56,4%)
1
1
Tiểu học
158 (38,2%)
0,47** 
(0,33 - 0,68)
0,55** 
(0,38 - 0,79)
Trung học (THCS, THPT)
105 (23,9%)
0,24** 
(0,16 - 0,35)
0,31** 
(0,21 - 0,47)
Cao đẳng/Đại học, trên 
ĐH
35 (20,2%)
0,19** 
(0,11 - 0,32)
0,21** 
(0,12 - 0,35)
Đảm 
nhiệm 
vai trò 
lao 
động 
chính
Không
247 (39,7%)
1
1

156 (26,5%)
0,54**
 (0,42 - 0,70)
0,66** 
(0,50 – 0,87)
*: p < 0,05 **:p < 0,01
IV. BÀN LUẬN
Theo nhận định của WHO, hiện nay có khoảng 63% số người mắc suy giảm nhận thức sống ở 
các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi việc tiếp cận với bảo trợ xã hội, dịch vụ, hỗ trợ và chăm 


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
126
TCNCYH 129 (5) - 2020
sóc hạn chế, điều này sẽ dẫn đến giảm chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi.
3,4
Thậm 
chí, dự báo đến năm 2040, nếu tốc độ gia tăng 
dân số già giữ nguyên và không có thay đổi về 
tỷ lệ tử vong không có các biện pháp phòng 
ngừa, tỉ lệ mắc suy giảm nhận thức (SGNT) ở 
các nước đang phát triển sẽ còn tăng lên đến 
71% số trường hợp toàn cầu.
10
Các nghiên cứu 
về đánh giá chứng SGNT ở người cao tuổi tại 
Việt Nam không chỉ hạn chế về số lượng, mà 
còn về phương pháp đánh giá. Nghiên cứu 
của chúng tôi cho kết quả 33,31% đối tượng 
thể hiện dấu hiệu tình trạng SGNT, kết quả 
này cao hơn nghiên cứu Kết quả Điều tra về 
NCT năm 2011.
11
Điều này có thể giải thích do 
Điều tra mới chỉ sử dụng Bộ bài kiểm tra ngắn 
Trạng thái Tâm thần (MMSE) đánh giá trí nhớ 
người cao tuổi bằng kiểm tra danh sách các 
từ được đọc lên mà họ nhớ được,
11
trong khi 
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ Đánh giá 
nhận thức Mini - Cog – kết hợp giữa hỏi từ và 
vẽ đồng hồ (CDT).
7 - 9
Kết quả của nghiên cứu 
chúng tôi cũng cao hơn so với các nghiên cứu 
cùng thực hiện trên người cao: tuổi. tại Mỹ, dựa 
trên nghiên cứu về nhân khẩu học và trí nhớ 
(ADAM), khoảng 14% số người trên 71 tuổi mắc 
chứng SGNT.
12
Nghiên cứu từ Leipzig, Đức cho 
tỷ lệ mắc bệnh chung ở các đối tượng từ 75 
tuổi trở lên là 19,2%.
13
Tại Hàn Quốc, nghiên 
cứu năm 2008 thực hiện trên các cư dân từ 65 
tuổi trở lên sống ở Seongnam cho thấy, tỷ lệ 
mắc chứng SGNT được ước tính là 6,3%;
14
một 
nghiên cứu khác thực hiện cùng phương pháp 
tại thành phố Seoul cho tỷ lệ mắc SGNT dao 
động từ 2,6% ở những người từ 65 - 69 tuổi; và 
lên đến 32,6% ở những người từ 85 tuổi trở lên. 
Tỷ lệ chung cho cả nhóm nghiên cứu là 8,2%.
15
Nhật Bản là nước có dân số già, nên việc quan 
tâm tới sức khỏe tâm thần người cao tuổi đã 
được chú ý từ lâu. Các nghiên cứu trong vòng 
10 năm trở lại đây cho thấy, tỷ lệ mắc chứng 
mất trí nhớ ở những người trên 65 tuổi và hơn 
75 tuổi lần lượt là 2,4 - 8,4% và 15,8%.
16
hay 
cũng một nghiên cứu thuần tập trên các người 
cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tại làng đảo Ama - 
cho, Nhật Bản, tỷ lệ mắc chứng SGNT bằng 
11%.
17
Số lượng ở các nước phát triển được 
dự báo sẽ tăng 100% trong giai đoạn 2001 đến 
2040, và tăng nhanh ở các nước châu Á, lên tới 
hơn 300% ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước 
Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 
nếu được phát hiện sớm, chúng ta có thể ngăn 
ngừa được tình trạng trầm trọng bệnh, cũng 
như giảm được cả số lượng bệnh nhân mắc, 
tăng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện 
ra, tuổi đối tượng nghiên cứu càng cao, tỉ lệ 
mắc bệnh càng gia tăng theo, tương tự như các 
nghiên cứu khác.
13,15,16
Tiếp theo phải kể đến là 
tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên 
cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người cao 
tuổi hiện tại đang còn sống cùng vợ/chồng, tỉ lệ 
có dấu hiệu bệnh (30,5%) thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê so với những người độc thân (51,5%) 
và Góa/ly thân (39,2%), Kết quả này cũng 
tương tự như phát hiện của Petersen và đồng 
nghiệp thực hiện năm 2004 trên 1,969 người 
70 - 89 tuổi.
18
Khi người cao tuổi sống cùng 
gia đình, họ hay được người thân nhắc nhở, 
chăm sóc, cũng như họ sẽ có ý thức tốt hơn khi 
chăm sóc bản thân và người xung quanh. Và 
trong nhóm đối tượng, kết quả cũng chỉ ra với 
những đối tượng học vấn càng cao, tỉ lệ mắc 
suy giảm nhận thức cũng thấp hơn. Điều này 
được phát hiện tương tự ở nhiều nghiên cứu 
khác.
13,18,19
Với những người cao tuổi còn tiếp 
tục làm việc đóng góp thu nhập, tỉ lệ mắc suy 
giảm nhận thức ở họ thấp hơn có ý nghĩa thống 
kê so với nhóm không còn làm việc; điều này 
tương đương với phát hiện khi người cao tuổi 
có thu nhập, mặc dù có thể không cao, nhưng 
họ mắc suy giảm nhận thức cũng ít hơn nhóm 


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
127
TCNCYH 129 (5) - 2020
không có thu nhập. 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện thực hiện trên 1210 
người cao tuổi (độ tuổi từ 60 trở lên) cho kết quả 
tỉ lệ người cao tuổi có suy giảm nhận thứctình 
trạng suy giảm nhận thức cao, chiếm 33,3%. 
Có mối liên quan giữa tuổi, đang sống cùng vợ/
chồng hay không, trình độ học vấn với việc có 
hay không các tình trạng suy giảm nhận thức 
ở người cao tuổi. Cần có những nghiên cứu 
sâu hơn, tiếp tục áp dụng bộ công cụ chuẩn 
quốc tế, cũng như chú trọng chăm sóc người 
cao tuổi, dễ tổn thương, có yếu tố nguy cơ, từ 
đó ngăn ngừa được tình trạng trầm trọng bệnh, 
giảm được số lượng bệnh nhân mắc, tăng chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi.

tải về 313.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương