TÌm hiểu sáu phái triết họC ẤN ĐỘ ht mãn Giác



tải về 1.05 Mb.
trang14/38
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.05 Mb.
#34347
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   38

II.PATANÕJALI


Patanõjali là người đầu tiên hệ thống hóa tư tưởng về Yoga rải rác trong các Upanishads và những nơi khác, soạn thành tác phẩm Yoga-sùtra. Niên đại của Patanõjali không được rõ. Vả lại có hai người cùng tên, một là tác giả của Yoga-sùtra, và một nữa là nhà văn pháp, chú giải tác phẩm của Pànïini. Phần lớn các tác giả phương Tây ngày nay đồng hóa cả hai Patanõjali. Nhưng chưa thấy một giải pháp nào được hoàn toàn chấp nhận. Người ta vẫn tạm thời chấp nhận niên đại tác giả Yoga-sùtra vào khoảng thế kỷ thứ II trước tây lịch.

Yoga-sùtra không được coi như một tác phẩm đặc sáng, mà chỉ là tập đại thành những gì liên hệ đến Yoga đương thời. Căn bản triết lý siêu hình trong đó dựa trên hệ pháp Sàmïkhya. Nội dung Yoga-sùtra gồm 149 sùtras, chia thành 4 phẩm. Phẩm I: Tam muội (samàdhi-pàda) gồm 51 sùtras, nói về bản chất của samàdhi; phẩm II: Phương pháp (sàdhana), 55 sùtras, trình bày các phương pháp thiền định; phẩm III: Thần thông (vibhùti-pàda), 55 sùtras, về các loại thần thông; phẩm IV: Độc tồn (kaivalya-pàda), 33 sùtras, sự giải thoát cuối cùng, trạng thái độc lập của purusïa như được nói trong Sàmïkhya.

Pàtanõjala-bhàsïya là tác phẩm xưa nhất của Vyàsa, chú giải Yoga-sùtra, cũng được gọi là Yoga-bhàsïya, và có lẽ được viết trong khoảng thế kỷ VII. Khoảng thế kỷ X, một bản chú giải khác, Ràjàmàtranïdïa của Bhojaràja được tập thành. Về sau nữa, xuất hiện những bản chú giải khác, căn cứ trên tác phẩm của Vyàsa, đáng kể là của Vàcaspati và Vijnõànabhiksïu. Các tác giả này nguyên là những triết gia của Sàmïkhya, và cũng có những tác phẩm về hệ phái đó. Tuy nhiên, sự liên hệ giữa Sàmïkhya và Yoga không phải từ họ mới có. Ngay nơi tác phẩm của Patanõjali, căn bản siêu hình học đã là của Sàmïkhya. Xưa hơn nữa, người ta có thể tìm thấy nơi các Upanishads trong đó những yếu tố của hệ phái Sàmïkhya và Yoga xen lẫn nhau, như thuyết ngũ tạng được nói trong Maitrì Upanishad chẳng hạn; hay đề cập của SÙvetasùvàtara Upanishad về Sàmïkhya và Yoga, phân biệt và tư duy, như là hai phương tiện hỗ tương dẫn đến nhận thức về nguyên nhân cứu cánh; đấy là những chứng cứ cho thấy mối liên hệ sâu xa của hai hệ phái này trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ.

---o0o---


III.QUAN HỆ SÀMÏKHYA - YOGA (TRIẾT LÝ VÀ PHÁP MÔN YOGA)


Cuối chương lịch sử của triết học phái Yoga, chúng ta sẽ nói vắn tắt về quan hệ giữa Sàmïkhya và Yoga. Ở đây, ta chỉ nói thêm một vài chi tiết về quan hệ tư tưởng của chúng.

Định nghĩa về Yoga, Patanõjali trong Yoga-sùtra I.2 nói: “Yogasù citta-vrïtti-nirodhahï”, yoga là sự diệt trừ cơ năng của tâm. Vyàsa chú giải sùtra này nói: “tâm (citta) có ba gunïa, với bản chất sáng, động và trì trệ.” Ngay trong định nghĩa này, và chú giải của nó, đã cho thấy điểm tương đồng và dị biệt giữa Sàmïkhya và Yoga. Nơi chú giải của Vyàsa, những gì mà chúng ta đã biết về mahat trong bộ thuật ngữ của Sàmïkhya, thì nó trở thành citta trong bộ thuật ngữ của Yoga. Điểm dị biệt ở đây là citta bao gồm ba cơ năng nội tại của Sàmïkhya: buddhi, ahamïkàra và manas. Nó là biến thái đầu tiên của prakrïti với sự thắng thế của sattva. Mặc dù có tính chất vô tri, nhưng là yếu tố tế nhị và gần gũi purusïa nhất, và do phản ảnh của purusïa, nên nó hoạt động như một yếu tố có tri thức. Tất cả mọi hiện tượng tinh thần đều bắt nguồn từ đó.

Yoga được hiểu như là sự ức chế hay diệt tận các tác dụng (vrïtti) của citta. Những tác dụng này gồm hai loại. Thứ nhất là những tác dụng trực tiếp, là những sinh hoạt của tri thức, và được gọi là tâm tác dụng (citta-vrïtti). Từ sùtra I.5 đến sùtra I.11, chúng ta có tất cả 5 citta-vrïttis: chánh trí (pramanïa), tợ trí (viparyaya), phân biệt (vikalpa), thụy miên (nidrà) và ký ức (smrïti). Chánh trí là những nhận thức chơn chính, từ ba nguồn mạch của tri thức: hiện lượng, tỉ lượng và chánh giáo lượng. Tợ trí là nhận thức không chơn chánh, hiểu biết sai lầm về chân tướng của sự vật, như thấy sợi dây mà cho là con rắn. Phân biệt hay tưởng tượng, là tri thức có được do truyền thuyết, như sự hiểu biết về sừng thỏ, chỉ có trên ngôn ngữ chứ không có trong thực tế. Thụy miên là tâm tác dụng lấy căn nguyên của phi hữu hay vô thể (abhàva) làm đối tượng; nó là sự vắng mặt của tri thức, nhưng dù vậy, sau một giấc ngủ, người ta vẫn có thể nói rằng: “Tôi ngủ say không biết gì hết” và như vậy phải có một citta-vrïtti để duy trì sự vắng mặt này của tri thức. Ký ức là nhớ lại những ấn tượng quá khứ chưa bị giải trừ, tiêu hủy.

Loại thứ hai, do sự phản chiếu của purusïa trong citta hay citta phản chiếu trong purusïa, tạo cho citta mang một hình ảnh của ngã tương đối, tiểu ngã (jìva), chịu những đau khổ của sanh tử luân hồi. Đây được gọi là tác dụng phiền não (klesùa), là những tác dụng tình ý, cũng có 5 (sùtra II.3-9): vô minh (avidyà), ngã kiến (asmità), tham (ràga), sân (dvesïa) và hữu ái (abhinivesùa). Vô minh là đối với những gì vốn vô thường, bất tịnh, khổ và vô ngã mà cho là thường, tịnh, lạc và ngã. Ngã kiến là sự đồng nhất sai lầm giữa năng lực kiến giải (drïksùakti) và năng lực tri kiến (darsùanasùakti). Tham là sự chấp trước và khoái lạc. Sân là sự bất mãn đối với những nơi không thích ý. Hữu ái là sự ham muốn, chấp trước vào sự tồn tại của nhục thể.

Đối tượng của Yoga là khuất phục và diệt tận hai loại citta-vrïtti trên đây. Chú giải sùtra I.12, về sự diệt tận của loại citta-vrïtti thứ nhất, biểu dương cho những tác dụng tri thức, Vyàsa nói rằng: Dòng citta trôi chảy theo hai hướng, hoặc chảy về hướng thiện, hoặc về hướng bất thiện. Nếu sự trôi chảy của citta dẫn đến độc tồn (kaivalya) hay giải thoát và đến lãnh vực của tri thức phân biệt, nó được gọi là dòng hạnh phúc. Nếu dẫn vào tái sanh và chảy xuống lãnh vực vô minh, nó được gọi là dòng đau khổ. Giải thích này trên đại thể không mấy khác xa với chủ thuyết về lịch trình hiện tượng hóa của Sàmïkhya.

Dị biệt lớn nhất giữa Sàmïkhya và Yoga là một bên vô thần và một bên hữu thần. Nỗ lực thiết lập một quan niệm hữu thần cho Yoga được thấy rõ trong Sùtra I.23-29 và các chú giải liên hệ.

Sùtra I.23 và 24 nói: “Hoặc do niệm tưởng đấng toàn thiện Ìsùvara mà đạt đến samàdhi. Isùvara là một purusïa tối thắng (Purusïa-visùesa), không bị xúc nhiễm bởi phiền não (klesùa), nghiệp (karman), quả dị thục (vipàka) hay dư nghiệp (àsùaya)”.

Vàcaspati Misùra trong Tattva-vaisùàradì, khi chú giải các sùtras này, từ đó thiết lập các chứng cứ hữu thần, đã phân biệt giữa các purusïas, mà Sàmïkhya quan niệm là phức thể, với một purusïa thù thắng tối thượng, Isùvara. Thế giới gồm có hai nguyên lý căn bản, và chỉ có hai: purusïa hữu thức và prakrïti vô thức. Như Isùvara không phải là nguyên lý vô thức để làm nguyên nhân tối sơ cho vạn hữu trong lịch trình hiện tượng hóa hay sáng hóa của vũ trụ. Vì nếu Isùvara là nguyên lý vô thức, nhất định ngài phải là mùlaprakrïti, căn bản tự tánh hay bản tánh, vật chất căn nguyên, và như vậy không có gì khác với những tác dụng vô tri. Isùvara cũng không phải như các purusïa trong lịch trình hiện tượng hóa, vì ngài không liên hệ gì đến những phiền não, ngã kiến.

Đằng khác, với chú giải của Vyàsa, khi một người giải thoát, người đó không phải là Isùvara, không bao giờ trở thành là Isùvara, vì Isùvara không liên hệ gì đến các phiền não trói buộc.

Sàmïkhya không quan niệm sự hiện hữu của một tuyệt đối hay thần ngã hay Isùvara nào ngoài hai nguyên lý căn bản và tối sơ, purusïa và prakrïti. Nếu muốn nói đến toàn trí, thì đấng toàn trí hay nhất thiết trí đó là purusïa. Nếu muốn nói đến toàn năng, thì đấng toàn năng đó là prakrïti. Thế nhưng, mỗi chúng sanh đều có riêng một purusïa và những phẩm tính của prakrïti. Trái lại, Yoga-sùtra I.25 và các đoạn tiếp theo xác chứng rằng có một Isùvara như vậy. Sùtra I.25-29 nói: “Hạt giống của nhất thiết trí nảy mầm trong Ngài. Ngài là bậc thầy của các tiên thánh, không lệ thuộc thời gian. Mật ngữ biểu thị Ngài. Càng tụng đọc mật ngữ đó càng thấu hiểu ý nghĩa của nó. Nhờ đó mà thấu hiểu Ngã cá biệt và dứt trừ các chướng ngại”.

Sự giải thoát chỉ có nghĩa là trở thành một purusïa thanh tịnh, tịch tĩnh, cùng bản chất như Isùvara, khi hành giả (yogin) lặp lại nhiều lần mật ngôn aum cho đến lúc tâm hoàn toàn chuyên chú vào một điểm trên đó. Giải thoát tuyệt đối được mô tả ở Sùtra IV.34 như là lúc mà các phẩm tính trở lại trạng thái vi tế tiềm ẩn của chúng, sau khi vắng bặt ý tưởng của purusïa; năng lực tâm linh an trụ trong bản chất của chính nó. 

---o0o---




tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương