TÌm hiểu sản phẩm và DỊch vụ thông tin thư việN


Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



tải về 3.64 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích3.64 Mb.
#34956
1   2   3   4   5   6   7   8

1.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin của Thư viện

Đối tượng người dùng tin của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất đa dạng từ cán bộ lãnh đạo quản lý (cấp Bộ trưởng) đến các nông dân, từ cán bộ nghiên cứu đến những người trực tiếp tham gia sản xuất, từ các cá nhân đến các đối tượng là cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các trường đại học…

Dựa vào chức năng hoạt động trong xã hội thì người dùng tin của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 04 nhóm:

- Các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, người lập kế hoạch.

- Các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên trong các trường thuộc chuyên ngành nông nghiệp.

- Các cán bộ chuyên môn, các nhà kỹ thuật và thực hành trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Các nhà sản xuất kinh doanh, những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện

Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con người. Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng tin, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Với mỗi nhóm người dùng tin khác nhau thì có nhu cầu thông tin khác nhau.



  • Nhóm 1: Người dùng tin là các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, người lập kế hoạch.

Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, những người lập kế hoạch là quản lý điều hành hoạt động của một tổ chức, do đó vấn đề mà họ quan tâm rất đa dạng và phong phú, thường ở tầm vĩ mô, mang tính chiến lược đối với một tổ chức như Cục Kiểm lâm, Cục Chế biến nông lâm sản… Nhiệm vụ cụ thể của họ là xây dựng các chính sách, lập kế hoạch, đề ra các chiến lược phát triển cho nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, những thông tin họ cần là những thông tin chính xác, đầy đủ, những bảng phân tích tổng hợp, những thông tin định hướng trong nghiên cứu triển khai, những thông tin mới để dự báo và đề ra chiến lược phát triển, tìm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông lâm sản. Do đó, nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này là những thông tin mang tính tổng hợp, định hướng và chiến lược.

  • Nhóm 2: Người dùng tin là các nhà nghiên cứu, các giáo sư, chuyên gia và sinh viên của các trường thuộc chuyên ngành nông nghiệp.

Phạm vi vấn đề mà họ quan tâm thường hẹp hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể. Do đó, nhu cầu tin của họ đòi hỏi những thông tin có chiều sâu, có tính chọn lọc. Họ cần những thông tin về các công trình nghiên cứu mới, tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ đặc biệt là những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong và ngoài nước và những tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của mình. Đối với nhóm người dùng tin này, Thư viện phải cung cấp cho họ những tài liệu được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, vì họ là những người có trình độ ngoại ngữ cao. Hình thức phục vụ cho đối tượng này là các tổng quan, tổng luận, các công trình nghiên cứu, bản tin chọn lọc…

  • Nhóm 3: Người dùng tin là các cán bộ chuyên môn, các nhà kỹ thuật và thực hành trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Đây chủ yếu là những kỹ sư cán bộ kỹ thuật hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp. Do họ trực tiếp hoạt động sản xuất nên trình độ chuyên môn chưa cao, thời gian hạn chế song họ là những người có kinh nghiệm thực tế sâu sắc. Chính vì vậy, thông tin họ cần mang tính chất ứng dụng, những thông tin mới mẻ về khoa học kỹ thuật. Cho nên, sản phẩm thông tin – thư viện mà họ cần là những sản phẩm mang tính tóm tắt về một lĩnh vực chuyên sâu nào đó của ngành nông nghiệp.

  • Nhóm 4: Người dùng tin là các nhà sản xuất kinh doanh, những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin này là các thông tin ứng dụng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương và quy mô hộ gia đình. Do đó, thông tin họ cần phải chính xác, kịp thời. Các sản phẩm mà họ cần là các tờ rơi, những bài báo, tạp chí… về nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến nông nghiệp.

Ngoài các đối tượng người dùng tin trong ngành nông nghiệp, thư viện còn có một bộ phận người dùng tin ngoài ngành có quan tâm đến nông nghiệp hoặc có đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên đối tượng này rất hạn chế và Thư viện cũng đã cố gắng đáp ứng nhu cầu tin của họ.



1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện đối với Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hoạt động thông tin thư viện là quá trình thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến thông tin, tài liệu phù hợp với nhu cầu của người dùng tin.

Sản phẩm thông tin - thư viện có thể coi là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng tin” [12, tr.21].

Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm chính là quá trình xử lý thông tin, mà người thực hiện quá trình xử lý thông tin đó chính là các chuyên gia thông tin, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu…

Sản phẩm được hình thành là nhằm thoả mãn những nhu cầu thông tin. Do đó, sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng như sự biến đổi của nhu cầu. Chính vì vậy, các cơ quan thư viện trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, cần không ngừng hoàn thiện sản phẩm của để thích ứng với nhu cầu mà nó hướng tới.

Dịch vụ thông tin thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin - thư viện nói chung” [12, tr. 24]

Không giống với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thông tin - thư viện không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà nó hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng khai thác nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu người dùng tin một cách có hiệu quả cao nhất.

Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện.

Xét ở góc độ người dùng tin, sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu tìm kiếm và truy nhập của họ tới các nguồn tin của cơ quan thông tin – thư viện.

Đối với Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có đối tượng người dùng tin phong phú, đa dạng thì việc tạo lập và triển khai sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện càng có ý nghĩa quyết định tới hoạt động của Thư viện.

Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là một phức thể bao hàm nhiều yếu tố cấu thành, đóng vai trò công cụ để thực hiện các mục tiêu của các cơ quan thông tin - thư viện. Sản phẩm và dịch vụ thích hợp giúp cho con người ở mọi nơi, mọi lúc đều có thể truy nhập và khai thác nguồn di sản trí tuệ của con người, giúp mọi cá nhân và tổ chức có thể tìm đến với nhau và trao đổi thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng. Bên cạnh đó, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là một trong những thước đo đánh giá sự phát triển của cơ quan thông tin thư viện, là yếu tố cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của thư viện.

Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện còn giúp cho việc trao đổi và chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện với nhau, phản ánh năng lực và vai trò của từng thư viện.

Không những thế, mỗi một sản phẩm và dịch vụ thể hiện trình độ, khả năng xử lý của cán bộ thư viện. Người cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm thì sẽ tạo ra sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện có chất lượng tốt và hiệu quả cao, thoả mãn nhu cầu của người dùng tin một cách tối đa hơn.

Sản phẩm và dịch vụ đều do quá trình lao động tạo ra. Đó là kết quả của quá trình xử lý thông tin, đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin và giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Mỗi sản phẩm thông tin - thư viện thông thường đều có gắn tương ứng với một hoặc một số dịch vụ nhằm tạo cho hiệu quả sử dụng của nó được nâng lên mức cao nhất có thể.

Như vậy, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là một yếu tố cơ bản, chủ chốt của bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào. Do đó, các cơ quan, trung tâm thông tin thư viện nói chung và Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng cần phải có chính sách phát triển hợp lý để hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dùng tin.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

TẠI THƯ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2.1. Thực trạng các loại hình sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sản phẩm thông tin - thư viện là một yếu tố đóng vai trò quan trong trong hoạt động thông tin - thư viện ở Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mỗi sản phẩm là một công cụ tra cứu hữu hiệu và tiện ích đối với người dùng tin. Sản phẩm thông tin – thư viện của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có các loại hình như : Hệ thống mục lục, Thư mục, Cơ sở dữ liệu, CD ROM và trang chủ.



2.1.1. Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục là tập hợp đơn vị/ phiếu mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một/ một nhóm cơ quan thông tin thư viện” [12, tr.37].

Một trong những chức năng chủ yếu của Mục lục là giúp người dùng tin xác định được vị trí lưu trữ tài liệu trong kho. “Mục lục là một tập hợp có thứ tự các điểm truy cập, cùng với các mô tả thư mục tới nguồn tài liệu của một/ một nhóm cơ quan thông tin thư viện cụ thể” [12, tr.37]. Đánh giá về vai trò, vị trí của Mục lục đối với các cơ quan thông tin, thư viện, M. Bloomberg và G. E. Evans đã chỉ rõ: “ Mục lục - sản phẩm chủ yếu của quá trình biên mục – là công cụ tra cứu quan trọng vào bậc nhất trong thư viện. Khó có thể hình dung rằng có thể sử dụng được một cơ quan thông tin, thư viện dù chỉ có trữ lượng tài liệu ở mức trung bình, mà lại thiếu hệ thống mục lục”[12, tr.38].

Hệ thống mục lục của Thư viện cho phép người dùng tin xác định vị trí lưu trữ tài liệu trong kho nếu người dùng tin biết một số thông tin bất kỳ về tài liệu như tên tác giả, tên tài liệu, chủ đề nội dung của tài liệu… Bên cạnh đó, hệ thống mục lục còn phản ánh trữ lượng, thành phần của kho tài liệu.

Hệ thống mục lục của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có hệ thống mục lục phiếu và Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (Online Public Access Cataloging - OPAC).


  • Mục lục dạng phiếu

Mục lục phiếu là một công cụ tra cứu chủ yếu và quan trọng đối với người dùng tin ở Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước năm 2003.

Mục lục dạng phiếu là hệ thống phiếu được sắp xếp trong các ngăn tủ mục lục. Đối với Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống mục lục phiếu được tổ chức một cách hợp lý tạo điều kiện cho người dùng tin dễ dàng sử dụng. Các tài liệu được mô tả theo quy tắc ISBD. Mục lục dạng phiếu gồm có Mục lục chữ cái và Mục lục phân loại. Mục lục chữ cái là hệ thống mục lục mà các phiếu được sắp xếp theo tên tác giả hoặc tên tài liệu của tài liệu được phản ánh. Còn Mục lục phân loại là loại mục lục trong đó các phiếu mục lục được sắp xếp theo các lớp trong trật tự logic của một khung phân loại nhất định.

Tuy nhiên, hệ thống mục lục phiếu của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện giờ không được mang ra sử dụng nữa. Từ năm 2003, khi Thư viện bắt đầu triển khai xây dựng thư viện điện tử thì đã tập trung xây dựng hệ thống Mục lục truy cập công cộng trực tuyến để giúp cho người dùng tin tra cứu tài liệu được một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, dù bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào.


  • Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến cung cấp cho người dùng tin khả năng tìm kiếm các thông tin về tài liệu một cách nhanh chóng, đơn giản, cập nhật và kịp thời. Người dùng tin có thể tra tìm tài liệu mọi lúc mọi nơi, nghĩa là hệ thống không bị hạn chế về mặt không gian và thời gian.

Đây là giao diện Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:



Hình 3: Giao diện tra cứu Mục lục trực tuyến

Thư viện sử dụng phần mềm Libol 5.0 với nhiều tính năng ưu việt nên tạo điều kiện cho cán bộ cũng như người dùng tin sử dụng một cách thuận tiện và dễ dàng.

Người dùng tin có thể tra cứu tài liệu theo 03 cách tìm: tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao.



    • Tìm đơn giản: Khi người dùng tin nhấn vào đường liên kết “Tìm đơn giản” trong chức năng Tra cứu chung thì họ sẽ tìm được các thông tin về tài liệu như nhan đề, tác giả, nhà xuất bản, chỉ số phân loại DDC (Dewey Decimal Clasfication), ngôn ngữ, từ khoá... một cách dễ dàng và đơn giản.

Bên cạnh đó, OPAC còn hỗ trợ từ điển giúp cho người dùng tin tiện lợi khi sử dụng. Ý nghĩa các ô trong giao diện là:

- Ô "Nhan đề chính": Tìm kiếm ấn phẩm theo nhan đề chính của ấn phẩm. Để tìm kiếm theo nhan đề chính, người dùng tin có thể nhập một từ hoặc một ngữ nào đó có trong nhan đề chính của ấn phẩm mà không cần phải nhớ chính xác nhan đề của ấn phẩm đó.

Nếu tìm theo từ, người dùng tin chọn thông tin "Danh sách từ" trong ô bên phải và nhập từ cần tìm trong ô bên trái. Tương tự như vậy, nếu muốn tìm theo ngữ họ có thể chọn thông tin "Ngữ" trong ô bên phải và nhập ngữ cần tìm trong ô bên trái.

- Ô "Tác giả": Tìm theo tên tác giả. Nếu người dùng tin không nhớ tên đầy đủ của tác giả người dùng tin có thể nhập vào một cụm từ về tên của tác giả nhấn vào đường liên kết “Từ điển” bên cạnh và chọn tên tác giả mà họ thấy là chính xác.

- Ô "Chỉ số DDC": Tìm theo chỉ số DDC. Trong trường hợp người dùng tin không nhớ chỉ số DDC của ấn phẩm thì người dùng tin cũng có thể nhấn vào đường liên kết “ Từ điển” bên cạnh và chọn chỉ số DDC cần tìm.

- Ô "Từ khoá": Tìm kiếm theo từ khoá. Nếu người dùng tin không nhớ tên đầy đủ của từ khoá cần tìm, người dùng tin có thể nhập vào một cụm từ về tên của từ khoá và nhấn vào đường liên kết “Từ điển” bên cạnh, chọn từ khoá cần tìm.

Phần mềm Libol 5.0 cho phép sự hỗ trợ của từ điển giúp người dùng tin có thể tìm được kết quả nhanh chóng và chính xác.

Cách tìm kiếm sử dụng toán tử chặt cụt trong khi tra cứu:

+ % “từ hoặc một ngữ”: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ kết thúc bằng cụm từ hoặc ngữ đưa vào để tìm kiếm.

+ “từ hoặc một ngữ”%: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ bắt đầu bằng cụm từ hoặc ngữ đưa vào để tìm kiếm.

+ %“từ hoặc một ngữ”%: Kết quả tìm trong từ điển là những từ hoặc ngữ có cụm từ hoặc ngữ đưa vào để tìm kiếm nằm ở giữa.


    • Tìm chi tiết: Cũng tương tự như “Tìm đơn giản”, nhưng có bổ sung thêm các trường đặc thù tuỳ thuộc vào dạng ấn phẩm cụ thể như "Nhà xuất bản", "Ngôn ngữ"..

    • Tìm nâng cao: Người dùng có thể tuỳ chọn điều kiện tìm kiếm và kết hợp các điều kiện chặt chẽ với nhau thông qua các toán tử logic (AND, OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả một cách chính xác.

Kết quả tra cứu là một danh sách các ấn phẩm tìm thấy trong Thư viện.

  • Tra cứu qua Z39.50:

Z39.50 là một chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin giữa các cơ quan thông tin - thư viện. Ban đầu Z39.50 là một chuẩn quốc gia của Mỹ về khai thác thông tin. Tuy nhiên hiện nay, Z39.50 được cả thế giới công nhận như là một chuẩn chung về khai thác thông tin.

Đối với Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Z39.50 đã được hình thành, tuy nhiên giao thức này vẫn chưa kết nối đường link đến các thư viện khác. Hịên nay, Thư viện đang trong quá trình triển khai và thực hiện dịch vụ mượn liên thư viện qua chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50.



2.1.2. Thư mục

Thư mục là một sản phẩm thông tin, thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục (có/ không có tóm tắt/ chú giải) được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một/ một số dấu hiệu về nội dung và/ hoặc hình thức”[12, tr. 49].

Ở Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thư mục được chia thành các loại sau:


  • Thư mục thông báo sách mới

Đây là loại thư mục được tổ chức biên soạn khi có tài liệu mới chuyển về. Tài liệu sau khi được xử lý nghiệp vụ thì nhập vào cơ sở dữ liệu, từ đó, cán bộ thư viện sẽ xây dựng thành những bản thư mục thông sách mới cho người dùng tin biết.

Thư mục thông báo sách mới được ra định kỳ hàng tháng, và được xây dựng thành cơ sở dữ liệu lưu trữ ở trên trang web của Thư viện (www. agroviet.gov.vn).



Nội dung của Thư mục giới thiệu sách mới ở Thư viện phản ánh tài liệu mới về các vấn đề nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản…

Hình 4: Giao diện Thư mục thông báo sách mới của Thư viện



Hình 5: Giao diện chi tiết của Thư mục thông báo sách mới

Các tài liệu trong Thư mục thông báo sách mới được mô tả theo ISBD gồm các yếu tố như nhan đề tài liệu, tác giả, các thông tin xuất bản, số trang, khổ cỡ, ký hiệu kho.

Nhờ có Thư mục thông báo sách mới mà người dùng tin biết được các tài liệu mới được bổ sung vào Thư viện, giúp họ kịp thời phát hiện ra những tài liệu cần thiết đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của mình. Với sự hỗ trợ của máy tính và Mạng Internet, người dùng tin có thể truy cập các tài liệu mới nhanh hơn, dễ dàng và thuận tiện hơn.



  • Thư mục chuyên đề

Thư mục chuyên đề của Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các tài liệu có nội dung liên quan đến các lĩnh vực của nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Thư mục chuyên đề về nuôi cá Ba Sa, Thư mục chuyên đề về tôm Sú... Thư mục chuyên đề của Thư viện ra không định kỳ và được in thành quyển khi người dùng tin có yêu cầu.

Mỗi chuyên đề tập hợp nhiều tài liệu của các tác giả khác nhau nên người dùng tin có thể tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu rộng về khía cạnh mà mình quan tâm.

Tài liệu trong Thư mục chuyên đề được mô tả theo ISBD.



tải về 3.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương