TÌm hiểu pháp luật liên quan đẾn bảo hiểm quy đỊnh chung



tải về 447.73 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích447.73 Kb.
#29733
1   2   3   4   5   6

Câu hỏi 49. Chiếc xe máy của tôi bị mất cắp không thuộc rủi ro bảo hiểm nên không được bồi thường, sau khi tài sản được bảo hiểm không còn nữa hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực hay không?

Trả lời:

Trong thời gian thực hiện HĐBH, HĐBH đương nhiên bị chấm dứt khi xảy ra những sự kiện được Luật KDBH quy định. Điều 23 Luật KDBH quy định:


Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe máy nói trên đã bị chấm dứt ngay từ khi chiếc xe bị mất cắp. Khách hàng sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.

Câu hỏi 50. Khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt, hậu quả pháp lý và quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tùy theo mức độ vi phạm của các bên mà hậu quả pháp lý khi chấm dứt HĐBH được quy định khác nhau. Điều 24 Luật KDBH quy định:


1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Câu hỏi 51. Trong khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm, khách hàng mua bảo hiểm có quyền sửa đổi hợp đồng hay không?

Trả lời:

Việc sửa đổi bổ sung HĐBH trong quá trình thực hiện HĐBH là quyền của các bên nhưng những vấn đề được bổ sung phải được một bên đưa ra và bên kia chấp thuận. Điều 25 Luật KDBH chỉ rõ:


1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Câu hỏi 52. Khi đối tượng được bảo hiểm chuyển nhượng cho người khác thì khách hàng mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người nhận chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm được không?

Trả lời:

Việc chuyển nhượng và cách thức chuyển nhượng HĐBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Tuy nhiên nếu HĐBH không quy định thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 26 Luật KDBH quy định:


“…2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là đương nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng. Tuy nhiên với tài sản được chuyển nhượng là được người chủ mới khai thác sử dụng không đúng mục đích đã tham gia bảo hiểm thì người chủ mới phải khai báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Câu hỏi 53. Vấn đề thời hạn để khách hàng yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thời hạn yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định rõ ràng thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 28 Luật KDBH quy định:


1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.

3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Trong thời gian nói trên, người được bảo hiểm phải làm đủ thủ tục để yêu cầu DNBH trả tiền hoặc bồi thường. Nếu quá hạn trên thì yêu cầu của người bảo hiểm sẽ không được chấp nhận.
Quy định thời hạn để khách hàng tham gia bảo hiểm phải khẩn trương thực hiện quyền đòi bồi thường, đồng thời đảm bảo được tính thời sự, chính xác để doanh nghiệp bảo hiểm có thể giám định xác định tổn thất.

Câu hỏi 54. Thời hạn quy định để DNBH phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường như thế nào để đảm bảo chia sẻ khắc phục kịp thời tổn thất cho khách hàng?

Trả lời:

DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường. Điều 29 Luật KDBH quy định:


Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Nếu quá thời hạn quy định trên DNBH không giải quyết sẽ phải trả thêm lãi theo lãi suất ngân hàng cho số tiền chậm trả đó.
Thời hạn tối đa 15 ngày nói trên là quy định cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có quyền đề ra thời hạn ngắn hơn 15 ngày hoặc bằng.

Câu hỏi 55. Thời hiệu khách hàng mua bảo hiểm khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Khi không tán thành cách chi trả hoặc giải quyết bồi thường của DNBH, khách hàng được bảo hiểm có thể thương lượng với DNBH để giải quyết. Nếu không giải quyết được có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài xét xử. Điều 30 Luật KDBH quy định rõ:

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Thời hiệu khởi kiện ghi trên các hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn tất nhiên không được nhỏ hơn 3 năm và nếu dài hơn 3 năm thì càng được khuyến khích. Quy định thời hiệu khiếu kiện để doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện khôi phục, thu thập hồ sơ tài liệu trước đó liên quan đến khiếu kiện để giải trình trước cơ quan xét xử hoặc hoà giải.

Câu hỏi 56. Khi DNBH không tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm được đảm bảo như thế nào?

Trả lời:

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát và phê duyệt các trường hợp DNBH không tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong đó ưu tiên đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tham gia bảo hiểm rồi mới cấp phép hình thành DNBH mới (do chia tách sáp nhập hoặc hợp nhất) hoặc giải thể DNBH cũ. Trường hợp DNBH lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan giám sát và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Điều 74 Luật KDBH quy định:


1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Những quy định trên nhằm đảm bảo cho khách hàng giữ nguyên quyền và lợi ích theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

Câu hỏi 57. Điều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa 02 DNBH được quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm?

Trả lời:

Việc chuyển giao HĐBH từ DNBH này sang DNBH khác phải tuân thủ theo các điều kiện và thủ tục được Luật KDBH cho phép. Điều 75 Luật KDBH quy định về điều kiện chuyển giao HĐBH như sau:


Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;

2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 76 Luật KDBH quy định về thủ tục chuyển giao HĐBH như sau:

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:


1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.
Quy định nội dung và điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm như trên nhằm luôn đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng mua bảo hiểm ngay cả trong tình trạng xấu nhất xảy ra.


6. QUY ĐỊNH RIÊNG CHO HỢP ĐỒNG BH TÀI SẢN
Câu hỏi 58. Tôi thuê một chiếc xe vận tải để kinh doanh trong thời hạn 5 năm. Tôi có nên mua bảo hiểm vật chất cho xe này không? Đối tượng và số tiền bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Trả lời:

Người chủ sở hữu, người khai thác sử dụng, người nhận cầm cố thế chấp, người nhận ký gửi trông giữ bảo quản tài sản có quyền mua bảo hiểm cho chính tài sản đó. Điều 40 Luật KDBH quy định đối tượng của bảo hiểm Tài sản như sau:


Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Điều 41 Luật KDBH quy định số tiền bảo hiểm tài sản là số tiền người tham gia bảo hiểm tài sản kê khai đảm bảo tính trung thực chính xác cho giá trị tài sản được bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.


Như vậy, nếu khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho chiếc xe tải trên thì khi rủi ro tổn thất xảy ra sẽ được bồi thường đầy đủ nhằm đăm bảo khi Hết hạn thuê xe sẽ trả lại chiếc xe trong tình trạng không hư hỏng cho chủ xe.

Câu hỏi 59. Khách hàng có thể mua bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị tài sản được bảo hiểm hay không, và việc đó giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Mục đích của bảo hiểm là đưa người kém may mắn có rủi ro tổn thất được bảo hiểm trở lại trạng thái tài chính ban đầu như trước khi xảy ra sự kiện này. Có nghĩa là khách hàng được bảo hiểm không thể giàu có hơn qua việc bồi thường của bảo hiểm với số tiền bồi thường có thể mua được nhiều hơn giá trị những tài sản bị tổn thất. Điều 42 Luật KDBH quy định:


1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.”
Như vậy, khách hàng không nên kê khai giá trị tài sản lớn hơn giá thị trường của nó.

Câu hỏi 60. Khi mua bảo hiểm tài sản, khách hàng mua bảo hiểm kê khai số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì có ảnh hưởng gì khi giải quyết bồi thường?

Trả lời:

Khi kê khai số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản sẽ làm cho DNBH định phí bảo hiểm cho khách hàng tham gia bảo hiểm phải đóng thấp hơn. Khi giải quyết bồi thường, DNBH mới có thể phát hiện ra vấn đề trên và có quyền bồi thường thấp hơn, tương đương với tỉ lệ phí bảo hiểm mà khách hàng mua bảo hiểm đã đóng so với phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng đủ nếu kê khai đúng giá trị bảo hiểm. Điều 43 Luật KDBH quy định:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, nếu kê khai giá trị tài sản thấp hơn giá thị trường thì khách hàng sẽ gặp nhiều thiệt thòi trong giải quyết bồi thường nếu tổn thất xảy ra.

Câu hỏi 61. Khi vô tình hoặc hữu ý, khách hàng mua bảo hiểm cho một tài sản bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau của một hay nhiều công ty bảo hiểm thì có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Người mua bảo hiểm chỉ được bồi thường nhiều nhất đúng bằng thiệt hại thực tế của tài sản bị tổn thất mà rủi ro được bảo hiểm gây ra. Nếu vô tình hay hữu ý, một tài sản đồng thời được bảo hiểm bởi nhiều DNBH thì gọi là bảo hiểm trùng. Điều 44 Luật KDBH quy định:


1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Vì vậy, trước khi mua bảo hiểm tài sản, khách hàng cần kiểm tra xem trước đó đã mua bảo hiểm cho tài sản này chưa? Hợp đồng bảo hiểm tài sản đó có còn hiệu lực hay không?

Câu hỏi 62. Căn cứ để tính toán xác định số tiền bồi thường cho khách hàng được quy định như thế nào?

Trả lời:

DNBH là người thay mặt tất cả khách hàng tham gia bảo hiểm đã đóng góp phí bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm sử dụng để bồi thường cho những người kém may mắn gặp rủi ro tổn thất được bảo hiểm. Vì vậy, việc giải quyết bồi thường không thể tùy tiện gây mất uy tín của DNBH mà phải tuân thủ theo các căn cứ khoa học sát với thực tế. Theo Điều 46 Luật KDBH quy định:


1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.”
Như vậy số tiền bồi thường bằng giá thị trường của tài sản tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra cộng với chi phí giám định xác định tổn thất, chi phí cần thiết hợp lý để đề phòng hạn chế tổn thất thực hiện theo sự đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu khách hàng mua bảo hiểm dưới giá trị thì sẽ nhận được số tiền bồi thường ít hơn bằng đúng tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm mà khách hàng kê khai trên giá trị thực tế tài sản đó.

Câu hỏi 63. DNBH giải quyết bồi thường cho khách hàng tham gia bảo hiểm bằng một trong những hình thức nào?

Trả lời:

Tài sản bị tổn thất có thể có nhiều cách khôi phục lại tài sản đó bằng cách sữa chữa phần hư hại, thay thế bằng tài sản tương đương, trong đó có thể DNBH làm những việc trên hoặc người được bảo hiểm đứng ra làm và được DNBH thanh toán lại các chi phí đã bỏ ra khi được DNBH chấp thuận. Điều 47 Luật KDBH quy định:


1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.


Câu hỏi 64. Ai là người có quyền giám định tổn thất và thanh toán chi phí giám định như thế nào?

Trả lời:

Giám định và chi phí giám định tổn thất được quy định trong HĐBH. Nếu HĐBH không được quy định thì áp dụng theo Luật KDBH. Điều 48 Luật KDBH quy định:


1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Chi phí giám định trong trường hợp nói trên nếu phù hợp với giám định ban đầu thì khách hàng phải chịu, nếu khác với kết quả giám định ban đầu thì doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Câu hỏi 65. Khi tài sản bị thiệt hại, có thể một phần do lỗi của người khác (người thứ 3) gây ra nhưng vẫn được DNBH bồi thường. Trong trường hợp này, khách hàng tham gia bảo hiểm phải làm gì để đảm bảo quyền lợi cho DNBH đòi người thứ ba bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra?

Trả lời:

Khi nhận được tiền bồi thường của DNBH cho thiệt hại về tài sản do người thứ 3 gây nên thì khách hàng được bảo hiểm phải chuyển hồ sơ thủ tục để DNBH thế quyền họ đòi bồi thường người thứ ba bồi thường thiệt hại do lỗi của người này gây ra làm tổn thất tài sản đã được DNBH bồi thường. Điều 49 Luật KDBH quy định:


1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.”


7. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG CHO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Câu hỏi 66. Có thể mua bảo hiểm TNDS bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra đối với người thứ ba hay không?

Trả lời:

Đối tượng bảo hiểm TNDS là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của khách hàng tham gia bảo hiểm cho người thứ ba theo quy định của pháp luật. Nếu tham gia bảo hiểm, DNBH có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong phạm vi số tiền bảo hiểm thay cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Điều 52 và Điều 53 Luật KDBH quy định:


Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
“…1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.

2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gây ra cho nạn nhân, bảo hiểm trách nhiệm của người gây ra cho nạn nhân, bảo hiểm trách nhiệm của người sản xuất sản phẩm khi sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng.

Câu hỏi 67. Tại sao phải đưa ra số tiền bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm TNDS?

Trả lời:

Điều 54 Luật KDBH quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba của người tham gia bảo hiểm có nhiều trường hợp là rất lớn vì vậy DNBH và người tham gia bảo hiểm thường thỏa thuận chỉ bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhất định. Sự giới hạn trách nhiệm bồi thường của DNBH như vậy còn gọi là mức trách nhiệm.


Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 55 Luật KDBH quy định:
1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

2. Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại toà án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.”
Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhiều khi phát sinh rất lớn nên doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm có thể giới hạn số tiền phải bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm bằng số tiền bảo hiểm nhất định.


tải về 447.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương