Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng nuce 2019. 13 (3V): 55-63



tải về 2.67 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu26.01.2024
Kích2.67 Mb.
#56466
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Danh gia suc chiu tai coc khoan nhoi trong lop da

1. Giới thiệu
Cọc khoan nhồi là loại cọc phổ biến áp dụng cho móng sâu của nhà cao tầng hoặc móng cho
công trình cầu [
1

3
]. Hiện nay ở nước ta việc thiết kế cọc khoan nhồi thường tuân thủ theo TCVN
10304:2014 hoặc 11823-10:2017 được áp dụng theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD [
4
] đối với ngành
giao thông vận tải hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam. Trong các tiêu chuẩn này việc dự tính sức chịu tải

Tác giả chính. Địa chỉ e-mail:
ductiensogtvtqt@gmail.com
(Tiến, L. Đ.)
55


Tiến, L. Đ. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
của cọc được chia ra làm hai trường hợp, khi cọc đặt vào đất thì sử dụng các công thức liên quan đến
sức kháng của nền đất như góc ma sát trong của đất rời, sức kháng nén có nở hông trong điều kiện
không thoát nước qu cho đất dính, sử dụng kết quả thí nghiệm hiện trường như CPT, SPT. . . còn khi
cọc ngàm vào đá thì có thể sử dụng sức kháng nén của đá qu. Tuy nhiên đối với khu vực miền Trung
ví dụ như tỉnh Quảng Trị, trong nhiều trường hợp cọc khoan nhồi khi thi công vào tầng đá phong hoá
mạnh, cường độ nhỏ hơn so với đá nhưng lại lớn hơn nhiều so với đất, điều này dẫn tới khó khăn trong
việc áp dụng tiêu chuẩn tính toán cũng như kiểm tra. Trên thế giới, hiện nay nhiều tác giả đưa ra khái
niệm đất trung gian hoặc đất chuyển tiếp (Intermediate Geological Material-IGM) vào tính toán thiết
kế, như vậy có thể sử dụng kết quả thí nghiệm SPT- N hoặc có thể sử dụng kết quả thí nghiệm nén nở
hông qu để xác định sức chịu tải cho cọc trong trường hợp này [
4

8
].
Các tiêu chuẩn thiết kế cọc khoan nhồi ở Việt Nam và ngành giao thông vận tải như tiêu chuẩn
Thiết kế cầu 22 TCN-272-05 cũng chưa đề cập nhiều đến phương pháp tính toán khi cọc khoan nhồi
được thi công vào lớp đá phong hoá nứt nẻ [
9
]. Tác giả Vũ Công Ngữ cũng giới thiệu loại đất IGM
này dựa vào tiêu chuẩn của Mỹ, tuy nhiên chưa trình bày nhiều về việc dự tính sức chịu tải của cọc
khoan nhồi cho lớp đất này [
2
]. Điều này gây khó khăn cho việc tính toán thiết kế cọc khoan nhồi vào
tầng đá phong hoá nứt nẻ.
Thí nghiệm nén tĩnh đo biến dạng dọc thân cọc đã được áp dụng từ những năm 1969 cho các cọc
bê tông cốt théo đúc sẵn ở rất nhiều nước trên thế giới để xác định mức độ huy động ma sát bên dọc
thân cọc. Đến những năm 1980 các nghiên cứu thực nghiệm trên cọc khoan nhồi cũng được tiến hành,
đề xuất các phương pháp phân tích ngược để xác định đường truyền tải trong cọc từ đó xác định được
ma sát bên đơn vị cũng như sức kháng mũi đơn vị của cọc [
5
,
6
,
8
,
10
]. Ngoài ra việc nghiên cứu sức
chịu tải của cọc khoan nhồi có đo biến dạng thân cọc cũng được nghiên cứu [
11

17
].
Tiêu chuẩn LRFD 2012 hoặc tiêu chuẩn TCVN 11823-10:2017 [
18
] đã đưa vào định nghĩa lớp
đất trung gian giữa đất và đá tương tự như lớp đá phong hoá nứt nẻ, tuy nhiên trong thực tế việc tính
toán và áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề, ngoài ra chưa có nghiên cứu thực nghiệm cho sức chịu tải của
cọc khoan nhồi khi đặt vào tầng đá phong hóa nứt nẻ tại Việt Nam.
Do vậy bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sức chịu tải cọc khi thi công vào tầng đá phong
hoá nứt nẻ ở khu vực Quảng Trị, thông qua kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc có đo ứng suất, biến dạng
theo thân cọc và mũi cọc. Từ kết quả phân bố ứng suất đo được trong thí nghiệm nén tĩnh xác định lại
mô hình làm việc của cọc trong nền có tầng đá phong hóa nứt nẻ, từ đó đề xuất các kiến nghị để có
ứng xử phù hợp khi thiết kế cọc trong tầng đá phong hóa nứt nẻ.

tải về 2.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương