Tên đề tài: “ĐÁnh giá CÔng tác cải cách thủ TỤc hành chính đẤT Đai trêN ĐỊa bàn tỉnh thái nguyêN”



tải về 2.31 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/50
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích2.31 Mb.
#55449
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   50
Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Subject History In what ways were Greek art and architecture
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu của đề tài 
- Đánh giá được kết quả công tác cải cách TTHC đất đai từ năm 2016-2022. 
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn của công tác cải cách TTHC đất đai. 
Đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại và nâng cao hiệu 
quả công tác cải cách thủ tục hành chính đất đai. 


3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài đã giúp cho sinh viên củng cố và hoàn 
chỉnh kiến thức đã học tập ở nhà trường, đồng thời vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn công việc; biết sử dụng các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số 
liệu và trình bày báo cáo khoa học một cách đầy đủ và đúng quy định. 
- Ý nghĩa đối với công tác: Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề 
tài sinh viên nắm vững những thuận lợi và khó khăn về cải cách TTHC; qua 
đó đúc kết và rút ra các bài học kinh nghiệm đối với công tác cải cách TTHC 
nói chung và cải cách TTHC về đất đai nói riêng, nhằm vận dụng hoàn thành 
tốt công việc được giao và tham mưu cho lãnh đạo ngày càng tốt hơn. 


4
PHẦN 2 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến thủ tục hành chính và cải cách thủ 
tục hành chính 
2.1.1.1. Thủ tục hành chính và cải cách hành chính 
Trong cuốn “Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam” Nguyễn Thị La, Hoàng Thị Hoài Hương 
(đồng chủ biên), đã nêu định nghĩa về thủ tục hành chính là “một loại quy 
phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện 
một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công 
việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, 
tổ chức và cá nhân công dân (Nguyễn Thị La, Hoàng Thị Hoài Hương, 2017). 
Giáo trình Thủ tục hành chính định nghĩa “Thủ tục hành chính là trình 
tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có 
thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan 
hành chính nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân”(Học viện Hành 
chính Quốc gia, 2012). 
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều ý kiến, quan điểm, cách định 
nghĩa khác nhau về TTHC.
Để thống nhất cách hiểu về TTHC dưới góc độ quản lý nhà nước, Nghị 
định số 63/2010/NĐ -CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kıểm 
soát TTHC đã đưa ra khái niệm về TTHC như sau: “TTHC là trình tự, cách 
thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có 
thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá 
nhân, tổ chức”. 


5
Đây là một khái niệm khá rõ ràng, đầy đủ, cho thấy ý nghĩa, vai trò của 
TTHC trong quản lý nhà nước. TTHC là thuộc tính của hoạt động quản lý,là 
phương thức phục vụ công quyền vậy TTHC được xây dựng khoa học, chặt 
chẽ và phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý của nhà 
nước, cũng như thuận tiện cho người dân trong quá trình tham gia vào thực 
hiện TTHC. Nhưng ngược lại, nếu TTHC chồng chéo, rườm rà, phức tạp sẽ là 
cản trở lớn cho các hoạt động quản lý, đồng thời là kẽ hở cho các đối tượng 
xấu lợi dụng gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân, từ đó làm giảm lòng tin của 
người dân đối với Nhà nước. 
2.1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 
Thủ tục hành chính có một số đặc điểm cơ bản sau: 
Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bằng những quy tắc pháp lý quy định 
về trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan HCNN để xử 
lý công việc gọi là các quy phạm thủ tục nhằm đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ. 
Thứ hai, chủ thể thực hiện TTHC gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ 
chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó chủ thể quan trọng 
nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, công chức, viên chức trong hệ thống 
các cơ quan này.
Thứ ba, Thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp.
Thứ tư, TTHC phụ thuộc đáng kể vào nhận thức chủ quan của chính 
những người xây dựng.
2.1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước 
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý HCNN, chúng là 
các quy phạm thủ tục quy định cách thức tiến hành các hoạt động quản lý 
hành chính, TTHC tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan QLNN 
giải quyết công việc theo luật định, đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của 
các tổ chức và công dân.


6
Mặt khác, TTHC cũng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, chúng 
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời 
sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện 
được quyền lợi, nghĩa vụ của mình. 
2.1.1.4. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính 
Trước hết, cải cách được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, diễn ra 
ở những cấp độ, mức độ khác nhau và có mục đích nhằm làm cho một hệ 
thống hoạt động tốt hơn.
Với quan niệm về TTHC nhưnêu trên thì cải cách thủ tục hành chính là 
một nội dung trong CCHC, nó được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống 
và có mục đích về trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện 
trong giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức nhằm 
làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. 

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương