TÌm hiểu pháp luật liên quan đẾn bảo hiểm quy đỊnh chung


Câu hỏi 68. DNBH có quyền đại diện cho khách mua hàng bảo hiểm để thương lượng với bên thứ ba (người bị thiệt hại) hay không?



tải về 447.73 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích447.73 Kb.
#29733
1   2   3   4   5   6

Câu hỏi 68. DNBH có quyền đại diện cho khách mua hàng bảo hiểm để thương lượng với bên thứ ba (người bị thiệt hại) hay không?

Trả lời:

DNBH có thể là người thay mặt cho khách hàng mua bảo hiểm để bồi thường thiệt hại cho người thứ ba. Vì vậy DNBH có thể thay mặt khách hàng mua bảo hiểm thương lượng với người thứ ba. Hơn nữa, việc thay mặt này làm cho thương lượng dễ dàng hơn. Điều 56 Luật KDBH quy định:


Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm
Thường là doanh nghiệp bảo hiểm luôn xử lý nhiều vụ trách nhiệm dân sự nên có kinh nghiệm hơn khách hàng tham gia bảo hiểm trong việc giải quyết tranh chấp với người thứ 3 bị thiệt hại do lỗi của khách hàng gây ra.

Câu hỏi 69. DNBH có thể trả tiền bảo hiểm cho người thứ ba khi chưa có sự đồng ý của khách hàng hay không?

Trả lời:

DNBH không thể tự ý trả tiền cho người thứ ba nếu không được sự chấp thuận của khách hàng được bảo hiểm. Quy định tại Điều 57 Luật KDBH khẳng định:


Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.
Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong việc thương lượng, hoà giải, chấp thuận và bồi thường thiệt hại cho người thứ 3. Nhiều khi Luật quy định nếu lỗi nặng hoặc nếu không bồi thường đầy đủ cho người thứ 3 thì khách hàng có thể bị truy tố theo Luật hình sự. Mặt khác, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhất định nên có trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường một phần thiệt hại nói trên (trong phạm vi số tiền bảo hiểm) còn lại khách hàng phải gánh chịu.


8. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Câu hỏi 70. Đại lý bảo hiểm là gì, họ hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Điều 84 Luật KDBH quy định đại lý là người đưa sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người có yêu cầu bảo hiểm. Họ hoạt động trong phạm vi ủy quyền của DNBH được thể hiện trong hợp đồng đại lý ký kết giữa DNBH và đại lý bảo hiểm:


Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Điều 85 Luật KDBH quy định:
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, đại lý bảo hiểm hoạt động nhân danh doanh nghiệp bảo hiểm và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chỉ được làm những công việc mà doanh nghiệp bảo hiểm cho phép đã được nêu trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.


Câu hỏi 71. Muốn hoạt động đại lý bảo hiểm cần có điều kiện gì để đảm bảo vừa bán được bảo hiểm vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như quyền và lợi ích của khách hàng?

Trả lời:

Hoạt động đại lý là hoạt động có điều kiện. Chỉ có người đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật mới được hoạt động đại lý. Điều 86 Luật KDBH quy định:


1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Khách hàng có thể kiểm tra tư cách đại lý bằng việc yêu cầu đại lý xuất trình hợp đồng đại lý hoặc chứng chỉ đào tạo đại lý.

Câu hỏi 72. Trách nhiệm của DNBH và đại lý bảo hiểm khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm?

Trả lời:

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của DNBH. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của DNBH. Tuy nhiên, sau đó DNBH sẽ có kèm theo biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm. Điều 88 Luật KDBH quy định:


Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
Như vậy, đại lý do vô tình hay hữu ý gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì người chịu trách nhiệm vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm. Sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xử lý đại lý là việc của doanh nghiệp bảo hiểm.
Câu hỏi 73. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào để tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng?

Trả lời:

Cán bộ của DNBH không được làm đại lý cho chính DNBH của mình. Đại lý bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm đồng thời tại nhiều doanh nghiệp khác nhau. Điều 28 Nghị định 45 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.

3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.”
Những quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và hạn chế hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp của đại lý.

Câu hỏi 74. Chương trình cơ bản đào tạo đại lý bảo hiểm bắt buộc phải có những nội dung gì?

Trả lời:

Đại lý bảo hiểm phải trải qua chương trình đào tạo cơ bản với những nội dung chủ yếu được quy định tại Luật KDBH. Điều 32 Nghị định 45 quy định:

Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Kiến thức chung về bảo hiểm;

2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;

3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;

5. Kỹ năng bán bảo hiểm;

6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;

7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.”
Vì bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ trừu tượng. Đại lý bán bảo hiểm cần có một kiến thức nhất định mới có thể thuyết trình, giải thích, tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm.

Câu hỏi 75. Điều kiện được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Trả lời:

Chỉ có những cơ sở đào tạo đại lý có đủ điều kiện được quy định tại Luật KDBH mới được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm. Điều 31 NĐ 45 quy định rõ:

1. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

2. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

Câu hỏi 76. Chế độ quản lý nhà nước về đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Trả lời:

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm. Cơ sở được phép đào tạo đại lý bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Điều 33 NĐ 45 quy định:

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

Câu hỏi 77. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm như thế nào để đảm bảo lợi ích cho khách hàng?

Trả lời:

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, luật pháp nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có những hành vi làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và cạnh tranh không lành mạnh. Điểm 3, Mục V về Đại lý bảo hiểm trong TT 98 quy định rõ:


3.1. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

3.2. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

3.3. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

3.4. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho khách hàng.

3.5. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.”


9. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Câu hỏi 78. Cá nhân có được làm môi giới không, nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào để đảm bảo lợi ích cho khách hàng?

Trả lời:

Cá nhân không được phép hành nghề môi giới bảo hiểm. Chỉ có doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp phép mới được làm môi giới bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoạt động theo những nội dung đã được quy định của Luật KDBH.Điều 89 Luật KDBH quy định:


Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 90 Luật KDBH cũng quy định về nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm:
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.”

Câu hỏi 79. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm và của khách hàng?

Trả lời:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là người tư vấn không lương cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm nhưng lại được bù đắp tiền lương này bằng hoa hồng môi giới do DNBH chi trả. Không vì thu được hoa hồng môi giới cao mà doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tìm cách tư vấn sai cho khách hàng mua bảo hiểm với phí cao hoặc chỉ mua bảo hiểm của DNBH trả hoa hồng môi giới cao. Nếu phát hiện ra việc này, khách hàng có thể kiện công ty môi giới bảo hiểm, nhất là trường hợp đã mua bảo hiểm mà không được giải quyết bồi thường cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm. Điều 91 Luật KDBH quy định:


1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Thực hiện việc môi giới trung thực;

b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.”

Câu hỏi 80. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm không và ý nghĩa của việc này?

Trả lời:

Đây là điều bắt buộc với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nếu cán bộ môi giới non yếu về nghề nghiệp dẫn đến tư vấn sai cho khách hàng chọn sản phẩm bảo hiểm không bảo vệ đủ những rủi ro tổn thất hoặc lựa chọn DNBH không đủ khả năng bồi thường. Điều 92 Luật KDBH nêu rõ:


Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

Nếu cán bộ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm với những điều kiện, điều khoản bảo hiểm không đầy đủ, không được giải quyết bồi thường hoặc tư vấn cho khách hàng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng tài chính để giải quyết bồi thường nhanh gọn thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bồi thường cho khách hàng.



Câu hỏi 81. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm?

Trả lời:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải hiểu được từng sản phẩm bảo hiểm của từng DNBH và hiểu được khả năng nhận bảo hiểm; khả năng tài chính của DNBH cũng như uy tín của họ để hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nào, doanh nghiệp bảo hiểm nào để tham gia bảo hiểm.

Tại Mục VI điểm 1 TT 98 quy định chi tiết:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.”

Câu hỏi 82. Nhiệm vụ của môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm?

Trả lời:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là trung gian giữa khách hàng và DNBH, đóng góp tích cực vào khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm, được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm từ DNBH, được khách hàng tin cậy ủy thác cho việc giao dịch với DNBH nên nhiệm vụ rất nặng nề. Điều 18 khoản 2,3,4 NĐ 45 quy định:

..2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng.

3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Giải thích trung thực các thông tin về sản phẩm bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm dự định mua;

b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được tác động để bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm.”

10. NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Câu hỏi 83. Nhà nước quản lý hoạt động KDBH như thế nào?

Trả lời:

Nội dung quản lý hoạt động KDBH của Nhà nước vừa đảm bảo quản lý, xử lý chặt chẽ những vấn đề đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa đảm bảo tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNBH và thị trường bảo hiểm phát triển. Điều 120 Luật KDBH quy định:


Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;

8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;

9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;

10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Câu hỏi 84. Việc phân cấp quản lý Nhà nước về quản lý hoạt động KDBH giữa Chính phủ, cán bộ và tỉnh như thế nào?

Trả lời:

Các cơ quan quản lý Nhà nước được phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 121 Luật KDBH quy định:


1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

4. ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 85. Tổ chức thanh tra kiểm tra hoạt động KDBH như thế nào?

Trả lời:

Việc thanh tra và kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh lại một số vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như xử phạt các hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực KDBH. Điều 122 Luật KDBH quy định nội dung thanh kiểm tra hoạt động KDBH như sau:


1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.
Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.


Câu hỏi 86. Nếu hoạt động sai nội dung được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép đặt Văn phòng đại diện, Bộ Tài chính có những chế tài như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 5 Nghị đinh 118 xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không công bố hoặc công bố sai sự thật nội dung hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Không hoạt động sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép;

c) Chậm công bố so với thời hạn quy định các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định tại Điều 69 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt văn phòng đại diện.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thuê, mượn, chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

b) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

c) Kinh doanh hoặc hoạt động không đúng nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện;

d) Tiếp tục hoạt động, kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc đã bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm không có Giấy phép;

b) Nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không được phép hoạt động tại Việt Nam cung cấp.

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1; khoản 2; điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc công bố nội dung hoạt động hoặc đính chính các nội dung hoạt động đã công bố sai sự thật đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Câu hỏi 87. Những hành vi nào được coi là vi phạm các quy định về trụ sở làm việc, thành lập, giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 6 Nghị định 118 quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài phạt khi vi phạm:


1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mở, chấm dứt hoạt động, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ra.”

tải về 447.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương