Tên đề tài: “ĐÁnh giá CÔng tác cải cách thủ TỤc hành chính đẤT Đai trêN ĐỊa bàn tỉnh thái nguyêN”


 Khái quát các quy định của Nhà nước về cải cách hành chính



tải về 2.31 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/50
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích2.31 Mb.
#55449
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   50
Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Subject History In what ways were Greek art and architecture
2.2.2. Khái quát các quy định của Nhà nước về cải cách hành chính 
Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan của đất nước ta và là yêu 
cầu cấp bách đối với sự nghiệp đổi mới được Đảng và Nhà nước ta hết 
sức quan tâm để có một nền hành chính dân chủ, minh bạch và chuyên 
nghiệp hơn nữa, mạnh và hiện đại hơn nữa. 
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn chú trọng công tác 
cải cách hành chính, xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách , quy 
phạm pháp luật về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành 
chính nói riêng. Tiếp tục thực hiện mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách 
hành chính quốc gia 2001-2010 đã đề ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 
30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm2011 của Chính phủ về ban hành Chương 
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục 
tiêu trọng tâm về cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm. Một trong 
những nhiệm vụ được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 
giai đoạn 2011 – 2020 xác định ưu tiên hàng đầu đó chính là cải cách thủ tục 
hành chính. 
Đến năm 2021, Chính phủ ta tiếp tục ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP, 
ngày 15 tháng 7 năm 2021 Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành 
chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, trọng tâm cải cách hành 
chính 10 năm tới là: Cải cách thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức 
thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên 
nghiệp, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát 
triển đất nước; chú trọng cải cách chính sách về tiền lương; đặc biệt là cải cách 
thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. 
Một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là: 
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định TTHC liên quan đến 
người dân, doanh nghiệp, bảo đảm TTHC phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, 


13
đặc biệt là TTHC thuộc các lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm như: Đất đai, xây 
dựng, bảo hiểm, thuế, hải quan,... và các TTHC thuộc các lĩnh vực khác có số 
lượng, tần suất giao dịch lớn. 
- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính: Loại bỏ các thủ tục rườm rà, 
chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ 
chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; ứng dụng 
tối đa các hệ thống công nghệ thông tin để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục 
kiểm tra, bảo đảm minh bạch thông tin,…Đồng thời, rà soát, thống kê và đơn 
giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước. 
- Cập nhật, công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức khác 
nhau. Xây dựng, vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu TTHC. 
- Hoàn thiện, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong giải quyết thủ tục hành chính, 
không để tình trạng thủ tục nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây 
nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân. 
- Hoàn thiện việc kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch 
vụ công quốc gia trong năm 2022; hoàn thành xây dựng và vận hành có hiệu quả 
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương