Tập đọc: MỘt ngưỜi chính trựC (Tiết 7) I/ Mục tiêu



tải về 482.38 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích482.38 Kb.
#20498
1   2   3   4


Tập làm văn: CỐT TRUYỆN

(Tiết 7)

I/ Mục tiêu:

- Hiểu thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giấy khổ to + bút dạ.

- Hai bộ bằng giấy - mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1.

III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1HS lên bảng trả lời câu hỏi: Một bức thư gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần.

- Gọi 2HS đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn.

- Nhận xét, cho điểm từng HS.



2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

H: Thế nào là kể chuyện?



2.2 Tìm hiểu ví dụ:

Bài 1:

- Y/c HS đọc đề bài.

H: Theo em thế nào là sự việc chính?

- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. Y/c các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính. Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.



KL:

+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.

+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.

+ Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện.

+ Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm của Nhà Trò.

+ Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.



Bài 2:

GV: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt chuyện của Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Vậy cốt truyện là gì?

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

H: Sự việc 1 cho em biết điều gì?
H: Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì?
H: Sự việc 5 nói lên điều gì?

H: Cốt truyện gồm có những phần nào?


2.3 Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Y/c HS mở SGK trang 30, đọc câu chuyện Chiếc áo rách và tìm cốt truyện của câu chuyện .

- Nhận xét, khen những HS hiểu bài.



2.4 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc nội dung.

- Y/c HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6.

- Y/c HS lên bảng xếp các thứ tự việc bằng băng giấy. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Chốt lại lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS tập kể lại truyện trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Nhận xét và cho điểm HS.

3. Củng cố - dặn dò:

H: Câu chuyện Cây khế khuyên chúng ta điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Cây khế cho người thân nghe và chuẩn bị bài Luyện tập xây dựng cốt truyện.


- 3HS lên bảng thực hiện y/c. Cả lớp theo dõi để nhận xét.


+ Kể chuyện là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến 1 hay một số nhân vật.

- 1HS đọc thành tiếng.

+ Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến các câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.

- Hoạt động nhóm 4.

- Nhận xét, bổ sung.
- 2HS đọc lại phiếu đúng.

+ Cốt truyện là 1 chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến của truyện.


- 1HS đọc y/c.

+ Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc.

+ Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn đã trừng trị bọn Nhện.

+ Nói lên kết quả bọn Nhện phải nghe theo Dế Mèn, Nhà Trò được tự do.

+ Gồm có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2HS đọc phần ghi nhớ.

- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp suy nghĩ, tìm cốt truyện.


- 1HS đọc thành tiếng.

- Thảo luận và làm bài.
- 2HS lên bảng sắp xếp, cả lớp nhận xét.

- 1HS đọc.

- Tập kể trong nhóm.

- Tham gia thi kể chuyện.

- HS trả lời.




Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY

(Tiết 8)

I/ Mục tiêu:

- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT 2.

- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của BT1, BT2, bút dạ.

- Từ điển, pho to 1 vài trang cho nhóm HS.

III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ và phân tích.

+ Thề nào là từ láy? Cho ví dụ và phân tích.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c.

- Phát giấy kẻ sẵn bảng + bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi trong nhóm và làm bài.

- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.



KL:

* Từ ghép phân loại: đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay.

* Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đồng, bừa bãi, hình dạng, màu sắc.

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

- Phát giấy + bút dạ. Y/c HS làm việc trong nhóm.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.



KL:

* Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.

* Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần: lao xao, lạt xạt.

* Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: rào rào, he hé.

- Nhận xét tuyên dương những HS hiểu bài.

3. Củng cố - dặn dò:

H: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ.

H: Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm lại BT 2, 3 và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

Thảo luận cặp đôi và trả lời:

+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.

+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại.

- 1HS đọc.

- Nhận đồ dùng học tập, làm việc nhóm 4.

- Nhận xét, bổ sung.


- Chữa bài.
- 1HS đọc.

- Hoạt động nhóm 4.

- Nhận xét, bổ sung.

- Một số HS trả lời.





Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

(Tiết 8)

I/ Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xậy dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.



II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý.

- Giấy khổ lớn + bút dạ.

III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1HS trả lời câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện gồm có những phần nào?

- Gọi 1HS kể lại chuyện Cây khế.

- Nhận xét, cho điểm từng HS.



2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Hướng dẫn làm bài tập:

a) Tìm hiểu bài

- Gọi HS đọc đề bài.

- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.

H: Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?



GV: Khi xây dựng cốt truyện chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng 1 câu.

b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện

- Y/c HS chọn chủ đề.


- Gọi HS đọc gợi ý.

- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng.

+ Người mẹ ốm ntn?

+ Người con chăm sóc mẹ ntn?

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì?

+ Người con đã quyết tâm ntn?

+ Bà tiên đã giúp 2 mẹ con ntn?

- Gọi HS đọc gợi ý 2.

- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1, 2 tương tự gợi ý 1.

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?

+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung trực của người con?

+ Cậu bé đã làm gì?



c) Kể chuyện

* Kể trong nhóm

- Y/c HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý.


* Kể trước lớp

- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1HS kể theo tình huống 1 và 1HS kể theo tình huống 2.

- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể bạn.

- Nhận xét cho điểm HS.



3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà em hoặc bạn em vừa kể, và chuẩn bị bài sau.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.

- 2HS đọc đề bài.

- Lắng nghe.


+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.

- Lắng nghe.


- HS phát biểu chủ đề mình lựa chọn.

- 2HS đọc thành tiếng.

- Trả lời tiếp nối theo ý mình.

- 2HS đọc thành tiếng.

- HS hội ý và trả lời.

- Kể chuyện trong nhóm. 1HS kể, các HS khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn.
- 3 – 4HS thi kể.
- Nhận xét.

- Tìm ra bạn kể hay nhất.




Toán: SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

(Tiết 16)

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.



II/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 15.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 So sánh các số tự nhiên:

a) Luôn thực hiện được phép so sánh 2 số tự nhiên bất kì

- GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231… rồi y/c HS so sánh xem trong mỗi cặp số, số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

H: Như vậy với 2 số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì?

KL: Vậy bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên.

b) Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì

H: Hãy so sánh hai số 100 và 99.


H: Vậy khi so sánh 2 số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

- Viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 1891 và 7578. Y/c HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.

H: Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.

H: Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.


KL: Trong hai số tự nhiên:

+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

+ Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kế từ trái sang phải.

- Y/c HS nêu lại kết luận về cách so sánh 2 số tự nhiên với nhau.



c) So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số

H: Hãy nêu dãy số tự nhiên.

H: Hãy so sánh 5 và 7.

H: Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5?

H: Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước lớn hơn hay bé hơn số đứng sau lớn hơn.

- Y/c HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.

- Y/c HS so sánh 4 và 10.

2.3 Xếp thứ tự các số tự nhiên :

- Nêu các số tự nhiên 7698; 7968; 7896 và y/c: Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. và ngược lại.




KL: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Y/c HS nhắc lại kết luận.



2.4 Luyện tập, thực hành:

Bài 1:

- Tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức.


- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Y/c HS giải thích cách so sánh của 1 số cặp số 1234 và 999; 2501 và 2410.



Bài 2:

H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?


H: Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?

- Y/c HS làm bài.


- Y/c HS giải thích cách sắp xếp của mình.

- Nhận xét và cho điểm HS.



Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài Luyện tập / 22.

- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.

- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.

+ 100 lớn hơn 89, 89 bé hơn 100

+ …


+ Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.

+ 100 > 99 (100 lớn hơn 99) hay 99 < 100 (99 bé hơn 100).

+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào ít chữ số hơn thì bé hơn.

- HS so sánh và nêu kết quả:

123 < 456; 7891 > 7578
+ Các số trong mỗi số có số chữ số bằng nhau.

+ So sánh hàng trăm 1<4, nên 123 < 456.

- HS nhắc lại.

+ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; …

+ 5 bé hơn 7; 7 lớn hơn 5.

+ 5 đứng trước 7.


+ Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn số đứng sau.

- 1HS lên bảng vẽ.

+ 4 bé hơn 10; 10 lớn hơn 4.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.

+ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 ; 7896 ; 7968.

+ Theo thứ tự từ lớn đến bé: 7968; 7869; 7698.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại kết luận.

- HS lên bảng làm tham gia thi tiếp sức.


- HS nêu cách so sánh.

+ Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ So sánh các số với nhau.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.


Toán: LUYỆN TẬP

(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:

- Viết và so sánh được các số tự nhiên.

- Bước đầu làm quen dạng x < 5; 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.



II/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 16.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.

- Nhận xét và cho điểm HS.
- GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.

Bài 2:

- Y/c HS đọc đề bài.

H: Có bao nhiêu số có 1 chữ số?

H: Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào?

H: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?

H: Từ 10 đến 99 có bao nhiêu số?

- GV đặt câu hỏi tương tự cho câu b.

Bài 3:

- GV viết lên bảng câu a của bài 85967 < 859167 y/c HS suy nghĩ điền số vào ô trống.

H: Tại sao lại điền số 0?
- Y/c HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài y/c HS giải thích cách điền số của mình.

Bài 4:

- Y/c HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.



KL:

a/ Các số tự nhiên bé hơn 5 là : 0; 1; 2; 3; 4. Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4.

b/ Các số tự nhiên lớn hơn 2 nhưng bé hơn 5 là: 3; 4. Vậy x là 3; 4.

- Chữa bài, cho điểm HS.



Bài 5:

- Y/c HS đọc đề.

H: Số x phải tìm thoả mãn các y/c gì?
H: Vậy x có thể là những số nào?

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài Yến, tạ, tấn.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.

- HS làm miệng:

+ Số bé nhất có 1 chữ số: 0

+ Số lớn nhất có 1 chữ số: 9


- HS đọc đề.

+ Có 10 số có 1 chữ số.

+ 10


+ 99

+ Có 90 số.

+ Điền số 0.
+ So sánh hai số đó thì thấy hàng trăm nghìn cùng bằng 8, hàng chục nghìn cùng bằng 5, hàng nghìn cùng bằng 9. Vậy để hàng trăm bé hơn 1 thì phải điền số 0 vào ô trống.

- 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.


- HS làm bài, sau đó 2HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.

+ Là số tròn chục và lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.

+ Vậy x có thể là 70; 80; 90.




Toán: GIÂY, THẾ KỈ

(Tiết 20)

I/ Mục tiêu:

- Biết đơn vị giây, thế kỉ.

- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.

- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.



II/ Đồ dùng dạy học:

- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.

- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ hoặc giấy khổ to.

II/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 19.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Giới thiệu giây, thế kỉ:

a) Giới thiệu giây:

- Cho HS quan sát đồng hồ thật, y/c HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.

H: Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó (VD từ số 1) đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?

H: Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?

H: Một giờ bằng bao nhiêu phút?

- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Kim thứ ba này chỉ gì?

- Y/c HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết mỗi lần kim phút đi từ vạch này sang vạch kia thì kim giây chạy được đúng một vòng. Vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.

- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây



b) Giới thiệu về thế kỉ:

- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:

+ Đây được gọi là trục thời gian.

+ Người ta tính mốc thế kỉ như sau:

. Từ 1 năm đến 100 là thế kỉ thứ nhất.

. Từ 101 năm đến 200 là thế kỉ thứ hai.

. Từ 201 đến 300 là thế kỉ thứ ba.

. …


. Từ năm 1900 đến 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.

- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:

+ Năm 1879 là thế kỉ nào?

+ Năm 2010 ở thế kỉ nào? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?



GV: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ mười lăm ghi là XV.

2.3 Luyện tập thực hành:

Bài 1:

- Y/c HS đọc y/c của bài, sau đó tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 2:

- Yêu cầu HS tự làm bài.



Bài 3:

- GV giới thiệu phần a:

+ Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?

- GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ 2 điểm thời gian cho nhau.

- Y/c HS làm tiếp phần b.

- Chữa bài và cho điểm HS.



3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài Luyện tập / 26.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.

- HS quan sát và chỉ theo y/c.


+ Là 1 giờ.
+ Là 1 phút.
+ 1 giờ bằng 60 phút.

+ Chỉ giây.


- Lắng nghe.

- HS đọc.


- HS theo dõi và nhắc lại.

+ Thế kỉ XIX.

+ Thế kỉ XXI. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.

- HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng số La Mã.

- HS tham gia thi tiếp sức.

+ Năm đó thuộc thế kỉ thứ XI.


- 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.




Toán: YẾN, TẠ, TẤN

(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với kg.

- Biết chuyển đổi đơn vị tạ, tấn và ki-lô-gam.

- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.



II/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 17.

- Nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

GV: Giờ học hôm nay các em sẽ biết được các đơn vị khối lượng lớn hơn kg.

2.2 Giới thiệu yến, tạ, tấn:

a) Giới thiệu yến:

H: Các em đã học được đơn vị đo khối lượng nào?



GV: 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.

Ghi bảng 1yến = 10kg.



b) Giới thiệu tạ:

GV: 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến .

H: Bao nhiêu kg thì bằng 1 tạ?

Ghi bảng 1tạ = 10yến = 100 kg.

c) Giới thiệu tấn:

GV: 10 tạ tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ.

Ghi bảng: 10 tạ = 1 tấn.

H: Biết 1 tạ bằng 10 yến. Vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến ?

H: 1 tấn bằng bao nhiêu kg?

Ghi bảng : 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg

2.3 Luyện tập:

Bài 1:

- GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. Gợi ý cho HS xem con vật nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.


H: Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu kg?

H: Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?


Bài 2:

- GV viết lên bảng câu a, y/c HS cả lớp suy nghĩ để làm bài.

H: Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?
H: Em thực hiện ntn để tìm được 1 yến 7 kg = 17 kg?

- Y/c HS làm các phần còn lại.


- Thu và chấm vở một số HS.

Bài 3:

- GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó y/c HS tính.

- Y/c HS giải thích cách tính của mình.
- Cho HS tự làm các bài còn lại.

- Nhận xét, chữa bài.



Bài 4:

- Y/c 1HS đọc đề bài trước lớp.

H: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối chở thêm của chuyến sau?

H: Vậy trước khi làm bài, chúng ta cần làm gì?

- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài Bảng đơn vị đo khối lượng.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ g, kg
- Nghe giảng và nhắc lại.


- HS nghe và ghi nhớ:

10 yến = 1 tạ

100kg = 1 tạ
- HS nghe và ghi nhớ.
+ 1 tấn = 100 yến
+ 1 tấn = 1000 kg

- HS đọc:

+ Con bò nặng 2 tạ.

+ Con gà nặng 2 kg.

+ Con voi nặng 2 tấn.

+ Là 200kg

+ Con voi nặng 2 tấn tức là 20 tạ.
- HS làm phần a.
+ 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 kg x 5 = 50 kg.

+ Có 1 yến = 10 kg, vậy 1 yến 7 kg = 10 kg + 7 kg = 17 kg.

- 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở các phần còn lại.

- HS: 18 yến + 26 yến = 44 yến


+ Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết thêm đơn vị vào kết quả.

- HS làm bài vào bảng con.

- 1HS đọc.

+ Không cùng đơn vị đo.


+ Đổi về cùng một đơn vị đo.

- 1HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở.




Toán: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

(Tiết 19)

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam(hg); quan hệ dag, hg và g.

- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.

- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.



II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.



II/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 18.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hoá các kiến thức về đơn vị đo khối lượng.

2.2 Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam:

a) Giới thiệu về đề-ca-gam:

GV: 1 đề-ca-gam nặng 10 gam.

1 đề-ca-gam viết tắt là dag.

- GV viết lên bảng 10g = 1dag.

b) Giới thiệu về héc-tô-gam:

GV: héc-tô-gam viết tắt là hg.

1hg cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g.

- GV viết lên bảng 1hg = 10 dag = 100 g

2.3 Giới thiệu về bảng đơn vị đo khối lượng:

- Y/c HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.

- Y/c HS nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn, đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.

H: Những đơn vị nào lớn hơn kg?

H: Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag?

GV viết vào cột dag: 1dag = 10g.

- Tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo.

2.4 Luyện tập:

Bài 1:

- GV viết lên bảng 7kg = …g và y/c HS cả lớp thực hiện đổi.

- Cho HS đổi, nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét.

- H/d lại cho cả lớp cách đổi: 7kg = 7000g.

- Cho HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.

- Chốt lại kết quả đúng và nhận xét.

Bài 3:

- GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo rồi mới so sánh.

- Nhận xét và cho điểm HS.

Bài 4:

- GV gọi 1HS đọc đề bài.

- Y/c HS làm bài.

- Nhận xét và cho điểm HS.



3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài Giây, thế kỉ.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS nghe giới thiệu


- HS đọc.
- Lắng nghe và viết vào vở nháp.

- 2 đến 3HS kể trước lớp.

- HS nêu các đơn vị đo khối lượng theo đúng thứ tự.

+ Yến, tạ, tấn.

+ 10g = 1 dag
- HS đổi và nêu kết quả.
- Theo dõi GV h/d cách đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- HS làm bài vào bảng con.

- HS thực hiện các bước đổi ra giấy nháp rồi làm bài vào vở.


- 1hS đọc đề bài.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

Giải:

4 gói bánh cân nặng:

150 x 4 = 600 (g)

2 gói kẹo cân nặng:

200 x 2 = 400 (g)

4 gói bánh và 2 gói kẹo cân nặng:

600 + 400 = 1000(g) = 1 (kg)

ĐS: 1 kg




Lịch sử: NƯỚC ÂU LẠC

(Tiết 4)

I/ Mục tiêu:

- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:

Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.

* Với HS khá, giỏi:

+ Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.

+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.

+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc ( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).



II/ Đồ dùng dạy học:

- Các hình minh hoạ SGK.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động.

- Phiếu thảo luận nhóm.

- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS lên bảng, y/c trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 14, SGK.

- Nhận xét việc học bài của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Cuộc sống

của người Lạc Việt và người Âu Việt

- Y/c HS đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:

+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?

+ Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau ntn?

 GV kết luận.

HĐ2: Sự ra đời của nước Âu Lạc

- Y/c HS thảo luận nhóm.

+ Vì sao người dân Âu Việt và người dân Lạc Việt lại hợp nhất với nhau thành 1 đất nước? (đánh dấu + vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất)

Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng.

Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.

Vì họ sống gần nhau.

+ Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt? ………….

+ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?

Nước …… ………đóng đô ở …………….

- Y/c HS trình bày kết quả thảo luận.
H: Nhà nước sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời thời gian nào?

 GV kết luận và giúp HS so sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nhà nước Văn Lang và nước Âu Lạc: Nhà nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ); con nước Âu Lạc đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội).



HĐ3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc

- Y/c HS làm việc theo cặp với định hướng: Hãy đọc SGK, quan sát hình minh hoạ và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống:

+ Về xây dựng?

+ Về sản xuất?


+ Về vũ khí?
- Y/c HS nêu kết quả thảo luận.

 GV: nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần.



HĐ4: Nước Âu Lạc

và cuộc xâm lược của Triệu Đà

- Y/c HS đọc SGK đoạn từ “Từ năm 207 TCN … phong kiến phương Bắc”.

H: Dựa vào SGK bạn nào có thể kể lại cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?

H: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?

H: Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?

- Nhận xét, kết luận.



3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị trước bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

- 3 HS lên bảng thực hiện y/c. Cả lớp theo dõi nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:


+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang.

+ Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, … như người Lạc Việt. Bên cạnh đó phong tục của người Âu Việt cũng giống như người LạcViệt.

+ Họ sống hoà hợp với nhau.

- HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung định hướng.

- 3HS đại diện trình bày trước, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.

+ Là nhà nước Âu Lạc. Cuối thế kỉ thứ III TCN.

- 2HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau theo y/c.
Kết quả hoạt động tốt:

+ Người Âu Lạc xây dựng được kinh thành Cổ Loa với kiến trúc 3 vòng hình ốc.

+ Sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kĩ thuật rèn sắt.

+ Chế tạo được loại nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.

- 1 đến 2HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung.
+ Do dân ta đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi.

+ Vì do An Dương Vương chủ quan.



Đạo đức: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T2)

(Tiết 4)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được VD về sự vượt khó trong học tập.

- Biết được thế nào là vượt khó trong học tập và phải vượt khó trong học tập vì sẽ giúp em học tập mau tiến bộ.

- Có ý thức vượt khó trong vươn lên trong học tập.

- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

* KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.

- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.



II/ Đồ dùng dạy học:

- Giấy, bút cho các nhóm.

- Bảng phụ ghi bài tập.

- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS.



III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c HS nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước và nêu một số việc làm thể hiện được sự vượt khó trong học tập.

- Nhận xét việc học bài của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Gương sáng vượt khó

- GV tổ chức hoạt động cả lớp.

+ Y/c HS kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh mà em biết.

H: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó làm gì?

H: Thế nào là vượt khó trong học tập?
H: Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- GV kể cho HS câu chuyện vượt khó của bạn Lan - bạn nhỏ bị chất độc màu da cam.

HĐ2: Xử lí tình huống

- Y/c HS làm việc theo nhóm 4.

- Y/c các nhóm thảo luận giải quyết tình huống sau:

+ Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, ĐDHT, em sẽ làm gì?

+ Nhà em xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn em sẽ làm gì?

+ Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn toán học kì, em sẽ làm gì?

- Sau thời gian thảo luận 15’, y/c các nhóm trình bày kết quả.



- Y/c các nhóm nhận xét giải thích cách xử lí.

* KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập. - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập

HĐ3: Trò chơi đúng - sai

- GV tổ chức cho HS làm việc theo lớp.

- Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh đỏ.

- GV hướng dẫn cách chơi:

+ GV lần luợt đưa ra các câu tình huống như bài tập 3.

+ GV dán băng giấy có các câu tình huống lên bảng.

+ GV hỏi HS giải thích vì sao câu 1, 2, 3, 4, 6 lại là sai.

 GV kết luận.



HĐ4: Thực hành

- Y/c HS một bạn HS đang gặp khó khăn trong học tập. Cả lớp lên kế hoạch một buổi tới thăm và giúp đỡ bạn đó.

- Y/c HS đọc tình huống trong BT4 – SGK rồi thảo luận cách giải quyết

- Y/c HS làm việc cả lớp.


- Y/c HS nhận xét bổ sung.

KL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau.

- Y/c HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.



2. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS xem trước bài Biết bày tỏ ý kiến.

- Một số HS trả lời.

- Lắng nghe.

- HS kể gương vượt khó mà em biết (3-4HS)

+ Phải khắc phục khó khăn, tiếp tục học tập.

+ Biết khắc phục khó khăn và phấn đấu đạt kết quả tốt.

+ Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập và được mọi người yêu quý.

- HS làm việc theo nhóm. Lần lượt các HS phải đưa ra câu trả lời cho từng tình huống sau đó cả nhóm thống nhất cách giải quyết hay nhất.

- Đại diện mỗi nhóm nêu cách xử lí 1 tình huống – sau đó các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nhận các miếng giấy và chuẩn bị chơi

- HS nghe hướng dẫn.

 HS giơ lên cao miếng giấy màu để đánh xem tình huống đó là đúng hay là sai.


- HS giải thích theo ý hiểu.

- HS lên kế hoạch: Những việc có thể làm, thời gian người nào làm việc gì?

- HS làm việc theo nhóm: Thảo luận cách xử lí tình huống.

- Đại diện mỗi nhóm báo cáo nêu ra 1 ý kiến.


- Lắng nghe.

- 1HS nhắc lại.




Khoa học: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?

(Tiết 7)

I/ Mục tiêu:

- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.

- Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân dối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và khoáng chất; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm có nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối.



* PCTNTT: Giúp trẻ nhận biết ăn uống phải vệ sinh:

+ Thực phẩm phải sạch, an toàn: không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi, thiu.

+ Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh: Không sử dụng thực phẩm quá hạn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không ăn các loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như khoai tây đã nảy mầm, cá nóc, đậu lạc mốc…

II/ Đồ dùng dạy học:

- Các hình minh hoạ trang 16, 17 SGK.

- Phiếu học tập theo nhóm.

- Giấy khổ to.

- HS chuẩn bị bút màu.

III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

1) Em hãy cho biết vai trò của vitamin và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.

2) Em hãy nêu vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng.

3) Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có nhiều chất xơ?

- Nhận xét, cho điểm HS.



2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?

- GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm 5.

- Y/c HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Nếu hằng ngày cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống?

+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn ntn?


+ Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?

- Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.

- Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 17/SGK.

HĐ2: Nhóm thức ăn có trong

một bữa ăn cân đối

- Tiến hành hoạt động nhóm 6.

- Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 16, 17 SGK để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.

- Gọi 2 đến 3 nhóm lên trình bày.

- Nhận xét từng nhóm. Y/c bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lí.

- Y/c HS quan sát kĩ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào cần: ăn đủ, ăn vừa phải, ăn mức độ, ăn ít, ăn hạn chế.



HĐ3: Trò chơi: “Đi chợ”

- Giới thiệu trò chơi.

- Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm. Y/c các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.

- Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.

- Y/c HS chọn ra 1 nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1HS trình bày lưu loát nhất.



3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; sưu tầm những thức ăn được chế biến từ cá để chuẩn bị cho bài Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

- 3HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.


- Hoạt động theo nhóm.

- Thảo luận và rút ra câu trả lời đúng.

+ Không đảm bảo đủ chất nên sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.


+ Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

+ Vì như thế sẽ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- 2 – 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2HS lần lượt đọc.

- Hoạt động nhóm 6.

- Quan sát thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.

- 2 đến 3HS đại diện trình bày.

- Quan sát, 5HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu tên một nhóm thức ăn.
- Lắng nghe.

- Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.


- Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.
- Nhận xét.



Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

Ở HOÀNG LIÊN SƠN

(Tiết 4)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,… trên nương rẫy, ruộng bậc thang.

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,…

+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,…

+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,…

- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.



* Với HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi tạo thành những bậc thẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

* Liên hệ GDMT: Để thích nghi với địa hình ở Hoàng Liên Sơn thì người dân nơi đây đã biết làm ruộng bậc thang để giữ nước, chống xói mòn đất. Khi khai thác khoáng sản thì cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khoẻ cho con người đồng thời phải biết khai thác hợp lí để nguồn tài nguyên khoáng sản không bị cạn kiệt.

* Giáo dục SDNLTK & HQ:

- Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.

- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng đẻ người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.

- Đây cũng là một khu vực có diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai khác rừng (gỗ, củi…).

Giúp HS thấy được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.



III/ Các hoạt động dạy - học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

1) Kể một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? Bản làng nằm ở đâu?

2) Vì sao dân tộc Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?

- Nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Trồng trọt trên đất dốc

- Y/c HS dựa vào kênh chữ và thảo luận để trả lời:


+ Dân tộc Hoàng Liên Sơn trồng cây gì? Ở đâu?
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?

+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?

+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì ở trên ruộng bậc thang?

GDMT: Để thích nghi với địa hình ở Hoàng Liên Sơn thì người dân nơi đây đã biết làm ruộng bậc thang để giữ nước, chống xói mòn đất.



HĐ2: Nghề thủ công truyền thống

- Y/c HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết thảo luận theo các gợi ý sau:


+ Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng?

+ Nhận xét màu sắc hàng thổ cẩm?

+ Hàng thổ cẩm dùng làm gì?

KL: Người dân ở Hoàng Liên Sơn có các ngành nghề thủ công truyền thống như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc,…

HĐ3: Khai thác khoáng sản

- Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?

+ Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? Để làm gì?

+ Mô tả quy trình sản xuất phân lân?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

GDMT: Khi khai thác khoáng sản thì cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khoẻ cho con người đồng thời phải biết khai thác hợp lí để nguồn tài nguyên khoáng sản không bị cạn kiệt.

- GV giúp HS nhận thấy khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.



3. Củng cố - dặn dò:

H: Người dân ở HLS làm những nghề gì? Nghề nào là chính?

GD SDNGTK & HQ:

- Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.

- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng đẻ người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.

- Đây cũng là một khu vực có diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai khác rừng (gỗ, củi…).

giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài Trung du Bắc Bộ.

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.


- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Lúa, ngô, chè, trên ruộng bậc thang, nương rẫy.

+ Sườn núi.

+ Giữ nước, chống xói mòn.

+ Trồng lúa nước.


- Làm việc nhóm 2. Thảo luận theo các gợi ý.

- Đại diện nhóm trả lời 3 gợi ý trên:

+ Dệt, may, thêu…

+ Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ.

+ Khăn, mũ, túi, thảm …
+ A-pa-tit, chì, kẽm …

+ A-pa-tit làm phân lân.


- HS mô tả theo H3/78

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Nông, thủ công, khai thác, khoáng sản, nghề nông là nghề chính.



Tiết: SINH HOẠT LỚP

(Tuần 4)

I/ Mục tiêu:

- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 4. Triển khai các hoạt động trong tuần 5.

- Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi nhỏ.



tải về 482.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương