Tiểu luận chất thải nguy hại Đề tài: Hiện trạng phát sinh ctnh đối với ngành mạ điện



tải về 1.34 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu30.11.2023
Kích1.34 Mb.
#55837
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
chat-thai-nguy-hai-ma-dien

4.1.3. Môi trường không khí


Nguồn phát sinh và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí.

Nguồn gây ô nhiễm

Dòng thải và thành phần chính

Tác động đến con người và môi trường

Công đoạn mài thô, mài tinh.

Bột mài, bụi kim loại, SiO2, Cr2O3

Làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực sản xuất và khu vực xung quanh.
tác động sinh vật: làm giảm độ tiếp xúc với ánh sáng, khả năng hô hấp của thực vật, khi lắng đọng xuống nguồn nước sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước, có có thể đi vào cơ thể động vật và con người qua chuỗi thức ăn.
- tác động trực tiếp của bụi thải đối với con người: gây những bệnh về mắt, phổi và da.

Quay bóng khô, ướt.

Bụi mùn cưa, bột mài, oxit sắt, oxit đồng, oxit crom.

Công đoạn tẩy rửa

Hơi dung môi, hơi axit, khí hydro, và oxit nito nếu rửa đồng.

Công đoạn mạ

Hơi axit, hơi dung môi, khí thoát ra từ bể mạ như H2, HCN.

Vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

Bụi, khói, các loại khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu: NO2 , CO, CO2 ,NOX


4.2. Ảnh hưởng tới con người
-Mạ điện là ngành có mật độ gây ô nhiễm môi trường cao bởi hoá chất, nước thải có chữa các ion kim loại nặng, kim loại độc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người gây nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng. Nước thải từ các quá trình mạ điện kim loại nếu không được xử lý , qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,….
-Crom và hợp chất của crom có thể làm tổn thương bề mặt da, làm loét niêm mạc, mũi, làm thùng phần sụn của vách mũi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận và tim mạch. Cr6+ độc hơn Cr3+ vì khả năng hấp thụ của nó trong cơ thể cao hơn. Và nếu con người tiếp xúc với muối cromat một thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
-Niken và hợp chất của niken gây bệnh viêm da, đặc biệt là môi trường ẩm và nhiệt độ cao.
-Kẽm và hợp chất của kẽm nói chung là ít độc. Khi nuốt phải muối kẽm có thể gây ra ói mửa. Khi tiếp xúc nhiều với muối ZnCl2 có thể gây lở loét ngón tay, bán tay, cánh tay.
-Đồng và các hợp chất của đồng có thể gây kích thích nhẹ hoặc gây dị ứng nhẹ. Muối đồng gây ngứa da và kết mạc. Oxit đồng hóa trị 1 còn gây kích thích ngứa mắt và đường hô hấp. Những người thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất của đồng thường mắc phải hiện tượng mất màu da. Người uống phải đồng sunfat sẽ bị ói mửa, choáng, co giật và nếu nặng có thể tử vong…
Nhận xét: Lượng nước thải của ngành xi mạ không phải là lớn so với các ngành công nghiệp khác như nước thải của ngành công nghiệp giấy, dệt, … song thành phần và nồng độ các chất độc hai trong đó khá lớn. Hơn nữa các hóa chất độc hại này lại có những biến thiên hết sức phức tạp và phụ thuộc vào quy trình công nghệ cũng như từng công đoạn trong quy trình đó. Vì vậy, muốn xử lý đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải thu gom, tách dòng theo từng công doạn, từng trường hợp cụ thể và lựa chọn phương án xử lý thích hợp.
5. Công nghệ mạ điện

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương