TẠp chí LÝ luận chính trị VÀ truyền thông (02/2016)



tải về 82.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích82.34 Kb.
#28699

THÔNG TIN TƯ LIỆU THÁNG 03/2016

TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG (02/2016)

Tên bài, Tác giả

Tóm tắt nội dung

Vấn đề cốt yếu của triết lý giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và các khuyến nghị

Tác giả: GS. TS. Hoàng Chí Bảo

Hội đồng Lý luận Trung ương


1. Triết lý giáo dục Việt Nam phải bao quát toàn bộ đời sống giáo dục

2. Ai sẽ là chủ thể xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam thời đổi mới và hội nhập quốc tế?

3. Để xây dựng và thực hiện triết lý giáo dục Việt Nam, cần phải đặc biệt nhấn mạnh tới sự quan tâm chú ý và thống nhất nhận thức về những luận đề tư tưởng

4. Mấy đề xuất, khuyến nghị cần làm ngay



Kinh nghiệm cầm quyền của một số đảng chính trị trên thế giới

Tác giả: PGS.TS. Lưu Văn An

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1. Về đảng cầm quyền

2. Giá trị phổ biến của các đảng cầm quyền trên thế giới

- Các giá trị phổ biến của các đảng cầm quyền tư sản

- Các giá trị phổ biến của các đảng cộng sản cầm quyền

3. Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền khoa học của Đảng;

- Thúc đẩy xây dựng chính trị dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc;

- Đảng lãnh đạo nhân dân quản lý Nhà nước theo pháp luật;

- Thúc đẩy xây dựng xã hội hài hòa XHCN, đẩy mạnh thực hiện “Bốn toàn diện”.

4. Kinh nghiệm cầm quyền của Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (Đức)

- Phải đề ra được đường lối, cương lĩnh phù hợp với Hiến pháp và bảo vệ hòa bình, dân chủ;

- Có đường lối chính trị ôn hòa, mềm dẻo, có chính sách phải triển kinh tế - xã hội tiến bộ;

- Phương thức lãnh đạo của CDU năng động, linh hoạt, gắn bó mật thiết với nhân dân, chú trọng liên minh với các đảng nhỏ.

5. Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng Nước Nga thống nhất

- Xây dựng Cương lĩnh, chương trình hành động trên cơ sở nắm bắt và hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân, cố gắng đại diện cho lợi ích của nhân dân;

- Tăng cường công tác quản lý và phát triển đảng viên;

- Xây dựng và quảng bá hình ảnh lãnh tụ đảng.

6. Một số gợi mở đối với Đảng ta



Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết trong bộ máy cầm quyền ở nước ta

Tác giả: TS. Mai Đức Ngọc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Những năm qua, trong bộ máy cầm quyền ở nước ta đã xảy ra tình trạng suy thoái, trong đó đáng chú ý là sự suy thoái dẫn đến chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Loại hình suy thoái này diễn ra khá phổ biến, với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp ở một số địa phương. Để ngăn chặn kịp thời tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết phải dựa trên cơ sở nắm vững nguyên tắc chỉ đạo, có quy trình giải pháp phù hợp, sát thực với tình hình thực tiễn.

1. Đặt vấn đề

2. Nhận dạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết trong bộ máy cầm quyền

- Một số dạng chia rẽ, mất đoàn kết trong bộ máy cầm quyền;

- Nguyên nhân phát sinh điểm nóng tư tưởng về chia rẽ, mất đoàn kết.

3. Giải pháp ngăn chặn tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết trong bộ máy chính quyền



Việt Nam – Ấn Độ phát huy “sức mạnh mềm” thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược

Tác giả: PGS. TS. Thái Văn Long – ThS. Đàm Trọng Tùng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Sức mạnh của quốc gia bao gồm các nhân tố: vật chất (phần cứng – sức mạnh cứng); tinh thần và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (phần mềm – sức mạnh mềm).

Trong thời đại ngày nay, “sức mạnh mềm” đang là vấn đề nổi lên như là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia đang phát triển, có nhiều tiềm năng về “sức mạnh mềm” và đang tích cực, chủ động phát huy nó nhằm nâng cao vai trò, vị thế của mình ở khu vực cũng như trên thế giới. Cách thức phát huy tiềm năng “sức mạnh mềm” của Ấn Độ cũng như sự đồng thuận, phối hợp lẫn nhau trong lĩnh vực này nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.

1. Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế hiện nay

2. Ấn Độ phát huy “sức mạnh mềm” khẳng định vị thế cường quốc

3. Một số nhận xét về việc Việt Nam phát huy sức mạnh mềm trong quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.


TẠP CHÍ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (3/2016)

Những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021

Tác giả: Đức Hiếu

Phó Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Quốc hội

1. Ngày bầu cử được công bố sớm hơn

2. Hội đồng Bầu cử quốc gia – Thiết chế Hiến định

3. Tăng cơ cấu đại biểu nữ, đại biểu dân tộc thiểu số - chú trọng tiêu chuẩn

4. Mở rộng đối tượng được ghi tên vào danh sách cử tri

5. Quy định riêng việc tổ chức bầu cử tại các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân


Những điểm mới về đối ngoại

trong văn kiện Đại hội toàn quốc

lần thứ XII của Đảng

Tác giả: Đặng Quý Bình

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

1. Lần đầu tiên, nhiệm vụ đối ngoại được nêu như một thành tố của Chủ đề của Đại hội

2. Công tác đối ngoại nhiệm kỳ trước được đánh giá sâu hơn

3. Mục tiêu đối ngoại được đề cập rõ hơn và ở mức cao nhất

4. Phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại được nêu rõ hơn

5. Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được nêu cụ thể hơn

6. Các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế được nêu rõ

7. Công tác đối ngoại đa phương được nhấn mạnh

8. Công tác đối ngoại nhân dân được tiếp cận theo phương cách mới



Quan hệ kinh tế Việt Nam và Campuchia từ những năm 1990 đến nay

Tác giả: Phạm Ngọc Hòa

Học viện Chính trị khu vực I


Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, xẻ bùi. Trong lịch sử, nhân dân hai nước luôn sát cánh bên nhau chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, viết nên những trang sử vẻ vang của hai dân tộc. Có thể nói, quan hệ Việt Nam và Campuchia là mối quan hệ lịch sử, truyền thống, láng giềng thân thiết, đang ngày càng được củng cố và phát triển.

1. Về thương mại

2. Về đầu tư

3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam và Campuchia



TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (2/2016)

Nhân loại hướng tới chủ nghĩa xã hội – Một xu hướng không thể cưỡng lại

Tác giả: GS.TS. Gennady Zyuganov

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (1995 – 2000)

Đại học Quốc gia Matxcơva


“Trong tương lai xã hội loài người có còn chủ nghĩa xã hội hay không?” Câu hỏi này thực ra không có gì để tranh luận. Vấn đề là, chủ nghĩa tư bản có kiềm chế lâu dài sự tiến bộ của văn minh nhân loại hay không? Nhân loại sẽ hướng tới chủ nghĩa xã hội – một xu hướng không thể cưỡng lại, nhưng điều này không có nghĩa là ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các điều kiện khách quan để chủ nghĩa tư bản quá độ sang chủ nghĩa xã hội đều đã chín muồi, và sự hình thành của các điều kiện khách quan chỉ là cơ sở vật chất cho việc xây dựng lại xã hội, tương lai phát triển của nó phụ thuộc vào sức sống của quốc gia với tư cách là chủ thể kinh tế - xã hội và những gì chưa sẵn sàng quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ là các yếu tố chủ quan hoặc nhân tạo. Phương thuốc tốt nhất chữa trị căn bệnh tinh thần chống chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa cộng sản là nghiên cứu kỹ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của các nước trên thế giới, và thực tiễn xã hội chủ nghĩa của các nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm cả Liên Xô.

1. Điều kiện chủ quan và khách quan hình thành nên chủ nghĩa xã hội

2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã chín muồi để trở thành chủ nghĩa xã hội hay chưa?

3. Những gì chủ nghĩa tư bản đem lại cho nhân loại là sự hủy diệt

4. Tại sao chủ nghĩa xã hội không thể đến sớm?

5. Phân tích mang tính phê phán về phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào dân chủ.



Những định hướng lớn tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Tác giả: PGS. TS Trần Khắc Việt

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trước hết cần nhận thức đúng các khái niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng; chú trọng hơn nữa việc đổi mới quy trình, lề lối làm việc, phong cách công tác của các cấp ủy đảng trong hoạt động lãnh đạo; tiếp tục chi tiết hóa, cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng ở từng cấp, từng cơ quan nhà nước phù hợp với mô hình tổ chức mới của bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật tổ chức mới của từng cơ quan nhà nước.

1. Về nhận thức, quan điểm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

2. Định hướng tiếp tục đổi mới từng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.


Bàn thêm về cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

Tác giả:

PGS.TS. Hồ Tấn Sáng

Học viện Chính trị khu vực III

1. Đường lối chính trị của Đảng – sự thể hiện ý chí tập trung của nhân dân và toàn xã hội

2. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân – từ tuyên bố pháp lý đến hiện thực hóa



Phát triển con người Việt Nam hiện nay từ góc độ phát triển năng lực trí tuệ

Tác giả: ThS. Ngô Thị Nụ

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Phát triển năng lực trí tuệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Trong những năm qua, năng lực trí tuệ con người Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, năng lực trí tuệ con người Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể của toàn xã hội.

- Năng lực trí tuệ của con người qua ý kiến của các nhà khoa học;

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển năng lực trí tuệ con người;

- Thực trạng ở Việt Nam;

- Các giải pháp phát triển năng lực trí tuệ con người Việt Nam.


Chiến tranh và xung đột vũ trang trong thế giới đương đại

Tác giả:

PGS. TS. Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương

Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự-Bộ Quốc phòng

Bài viết phân tích, luận giải đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, diễn biến chiến tranh và xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, dân tộc, khủng bố trong thế giới đương đại; chỉ rõ hệ lụy, sự biến thái khôn lường của chiến tranh và xung đột vũ trang tại một số quốc gia, khu vực và phạm vi toàn cầu trong tình hình mới.

Nhận diện “lợi ích nhóm” trong việc ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp khắc phục

Tác giả: Cao Văn Thống

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra TW Đảng

1. Lợi ích nhóm trong ban hành các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội

2. Lợi ích nhóm trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội

3. Một số giải pháp


Dự báo thập kỷ: 2015 – 2025

(www.stratfor.com/forecast/decade-forecast-2015-2025)

1. Thập kỷ phía trước

2. Châu Âu

3. Nga

4. Trung Đông và Bắc Phi



5. Đông Á

6. Các khu vực sản xuất sau Trung Quốc

7. Mỹ

8. Kết luận



Quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc triển vọng cho một đối tác chiến lược

Tác giả:

  • Scott Snyder

Hội đồng Quan hệ đối ngoại/ Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS

  • See-Won Byun

Đại học George Washington


- Bắc Triều Tiên thử nghiệm nhiều tên lửa hơn;

- Hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Mỹ (THAAD), Biển Đông nổi lên như những trở ngại về mối quan hệ an ninh gần gũi hơn giữa Trung Quốc và Hàn Quốc;

- Đại sứ mới của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gặp các quan chức Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, nhưng không phải Kim Jong Un;

- Triển vọng thương mại và đầu tư Trung Quốc – Hàn Quốc theo FTA và AIIB;

- MERS phá vỡ trao đổi giữa Trung Quốc – Hàn Quốc;

- Trung Quốc và Hàn Quốc tìm cách khôi phục thương mại với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên;

- Kỷ niệm 70 năm Chiến tranh thế giới thứ hai và triển vọng hợp tác ba bên với Nhật Bản;

- Kết luận: Ngoại giao khu vực đang ở ngã ba đường;

- Các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc.


TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (3/2016)

Vấn đề văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Tác giả:

  • GS.TSKH. Phan Xuân Sơn

Viện Chính trị học

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

  • ThS. Chu Thị Thanh Huyền

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Gia Lâm, Hà Nội

Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, giai đoạn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi của Nghị quyết Đại hội, làm chủ quá trình hội nhập quốc tế, cần hiểu được các giá trị, các chuẩn mực chung, hiểu được sự tác động qua lại giữa những yếu tố của văn hóa chung (hội nhập) và văn hóa quốc gia – dân tộc, hệ quả của sự tác động đó trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ở chỗ tạo dựng một nền văn hóa mới trên phạm vi toàn cầu thế nào để thích ứng với các quá trình phức tạp của hội nhập? Như vậy, phải chăng văn hóa trong hội nhập quốc tế đang phải đảm nhận một chức năng mới, chức năng giải tỏa xung đột văn hóa và liên kết văn hóa, làm cơ sở, “dẫn đường” cho hội nhập kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác? Đó là vấn đề đang tranh luận trong giới học giả, các chính trị gia trên khắp thế giới và Việt Nam.

Điều kiện và quan điểm giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Tác giả: PGS.TS. Trần Văn Phòng

Viện Triết học

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

  • Điều kiện:

- Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước là điều kiện cơ bản nhất để nhận thức và giải quyết các mối quan hệ;

- Giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội;

- Tính tích cực của quần chúng nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân được thực sự phát huy trong việc quản lý và phát triển xã hội


  • Quan điểm:

- Quán triệt quan điểm khách quan trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn, tránh nóng vội, chủ quan duy ý chí;

- Quán triệt quan điểm toàn diện trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn, tránh rơi vào phiến diện, một chiều;

- Quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể để nhận thức và giải quyết các quan hệ nổi lên trong điều kiện lịch sử - cụ thể nhất định;

- Quán triệt quan điểm phát triển vào nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn;

- Quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn.


Thành tựu lập pháp trong bảo đảm quyền con người của Quốc hội Việt Nam

Tác giả: TS. Ngô Đức Mạnh

Phó Chủ nhiệm

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

1. Xác lập cơ sở hiến định bảo vệ quyền con người

2. Nội dung về quyền con người không ngừng được quy định đầy đủ

3. Cơ chế bảo vệ quyền con người không ngừng được hoàn thiện

4. Tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.



Nhà nước Việt Nam vì quyền con người và quyền dân tộc tự quyết

Tác giả: PGS.TS. Đặng Dũng Chí

Viện Nghiên cứu quyền con người

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1. Bảo vệ vững chắc quyền dân tộc tự quyết

- Khẳng định quyền dân tộc tự quyết;

- Khẳng định tính chính danh của một nhà nước kiểu mới;

- Lựa chọn con đường phát triển đất nước.

2. Bảo đảm ngày càng đầy đủ quyền con người cho mọi người

- Ghi nhận và bảo đảm quyền con người trên thực tế;

- Tạo môi trường, điều kiện để hiện thức hóa quyền con người.


Đại đoàn kết các dân tộc – Một đảm bảo cho việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam

Tác giả:PGS.TS. Bùi Thị Ngọc Lan

Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1. Những thành tựu trong việc phát huy đại đoàn kết dân tộc, thực hiện quyền con người

2. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc và quyền con người

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện tốt quyền con người.


Phát triển kinh tế theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

Tác giả:

Báo Nhân dân

  • Nguyễn Trần Minh Trí

Viện Kinh tế chính trị thế giới

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

1. Những điểm nhấn chính sách theo tinh thần Đại hội XII

2. Tận dụng cơ hội mới về kinh tế




Yếu tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới

Tác giả: ThS. Lê Thị Chiên

Viện Triết học

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1. Những mặt tích cực cơ bản của yếu tố người lao động trong lực lượng sản xuất

- Thể lực, sức khỏe của người lao động đã được nâng cao đáng kể;

- Tri thức, kỹ năng của người lao động không ngừng được nâng lên;

- Sự cần cù, sáng tạo; tính linh hoạt, tháo vát; khả năng thích ứng nhanh cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của người lao động Việt Nam.

2. Một số mặt hạn chế

- Thể lực, sức khỏe của người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế;

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới;

- Tính kỷ luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường.



Văn hóa cầm quyền: Nội hàm và giải pháp nâng cao

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thế Tư

Học viện Chính trị khu vực III

1. Nội dung chủ yếu của văn hóa cầm quyền

2. Giải pháp nâng cao văn hóa cầm quyền của Đảng ta hiện nay



Xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước

Tác giả: ThS. Trịnh Xuân Thắng

Học viện Chính trị khu vực IV

1. Ý nghĩa của việc xác định vị trí việc làm đối với đổi mới công tác tổ chức, cán bộ

2. Một số khó khăn, hạn chế trong xác định vị trí việc làm



3. Một số đề xuất




Каталог: Resources -> Docs -> Nam%202016 -> Thong%20tin%20tu%20lieu
Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ
Thong%20tin%20tu%20lieu -> THÔng tin tư liệu tháng 04/2016

tải về 82.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương