THÔng tin tư liệu tháng 04/2016



tải về 103.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích103.17 Kb.
#36689

THÔNG TIN TƯ LIỆU THÁNG 04/2016

TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (03/2016)

Tên bài, Tác giả

Tóm tắt nội dung

Kết hợp chặt chẽ xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

Tác giả: TS. Nguyễn Trung Kiên

Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

Học viện An ninh nhân dân


Xây dựng Đảng luôn gắn liền với bảo vệ Đảng, đây là vấn đề mang tính quy luật, xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa phạm trù “ổn định” và “phát triển”, giữa “xây” và “chống”. Đây là nhiệm vụ hàng đầu nhằm làm trong sạch nội bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Tại Đại hội XII, Đảng ta xác định xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ là một trong các mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ tới. Để quán triệt tính thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhằm xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh thì phải gắn xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng và tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; coi trọng công tác xây dựng Đảng, gắn xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo vị trí lãnh đạo trực tiếp toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; làm trong sạch về mặt chính trị nội bộ Đảng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, hoàn thiện mô hình phát triển đất nước phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Tác giả: TS. Trần Văn Thắng

Phó Chánh Thanh tra

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng và toàn dân ta, trong đó có các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan chuyên trách này đã góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan này vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế cần có những giải pháp hữu hiệu mới có thể bảo đảm hiệu quả hoạt động cũng như đẩy lùi được nạn tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp.

  1. Khái quát về cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Việt Nam

  2. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

  3. Một số giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Việt Nam.

Xác định nội dung và một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên hiện nay

Tác giả: TS. Lâm Quốc Tuấn

Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là một vấn đề có ý nghĩa sống còn với tiền đồ dân tộc. Đảng lãnh đạo công tác thanh niên là toàn bộ hoạt động của Đảng đề ra các chủ trương, nghị quyết về công tác thanh niên, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động đó, nhằm xây dựng và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong lãnh đạo công tác thanh niên, Đảng cần xác định rõ nội dung và các giải pháp chủ yếu, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung lãnh đạo, trên cơ sở đó, điều chỉnh phương thức lãnh đạo cho phù hợp.

  1. Nội dung Đảng lãnh đạo công tác thanh niên

  2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Một số vấn đề về phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới

Tác giả: PGS. TS. Phạm Thị Túy

Phó Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Lịch sử cho thấy, mỗi khi thế giới đứng trước một “hiểm họa” hay “bất chắc” nào đó, dù trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội hay tự nhiên và có ảnh hưởng tới số đông nhân loại thì sự phối hợp quốc tế thường được đề cao. Và phối hợp giữa các nhà nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu nói chung, khủng hoảng kinh tế khu vực, quốc tế nói riêng đã trở thành thông lệ trong sự vận hành của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, sự phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới cần được luận giải một cách khoa học.

  1. Luận cứ của những điều chỉnh trong phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới

  2. Phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới

  3. Dự báo về phương thức phối hợp và một số vấn đề đặt ra trong việc hình thành, vận hành phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình tái thiết, đổi mới và phát triển

Tác giả: Mori Mutsuya

Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được thiết lập từ ngày 21/9/1973, từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua những thăng trầm nhất định, song căn bản đó là mối quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

  • Về năng lượng

  • Về giao thông vận tải

  • Về đào tạo nguồn nhân lực

  • Về môi trường

  • Về y tế

  • Về quản trị nhà nước

  • Về kinh tế.

Đánh giá hiệu quả của các cơ quan chống tham nhũng tại 5 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á – Phân tích, so sánh

Tác giả: Jon S.T. Quah

Cố vấn chống tham nhũng Singapore

Mục đích của bài viết là nhằm xác định mức độ hiệu quả của các cơ quan chống tham nhũng (ACA) tại Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Singapore và Đài Loan; giải thích tại sao một số ACA hoạt động hiệu quả hơn các cơ quan khác và đưa ra một vài đề suất về chính sách để giải quyết những hạn chế của các cơ quan này.

  1. Bối cảnh chính sách tại 5 quốc gia, vùng lãnh thổ

  2. Quản trị và tham nhũng tại 5 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á

  3. Lý giải sự tồn tại của các ACA

  4. Hiệu suất điều tra của các cơ quan chống tham nhũng

  5. Mức chi tiêu bình quân đầu người và tỷ lệ cán bộ/số dân của 04 cơ quan chống tham nhũng

  6. Hiệu suất hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng

  7. Hạn chế của các cơ quan chống tham nhũng

  8. Đề xuất về chính sách.

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế tại khu vực Sừng Châu Phi

Tác giả: ThS. Peter Tase

Trợ lý Các Chương trình quốc tế của Tổng Thư ký Liên đoàn quốc tế các hội giáo dục kỹ nghệ Mỹ


Hoạt động khủng bố đã xuất hiện từ lâu không chỉ đe dọa an ninh mỗi quốc gia mà còn gây ra tổn thất nhiều mặt cho người dân. Đặc biệt là từ thập niên đầu thế kỷ XXI, hoạt động khủng bố đã có những chuyển biến mới về địa bàn, đối tượng, lực lượng và phương thức… Hiện nay, khủng bố đã thực sự trở thành một trong những vấn đề toàn cầu. Bài viết cung cấp những thông tin về hoạt động khủng bố ở khu vực Sừng Châu Phi, đặc biệt là tổ chức Al-Shabaab. Mặc dù Al-Shabaab chỉ là một trong nhiều tổ chức khủng bố trên thế giới, song nó đã thể hiện những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa khủng bố như nguyên nhân hình thành, mục tiêu, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài lực, sự liên kết giữa các tổ chức khủng bố… Do vậy, việc tìm hiểu về tổ chức này cũng là một kênh tham khảo có ích khi nghiên cứu để tìm những giải pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố hiện nay.

Hồi kèn thu quân của Matxcơva

Tác giả: Lê Đỗ Huy tổng thuật


Tính bất ngờ của tuyên bố rút phần lớn binh Nga khỏi Syri – khu vực lợi ích đối kháng chồng chéo, nơi “bạn của bạn anh” có thể là kẻ thù của anh – được các nước “trong cuộc” nhìn nhận theo cách riêng.

  • Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngại;

  • Do Thái: quan ngại, chất vấn Putin;

  • Iran vô lo?

  • Arập Xêút chào mừng;

  • Lập trường quốc tế;

  • Cán cân trên chiến trường.

Nhà sáng lập Stratfor George Friedman và những dự báo chấn động về tương lai

Tác giả: Lê Đỗ Huy dịch

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh hiệu đính

George Friedman là nhà sáng lập Tập đoàn Dự báo Chiến lược Stratfor, một chuyên gia chiến lược hàng đầu thế giới. Trong buổi trả lời phỏng vấn báo điện tử Buiness Insider, ông đã đưa ra một số đánh giá tình hình hiện tại và dự đoán những biến động địa chính trị trong tương lai, thậm chí ông còn dự đoán cả cách chúng mang lại lợi ích cho khu vực tư nhân; những dự báo về chiến tranh, về nấc tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và nguyên nhân có thể dự đoán những điều xảy ra.

TẠP CHÍ CỘNG SẢN: Chuyên đề cơ sở (3/2016)

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đắc Vinh

UVTW Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TW ĐTNCSHCM

Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từng bước đổi mới nội dung, phương thức giáo dục, tập trung phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, phát huy tính tích cực, tự giác trong tự bồi dưỡng, tự giáo dục rèn luyện của thanh, thiếu nhi và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác giáo dục thanh, thiếu nhi vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

  1. Công tác giáo dục thế hệ trẻ đạt nhiều kết quả tích cực

  2. Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tác giả:

Nguyễn Thị Thanh Hòa

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ là những nội dung trọng tâm trong mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nguồn nhân lực nữ chất lượng, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyên tắc tranh tụng và trách nhiệm bảo đảm thực hiện của ngành kiểm sát nhân dân

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình

Bí thư TW Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Bảo đảm tranh tụng là nguyên tắc tư pháp tiến bộ, đã và đang đặt ra cho các cơ quan tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nhân dân nói riêng những yêu cầu mới về nhận thức và trách nhiệm thực hiện; đòi hỏi ngành kiểm sát nhân dân phải có các biện pháp mạnh mẽ, cụ thể để thực hiện nguyên tắc này một cách có hiệu quả, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu của Hiến pháp năm 2013.

  1. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam

  2. Trách nhiệm của viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng

  3. Những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong ngành kiểm sát nhân dân.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Tác giả:

- ThS. Bùi Hoàng Tùng

Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn TNCSHCM

- ThS. Ngô Thế Nghị

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ nguy cơ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ cũng như nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai xây dựng các chương trình, dự án để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, thanh niên đã, đang và sẽ là lực lượng xung kích đi đầu trong việc tham gia ứng phó biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, Đoàn TNCSHCM cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam xây dựng nhiều chương trình hành động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cụ thể để tham gia ứng phó biến đổi khí hậu với nhiều sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay.

  1. Nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh, thiếu niên về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

  2. Thanh, thiếu niên chủ động tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

  3. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

  4. Phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

  5. Tiếp tục phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản

Tác giả:TS. Đặng Cẩm Tú

Học viện Ngoại giao

Việc hai nước ra tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản (năm 2009) lên thành “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (3/2014), và tiếp đó là tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản (9/2015) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới với tiềm năng hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

  1. Tiền đề thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản

  2. Một số hướng hợp tác trọng tâm.

TẠP CHÍ CỘNG SẢN (4/2016)

Nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Tác giả: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


  1. Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

  2. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020

  3. Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước.

Đổi mới căn bản công tác nghiên cứu lý luận đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Tác giả: GS.TS. Phùng Hữu Phú

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

  1. Yêu cầu khách quan, cấp bách của đời sống

  2. Bắt đầu từ thực tiễn, gắn bó mật thiết với thực tiễn và trở về với thực tiễn – cốt lõi của đổi mới công tác nghiên cứu lý luận

  3. Thường xuyên cập nhật, làm giàu tri thức khoa học – cơ sở quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận

  4. Nghiên cứu lý luận gắn với hoạch định đường lối, định hướng chính sách, mở rộng kênh đưa lý luận vào cuộc sống

  5. Thống nhất lực lượng, kết nối thông tin, phát huy dân chủ - điều kiện cần thiết để đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận

Sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của đất nước một cách thiết thực và hiệu quả

Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Phúc

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực, khẩn trương tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống theo tinh thần Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị. Vậy phải làm gì và làm như thế nào để cho mỗi nghị quyết của Đảng khi được ban hành, cũng như tổ chức triển khai thực hiện luôn đứng trên quan điểm “Ý Đảng hợp lòng dân”, sớm đưa được nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống đất nước một cách thiết thực và hiệu quả nhất?

  • Đối với công tác xây dựng và ban hành nghị quyết;

  • Đối với công tác tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết;

  • Công tác thông tin, tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng;

  • Việc thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành các quy định của pháp luật, thành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể của các cấp, các ngành, các tổ chức, các đơn vị, các địa phương,…là vấn đề có ý nghĩa quyết định để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống;

  • Làm tốt việc tập hợp, huy động lực lượng để thực hiện nghị quyết, làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền, giáo dục để mọi quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trở thành ý chí, nguyện vọng của nhân dân;

  • Đối với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Đảng;

  • Đối với công tác sơ – tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng.

Chống “diễn biến hòa bình” gắn với phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Tác giả: TS. Nhị Lê

Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đại hội XII của Đảng (tháng 01/2016) quyết định 15 loại vấn đề lớn và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ XII. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta khẳng định nhiệm vụ số 01 là “…..Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

  1. Chung quanh cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

  2. Nhận diện mối liên hệ giữa “diễn biến hòa bình” với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

  3. Làm gì và làm như thế nào tiếp tục giữ vững, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” gắn với phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ?

Thế trận mới, tâm thế mới

Tác giả: Hà Kim Ngọc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Tháng 11/2013, lần đầu tiên Việt Nam được các nước thành viên Liên hợp quốc tin tưởng bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất trong số các nước ứng cử năm đó (184/193 phiếu). Trải qua 2/3 chặng được của nhiệm kỳ 2014 – 2016, Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí tại cơ chế nhân quyền hàng đầu của Liên hợp quốc, qua đó củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

  1. Tham gia Hội đồng nhân quyền – triển khai đường lối đối ngoại của Đảng

  2. Nhìn lại hai năm Việt Nam tham gia Hội đồng nhân quyền

  3. Những bài học rút ra sau hai năm tham gia Hội đồng nhân quyền.

Độc lập dân tộc – Lợi ích cơ bản của đất nước

Tác giả: PGS.TS. Mai Hải Oanh

Tạp chí Cộng sản

Độc lập dân tộc là tư tưởng lớn nhất xuyên suốt lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng chính là quan điểm nhất quan của Đảng ta trong lịch sử 86 năm xây dựng và phát triển. Độc lập dân tộc là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, là điều kiện và tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, và luôn là lợi ích cơ bản của dân tộc ta.

  1. Quan niệm về độc lập dân tộc

  2. Tinh thần độc lập dân tộc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

  3. Bảo đảm độc lập dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Long Hải

Bí thư BCHTW ĐTNCS HCM

Kiểm soát quyền lực là một trong những vấn đề được Đại hội XII của Đảng khẳng định; lập tức thu hút sự quan tâm tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, kiểm soát quyền lực nhà nước là nội dung cơ bản nổi bật, khi Nhà nước là trung tâm quyền lực của chế độ ta. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những công cụ, phương tiện khác nhau để kiểm soát quyền lực nhà nước (đạo đức, dư luận xã hội, truyền thống văn hóa, quy ước cộng đồng…) nhưng phương tiện hiệu lực và hiệu quả nhất trong kiểm soát quyền lực nhà nước pháp quyền là bằng thể chế pháp lý.

  1. Sự cần thiết của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

  2. Thực tiễn xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian qua và một số vấn đề đặt ra

  3. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước.

TẠP CHÍ NHÂN QUYỀN (3/2016)

Rèn luyện nhân cách của thanh niên theo văn hóa Hồ Chí Minh: Chủ động chuẩn bị cho tương lai dân tộc

Tác giả: GS.TS. Hoàng Chí Bảo

Hội đồng lý luận Trung ương

Đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế hệ thanh niên Việt Nam với vai trò xung kích luôn đi tiên phong và nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu của đổi mới “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thanh niên nước ta hiện nay là con đẻ của thời kì đổi mới và là động lực thúc đẩy đất nước phát triển. Rèn luyện nhân cách của thanh niên theo tư tưởng đạo đức Bác Hồ chính là sự kế thừa từ ngọn nguồn truyền thống và không ngừng nỗ lực đổi mới tư duy sáng tạo.

  1. Một tài sản tinh thần vô giá

  2. Thanh niên phải học để làm người.

Phát triển kinh tế Việt Nam theo tinh thần Văn kiện XII của Đảng: Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở trọng dụng nhân tài

Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phong

Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội

Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2015. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế mà Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đề ra tùy thuộc vào kết quả thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; trọng dụng người hiền tài và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, phát huy dân chủ, củng cố và khai thác động lực lòng tin cho quá trình cải cách và phát triển.

  1. Cơ hội và thách thức mới về kinh tế

  2. Đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vì con người.

Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ

Tác giả: Nguyễn Tường Vy

Tạp chí Nhân quyền

Ngày 23/2, Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Lễ công bố Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thinh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”. Sự lạc quan trong Báo cáo của WB nhắc chúng ta nhớ lại dự báo Việt Nam sẽ là con hổ của thế giới trong 15 – 20 năm tới. Tuy nhiên, nhìn lại một giai đoạn cho thấy, để đi đến viễn cảnh, Việt Nam phải thực thi cải cách một cách mạnh mẽ hơn nữa, dựa trên ba trụ cột: Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; thúc đẩy công bằng và hòa nhập xã hội; tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Không thực hiện được những cải cách đó, Việt Nam khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

  1. Tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội

  2. Khát vọng thịnh vượng, công bằng và dân chủ.

Dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi): Chủ động hội nhập vì lợi ích đất nước

Tác giả: Phan Đăng Trường

Tạp chí Nhân quyền

Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10 và được thảo luận, thông qua tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII. Việc sửa đổi Luật Điều ước quốc tế lần này nhằm tạo khung pháp lý đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước; tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng, hình thành những cam kết quốc tế đem lại và bảo vệ tối đa lợi ích của đất nước.

  1. Luật Điều ước quốc tế 2005: Áo cũ phải sửa

  2. Tăng tính minh bạch, bảo đảm, làm rõ nội hàm quyền con người

  3. Tranh thủ cơ hội, phục vụ lợi ích của đất nước.

Đánh thắng chiến tranh thông tin

Tác giả: PGS. TS. Vũ Duy Thông

Trong thời gian gần đây, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thi đua chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và hướng về bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Lợi dụng tình hình này các trang mạng có máy chủ đặt ở nước ngoài đã phát động đợt xuyên tạc, nói xấu, vu cáo chưa từng có đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước để tạo dư luận xấu, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Đây là thực sự là cuộc chiến tranh thông tin, nhiêm vụ của mọi người, nhất là giới truyền thông, những người làm công tác định hướng dư luận là nêu cao cảnh giác và tích cực tham gia vào đợt phản công hết sức quan trọng này.

  1. Cuộc chiến tranh hết sức nguy hiểm không riêng ở Việt Nam

  2. Chiến lược đánh thắng chiến tranh thông tin.

Cộng đồng ASEAN thống nhất – cơ hội và thách thức trong thực thi quyền con người

Tác giả: TS. Lê Thị Nga

Tạp chí Nhân quyền

Từ ngày 01/01/2016, ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế thống nhất, tạo cho các quốc gia ASEAN những cơ hội thúc đẩy thực thi quyền con người, đồng thời cũng đưa tới những thách thức không nhỏ đối với các nước thành viên để tiếp cận được mục tiêu “hòa bình, ổn định, liên kết, phát triển và hướng tới người dân”. Việc nhận diện những thách thức là để tìm kiếm những sáng kiến và giải pháp nhằm duy trì một cộng đồng hòa bình, hữu nghị, phát triển và thịnh vượng.

  1. Cơ hội thực thi tốt hơn quyền con người

  2. Những thách thức đặt ra.




Каталог: Resources -> Docs -> Nam%202016 -> Thong%20tin%20tu%20lieu
Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ
Thong%20tin%20tu%20lieu -> TẠp chí LÝ luận chính trị VÀ truyền thông (02/2016)

tải về 103.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương