TÂn phúC Âm hóa bản thân tu sĩ VÀ CỘng đOÀn dòng thánh tâm huế thưỜng huấn ngày 16-24/7/2014 MỤc lụC


Tái định hướng đời sống cộng đoàn trong viễn ảnh Chỉ Bảo Huynh Đệ Đích Thực



tải về 1.17 Mb.
trang26/35
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.17 Mb.
#14692
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   35

2. Tái định hướng đời sống cộng đoàn trong viễn ảnh Chỉ Bảo Huynh Đệ Đích Thực


(Kỹ Thuật Chỉ Bảo Huynh Đệ)

Chúa Giêsu dạy chỉ bảo huynh đệ trực tiếp với người có lỗi: “Nếu anh em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em”223. Để thực hiện việc chỉ bảo huynh đệ ấy, chúng ta sử dụng Feed-Back, một kỹ thuật cảm thông và giao tế có nghĩa chuyên môn là “gửi trả lại”: một người xin kẻ khác nhận xét về mình, người kia cho nhận xét, và người này trả lời lại về nhận xét đó, ta gọi là Kỹ Thuật Chỉ Bảo Huynh Đệ.

Cuộc đời mỗi người có bốn ô không đều:

1. Phần mù là ô chỉ người khác biết về ta những điều mà ta không biết hay ý thức được.

2. Phần che đậy là ô chỉ ta ý thức và biết về mình, còn người khác không biết được.

3. Phần hiển nhiên là ô người khác biết về ta, và ta cũng biết và ý thức được.

4. Phần vô thức, bí mật và huyền nhiệm cuộc đời là ô người khác không biết về ta, mà ta cũng chẳng ý thức được.
Ta cần được người chỉ cho biết điều họ biết về ta mà ta không biết và ta cũng phải nói với người điều ta biết về họ mà họ không biết. Khi được ta xin, người khác sẽ nói cho ta biết phần mù của ta, và ta sẽ trả lời lại, giải thích cho họ về điều họ nói, đồng thời nói cho họ biết phần còn che đậy của ta. Như thế, người và ta sẽ dần dần thu hẹp lại phần mù lẫn phần che đậy, và khai mở biên giới của phần hiển nhiên, để rồi cả đôi bên hiểu biết nhau hơn, cảm thông nhau hơn, tín nhiệm nhau hơn, thân nhau hơn, thương nhau hơn và cộng tác tích cực với nhau hơn.
Tám điều kiện của người cho nhận xét

1. Đợi cho người nghe phải sẵn sàng đã mới góp ý.

2. Mô tả một hành vi như quay một cuốn phim, không phê phán.

3. Việc xảy ra không lâu, để người đó còn nhớ rõ mà kiểm chứng.

4. Nói những điều người kia vô tình không ý thức được.

5. Nói những điều có thể sửa đổi được (hiện tượng chứ không phải bản chất).

6. Chỉ nói những điều có thể sửa đổi được, nhưng không bắt buộc người kia phải sửa đổi.

7. Nói để giúp ích cho người kia, chứ không phải nói cho hả giận hoặc để trả thù.

8. Nói với sự kính trọng và yêu thương, như chia sẻ một mối ưu tư, một cảm tưởng, một phản ứng tự nhiên.
Bốn điều kiện của người nhận góp ý

1. Phải xin người khác cho mình nhận xét.

2. Lắng nghe và kiểm chứng là mình đã hiểu rõ.

3. Đừng mất tinh thần, nếu gặp phải nhận xét tiêu cực (bị chê, bị chỉ trích).



4. Trả lời cho người cho mình nhận xét với lòng biết ơn, vì người ta đã bởi lòng bác ái mà cho mình nhận xét, nhất là khi nhận xét làm cho mình khó chịu.
Vấn nạn: Người cho nhận xét phải đợi người nhận sẵn sàng đã, nhưng nếu người nhận chưa sẵn sàng (không xin), mà việc cần góp ý ngay thì phải làm sao? – Thưa phải theo gương Chúa Giêsu chủ động đi bước trước: “Ông Simon, tôi có điều này muốn nói với ông. – Xin Thầy cứ nói”.
Muốn xin người góp ý hay muốn góp ý cho người đều phải tế nhị, đừng quá đường đột, bằng cách xin hẹn một cuộc gặp gỡ, một cuộc nói chuyện. Bề dưới có thể chủ động xin giờ hẹn để Bề Trên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng lắng nghe trình bày và góp ý. Bề Trên cũng có thể hẹn trước để bề dưới chuẩn bị tinh thần, nhất là đối với người dễ phản ứng mạnh. Anh em ngang hàng với nhau cũng thế. Tất cả cũng chỉ vì bác ái, muốn điều tốt nhất cho nhau và cho sứ vụ tông đồ. Có thể nói rằng nếu chúng ta không sẵn lòng chỉ bảo và lắng nghe nhau thì không ai muốn làm công việc đó.
Việc góp ý nhận xét mang lại cho nhau cơ hội tốt để giải thích rất nhiều hiểu lầm (x. Chuyện Khổng Tử và Nhan Hồi). Nó giúp ta và tha nhân ý thức được những khía cạnh nhân bản và giao tế của mình rõ hơn để thăng tiến; gia tăng sự tin cậy, tình bằng hữu và loại trừ sợ hãi, tạo bầu khí bình an và an toàn vốn là đặc tính thiết yếu của một cộng đoàn tu trì. Nếu thấy lỗi lầm cụ thể của anh em, trước hết hãy cầu nguyện cho mình và cho anh em được biến đổi, rồi đến nói trực tiếp với người anh em như Chúa dạy, nếu người anh em quyết tâm sửa thì thôi, bỏ qua, không nói gì với ai nữa. Nếu người anh em chưa sửa được, hãy nhẫn nại cầu nguyện và khích lệ, vì cái gì cũng cần có thời gian. Khi nói chuyện với các chủng sinh và tập sinh, ĐTC Phanxicô dạy: “Nếu tôi có điều gì chống lại một người anh một người chị, tôi sẽ nói điều đó trước mặt họ, hoặc tôi sẽ nói điều đó cho ai có thể giúp đỡ, nhưng tôi sẽ không nói với người khác để bôi tro trát trấu vào mặt họ. Ngồi lê đôi mách thì thật kinh khủng! Đằng sau việc ngồi lê đôi mách, và ẩn dưới việc ngồi lê đôi mách này là đố kỵ, ghen tuông, tham vọng. Các con hãy nghĩ về điều này224.
Nếu gặp một lỗi nghiêm trọng mà người anh em thiếu tinh thần phục thiện và ngoan cố thì để tránh thiệt hại lớn cho cộng đoàn lẫn đương sự, sau khi đã cầu nguyện và trực tiếp làm mọi cách có thể, hãy theo lương tâm, can đảm đích thân kín đáo trình bày với Bề Trên và người có thẩm quyền, cùng sẵn sàng chịu trách nhiệm kiểm chứng về điều mình nói, cả khi đương sự có mặt. ĐTC Phanxicô căn dặn: “Hãy nói điều đó với Bề trên, với Giám mục là những người có thể sửa chữa. Nhưng đừng nói điều đó cho người không thể giúp ích gì”225.
Lạy Chúa Cha nhân lành, sửa lỗi cho nhau để giúp nhau nên tốt hơn là một trong những bổn phận quan trọng của mỗi người chúng con. Xin ban cho chúng con lòng khiêm tốn thật để chúng con có thể vui lòng đón nhận những lời góp ý xây dựng của anh chị em”226.
Chớ gì chúng ta có được một tình huynh đệ như tình bạn của Gionathan và Đavít mà chân phước viện phụ Enrêđi đã nhắc đến trong khảo luận về tình bằng hữu hoàn hảo rằng: “Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển.227
Tình huynh đệ đích thực sẽ là:

  • một sự đoàn kết bên nhau để cùng tiến bước,

  • một cuộc đối thoại thường xuyên trong cuộc sống đa nguyên đa diện,

  • một cuộc gặp gỡ cởi mở hơn cho cuộc hành trình đầy gian khó và nguy hiểm,

  • một sự có mặt khích lệ hay một nâng đỡ hỗ trợ tinh thần,

  • một lời vui, một tiếng cười thanh thỏa cùng chia sẻ tình thương dâng lên vời vợi,

  • một cái nhìn cảm thông khi vướng trở ngại, hay khi bị thất bại chua cay,

  • một “tôi khác” để mỗi người có dịp phản tỉnh nhìn lại bộ mặt của mình, có khi đã hoen ố bụi đời,

  • một bạn đồng hành để con đường thập giá bớt nỗi đơn côi,

  • một Simong vác đỡ hay một Vêrônica lau mặt,

  • một cái gì khỏa lấp chỗ trống vắng tình thương sau tình yêu Thầy Chí Thánh,

  • một hiện diện và hiện thân của Thiên Chúa cao xa vô hình.

Chớ chi mỗi người chúng ta trước hết hãy là người bạn như thế cho nhau và cho kẻ khác.






tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương