Tìm hiểu đặc trưng dân số của Nhật Bản


Mô hình biểu diễn phân bố dân cư Nhật năm 2017



tải về 459.5 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2022
Kích459.5 Kb.
#52208
1   2
Tìm hiểu đặc trưng dân số của một quốc gia
Tìm hiểu 75 năm Quốc hội Việt Nam word
Mô hình biểu diễn phân bố dân cư Nhật năm 2017

Mật độ dân số
Tính đến 16/01/2022, mật độ dân số trung bình của Nhật là 345 người/km2; được tính bằng cách lấy tổng số dân Nhật Bản (126.261.878 người) chia cho tổng diện tích của đất nước là 364.571 km2). Tuy nhiên, mật độ dân cư ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka có thể lên tới 1350 người/km2, trong khi ở một số đảo biệt lập như đảo Hokkaido, hay những vùng nông thôn khác mật độ chỉ khoảng 64 người/km2.
Có thể thấy, các thành phố lớn, đặc biệt là Tokyo, Yokohama, Fukuoka, và mức thấp hơn là Kyoto, Osaka, Nagoya, vẫn là những điểm đến hấp dẫn người bởi cơ hội tìm kiếm việc làm và nền giáo dục tốt hơn.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -488.152 người. Vấn đề gia tăng dân số tự nhiên ở mức âm bắt đầu từ khoảng những năm 2005, và vẫn tiếp diễn cho đến hiện nay, điều này khiến cho dân số Nhật sẽ giảm dần qua các năm, ít trẻ em được sinh ra cũng khiến cho việc già hóa dân số trở thành vấn đề khiến chính phủ phải đau đầu giải quyết.
Biểu đồ đường thể hiện mức độ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật từ năm 1950 - 2020

 Mức sinh - Mức chết
Từ những năm 1990 đến hết thập niên 2000, và từ năm 2008, tỉ suất sinh đều thấp và giảm dần đều. Bên cạnh đó là số lượng người chết cũng tăng dần hơn. Bảng sau thể hiện số trẻ em ra đời/ tỉ suất sinh thô, số người chết/ tỉ suất chết thô và tỉ suất sinh đặc thù (số con trung bình/ vòng đời người phụ nữ) ở Nhật Bản từ năm 1990 đến 2019.
Bảng tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong ở Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2019

Năm

Số trẻ em ra đời (người)

Tỷ suất sinh thô ( n/1000 dân)

Số người chết (người)

Tỉ suất chết thô (n/người)

Tỉ suất sinh con đặc thù (con)

1990

1.221.585

10,0

820.305

6,7

1,54

1995

1.187.064

9,6

922.139

7,4

1,42

2000

1.190.547

9,5

961.653

7.7

1,36

2005

1.062.530

8,4

1.083.796

8,6

1,26

2010

1.071.305

8,5

1.197.014

9,5

1,39

2019

864.000

7,0

1.376.000

1,1

1,42

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy tỉ suất sinh thô ở Nhật Bản gần như liên tục giảm từ năm 1990 đến nay, còn tỉ suất sinh đặc thù cũng luôn ở mức rất thấp, dưới 1,5 con/ vòng đời người phụ nữ.


Từ những năm 1960, xã hội Nhật Bản chuyển từ mô hình “sinh nhiều tử nhiều” sau chiến tranh, sang mô hình “sinh nhiều tử ít”, tỉ suất sinh đặc thù lúc này vào khoảng 2,1 con/vòng đời người phụ nữ. Nhưng vào những năm 1971 đến 1974, ở Nhật Bản xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số lần thứ hai. Năm 1973, cú sốc dầu lửa lần thứ nhất đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản, đưa đến suy nghĩ cần phải ổn định sự tăng trưởng dân số, không để dân số tăng quá nhanh. Chính vì lẽ đó, từ năm 1975, tỉ lệ sinh đặc thù chuyển hướng giảm thấp dưới 1,9 và duy trì trong suốt thập niên 1980. Nửa cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 lại một lần nữa chứng kiến sự giảm thấp tỉ lệ sinh đặc thù xuống mức dưới 1,5, trong khi tỉ lệ sinh thay thế cần thiết lúc này phải là 2,08.
Di cư - Nhập cư
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, và Nhật Bản cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, dù cho đất nước này từng là một xã hội tương đối khép kín và bài trừ người nước ngoài.
Nếu như vào những năm đầu 1990, ở Nhật Bản mới chỉ có khoảng 1 triệu người nước ngoài sinh sống, thì tới những năm cuối thập niên 2000, con số này đã tăng hơn gấp đôi, lên đến 2.087.261 người vào năm 2010, chiếm 1,63% dân số Nhật Bản[5]. Còn theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố vào tháng 6 năm 2018, ở Nhật Bản hiện có 2.637.251 người nước ngoài định cư trong nước.

Nhận xét về cơ hội - lợi thế
Trong giai đoạn hiện nay, Nhật Bản đang có cơ cấu dân số vàng, với những lợi thế to lớn, số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao, đây chính là nguồn nhân lực to lớn, và nếu tận dụng được tốt lợi thế này sẽ tạo ra những bước nhảy lớn về phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, chính phủ rất đầu tư vào giáo dục, tạo tiền đề cho lứa tuổi trẻ em được phát triển toàn diện. Có lẽ vì lí do đó mà con người Nhật Bản lao động cần cù, tích cực với đầy tinh thần tự giác và tính trách nhiệm cao, có năng suất lao động cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực.
Thách thức đối với sự phát triển bền vững của quốc gia
Bên cạnh những cơ hội và lợi thế, Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về già hóa dân số. Việc này dẫn đến số lượng người cao tuổi ngày càng cao, tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên, gây áp lực cho xã hội về vấn đề phúc lợi xã hội và chăm sóc người cao tuổi.
Khi dân số trẻ em được sinh ra đang giảm dần đều qua các năm, đồng thời tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm về mức âm, khiến cho quy mô cũng như cơ cấu dân số giảm dần. Vấn đề này sẽ được bộc lộ rõ nét trong tương lai gần khi nguồn lực lượng lao động của Nhật giảm dần rồi cạn kiệt.
Chiến lược phát triển (lồng ghép đặc trưng/ yêu cầu về dân số - phát triển)
Trước những thách thức về vấn đề dân số, chính phủ Nhật cần có những chiến lược về trước mắt và lâu dài để giải quyết triệt để được điều đó. Trong tương lai gần, Nhật Bản có thể nhập khẩu lao động thay vì xuất khẩu lao động, thuê nhân công từ các nước khác đến làm việc nhằm bù vào phần lao động thiếu hụt.
Tuy nhiên, đó không phải kế hoạch lâu dài vì những vấn đề về khác biệt ngôn ngữ, lối sống và văn hóa giữa các quốc gia. Vì vậy, chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho người dân có thể thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi nhà hai đứa trẻ hoặc hơn để đưa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trở lại con số dương. Bên cạnh đó, các nhà Chính sách và Nhân khẩu học Nhật Bản cũng đã dự kiến phải đưa con số tỉ suất sinh con đặc thù lên đến 2,08 để có thể bù lại vào những thiếu hụt về dân số trong độ tuổi lao động ở tương lai.
tải về 459.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương