Tính cấp thiết của đề tài


Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH



tải về 1.21 Mb.
trang7/65
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.21 Mb.
#31819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   65

1.2. Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH

1.2.1. Nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH trên thế giới

a. Xác lập thứ bậc ưu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu


Trên thực tế, các nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được thứ tự ưu tiên, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu quả. Nhiều tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã tham gia vào quá trình này nhằm xác định được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào đó [25], [75], [96], [97], có thể gộp thành 3 nhóm như sau:

  • Bảo tồn dựa trên các sinh cảnh đại diện: Hình thức này đã được một số tổ chức bảo tồn như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC),...sử dụng [25]. Trong đó, WWF đã xác định được 867 vùng sinh thái trên toàn cầu. Khái niệm này được Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) sử dụng như một phương pháp tiếp cận chủ đạo cho các hoạt động của mình, sau đó phát triển thành “Global 200” nhằm kết hợp các kiểu sinh cảnh đặc trưng nhất trên phạm vi toàn thế giới [88].

  • Bảo tồn dựa trên các tiêu chí về loài: như mức độ phong phú của loài (Species richness) và số lượng các loài đặc hữu (Endemic species) được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (BirdLife International) sử dụng. Phương pháp tiếp cận về loài được tổ chức bảo tồn quốc tế CI sử dụng nhằm tập trung các nguồn lực vào các khu vực có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất, đồng thời đưa ra khái niệm các điểm nóng về ĐDSH [79], [87], [88] và những vùng còn nguyên vẹn được xem là vùng có giá trị ĐDSH cao [89].

BirdLife cũng đưa ra khái niệm về các vùng chim đặc hữu (EBA: Endemic Bird Area) để áp dụng cho những nơi có ít nhất hai loài phân bố hẹp (RRS: Ranger - restricted species), loài phân bố hẹp là loài có phạm vi phân bố trên toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2. Bên cạnh đó BirdLife còn đưa ra khái niệm về các vùng chim quan trọng [6], [26], đó là những vùng có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn chim, được xác định dựa trên tiêu chí về loài như: sự hiện diện của các loài đe dọa, các loài phân bố ở một khu vực có diện tích hẹp, hoặc là nơi tụ tập của nhiều loài [82]. Từ đó, Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), BirdLife và Plant Life đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra khái niệm các vùng ĐDSH chính [85].

  • Bảo tồn dựa trên tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa tối thiểu hoặc các vùng biệt lập, được Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) sử dụng [90].

Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   65




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương