Tiêu chuẩn việt nam tcvn 4586: 1997 VẬt liệu nổ CÔng nghiệP



tải về 29.96 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu22.12.2022
Kích29.96 Kb.
#54032
1   2   3   4
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (1)
Các phụ lục TT số 13-2018TT-BCT
Chú thích

1) Tổng khối lượng các phát mìn ốp nổ đồng thời (bằng dây nổ hoặc kíp điện nổ tức thời) không được vượt quá 20 kg .

2) Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m

3) Bán kính vùng nguy hiểm nêu trong bằng áp dụng trường hợp nổ trong lỗ khoan lớn có nút lỗ;

4) Để đề phòng các tàu thuyền đi vào vùng nguy hiểm khi nổ mìn đào đáy sông hồ phải để phao tín hiệu ở phía thượng lưu và hạ lưu cách ranh giới vùng nguy hiếm ít nhất là 200 m. Trường hợp sông hồ có các bè tre, gỗ đi lại thì phao tín hiệu phía thượng lưu phải đặt cách giới hạn vùng nguy hiểm ít nhất là 500 m. Về mùa nước lũ phao tín hiệu ở phía thượng lưu phải đặt cách ranh giới vùng nguy hiểm là 1500 m:

5) Trong bản thiết kế nổ mìn (đặc biết là khi nổ mìn trong vùng có dân cư và trong mặt bằng thi công xây dựng) phải có một phần riêng đề cập đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người;

6) Bán kính vùng nguy hiểm có thể giảm xuống 20 m sau khi hạ thiết bị xuống lỗ khoan đến độ sâu hơn 50 m

7) Nổ mìn bằng thuốc và phương tiện nổ hiện đại (POWERGEL, kíp nổ không dùng điện . . . ) bán kính vùng nguy hiểm tuân theo thiết kế.

4 Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
4.1 Qui định chung về bảo quản VLNCN
4.1 .1 Việc bảo quản VLNCN phải đảm bảo chống mất cáp, giữ được chất lượng, nhập vào xuất ra thuận tiện, nhanh chóng.
4.1.2 Chỉ bảo quản VLNCN trong các kho đã được các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép.
trong các hòm sắt, tủ sắt tráng kẽm và được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- chỉ được bảo quản kíp mìn điện trong các hòm sắt tráng kẽm hoặc trong các hòm gỗ đúng qui định;
- cấm bảo quản \/LNCN không có bao bì hoặc trong bao bi bị hỏng. Cấm dùng vôi cục để chóng ẩm cho VLNCN.
4.1.3 Các cơ quan dùng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập, không được giữ nhiều hơn 10 kg thuốc nổ, 500 chiếc kíp cùng với lượng dây cháy chậm, dây nổ tương ứng. Lượng VLNCN này được phép bảo quản trong một gian riêng. Gian để chứa VLNCN phải có tường và trần làm bằng vật liệu chống cháy, không được bố trí các gian có người làm việc thường xuyên tiếp giáp (trên, dưới và hai bên) với gian có chứa VLNCN. Cửa gian có chứa VLNCN phải có khả năng chống cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là 45 phút. .
4.1.4 Việc thống kê, xuất, nhập VLNCN phải thực hiện theo đúng qui định của phụ lục G của tiêu chuẩn này.
4.1.5 Khi ra vào các kho phải có giấy phép do lãnh đạo đơn vị quản lý kho cấp
- người thuộc cơ quan có chức năng thanh tra kỹ thuật an toàn, công an phòng cháy chữa cháy khi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kho VLNCN phải có giấy giới thiệu đúng qui định;
- khi đã vào trong địa phận kho, tất cả mọi người phải làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
tuân theo nổi qui kho chịu sự giám sát của bảo vệ và thủ kho. Khi phát hiện các hiện tượng không an toàn thì phải báo ngay cho bảo vệ kho, mọi người phải tích cực tham gia vào việc loại trừ các hiện tượng đó theo sự phân công của bảo vệ kho;
- muốn chụp ảnh hoặc đo đạc địa hình khu vực kho VLNCN phải được cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố cấp giấy phép và thông báo cho Bộ phụ trách ngành kinh tê, kỹ thuật. ảnh và tài liệu thu thập được phải do cơ quan cấp giấy phép quản lý việc sử dụng.
4.1.5. Khi đơn vị, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng VLNCN nữa thì số VLNCN còn lại ở kho phải chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng. Việc chuyển giao này phải làm đúng các thủ tục hiện hành và được phép của cơ quan công an cấp tỉnh trở lên.
4.2 Qui định về kho VLNCN
4.2.1 Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho có thể gồm một hoặc nhiều nhỡ kho chứa, một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh ranh giới kho.
4.2.2 Theo kết cầu xây dựng, kho VLNCN có thể là: kho nối, nửa ngầm, ngầm hoặc hầm lò.
- kho nổi: là kho có các nhỡ kho đặt ngay trên mặt đất;
- kho nửa ngầm: là kho có mái đua của các nhỡ kho ngang với mặt đất;
- kho ngầm: là kho có chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho nhỏ hơn 15 m;
- kho hầm lò: là kho nằm sâu trong lòng đất, chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho lớn hơn 15 m.
Chú thích - Kho ngầm và kho hầm lờ gần các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ trợ, chúng được nối thông với nhau bằng các đường lò.
4.2.3 Theo thời hạn sử dụng, các kho VLNCN được chia ra.
- kho cố định: có thời hạn sử dụng trên 3 năm (thường là các kho dự trữ, kho tiêu thụ);
- kho tạm thời: có thời hạn sử dụng từ 1 đến 3 năm (thường là kho tiêu thụ) ;
- kho tạm thời ngắn hạn: có thời hạn sử dụng dưới 1 năm.
4.2.4 Theo nhiệm vụ và tính chất sử dụng các kho VLNCN được chia ra hai loại:
- kho dự trữ có nhiệm vụ cung cấp VLNCN cho các kho tiêu thụ, trong kho này cấm mở các hòm VLNCN để phát cho thợ mìn . Trường hợp phải phá hòm đề phát cho đủ số lượng của khách hàng hoặc phải lấy một số VLNCN để đem đi kiểm tra thử nổ thì phải phá hòm ở nơi quy định ngoài nhỡ kho. Phần còn lại phải chêm để tránh xô đẩy, đóng hòm lại, ghi rõ số lượng và đưa trở lại nhỡ kho.
Trường hợp phải dùng nhiều VLNCN ngay một lúc, cho phép nhân viên của kho tiêu thụ chuyển vật liệu từ kho dự trữ thẳng đến nơi sử dụng mỡ không đưa qua kho tiêu thụ, nhưng phải làm thủ tục xuất nhập ở kho tiêu thụ (theo mẫu số 1 và 2 của phụ lục G) . Kho dự trữ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm. Mỗi kho dự trữ phải có cơ sở thí nghiệm, bải thử VLNCN . Kho dự trữ nhất thiết phải là kho cố định.
- kho tiêu thụ: có nhiệm vụ cấp phát hàng ngày VLNCN cho nơi sử dụng. Kho tiêu thụ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm hay hầm lò.
4.2.5 Cho phép xây dựng kho tiêu thụ tiếp giáp với khu vực kho dự trữ, nhưng phải có lối vào riêng và phải đảm bảo các qui định đối với từng loại kho. Tổng lượng VLNCN của hai kho không được vượt quá sửc chứa cho phép qui định tại điểm 4.2.15 và
4.2.16 của tiêu chuẩn này.
4.2.6 Các kho VLNCN phải được xây dựng theo đúng thiết kế và phù hợp với các qui định của tiêu chuẩn này. Bản thiết kế, kể cả bản thiết kế mở rộng kho, phải được phê duyệt đúng thủ tục hiện hành và được sự thoả thuận của các cơ quan Nhỡ nước có thầm quyền. Yêu cầu thoả thuận ghi ở phụ lục H của tiêu chuẩn này.
4.2.7 Khi sửa chữa nhỡ kho hoặc thiết bị trong nhỡ kho phải chuyển VLNCN sang chứa ở nhỡ kho khác, hoặc xếp trên bãi trống tạm trong khu vực kho, phải theo các qut định an toàn về bảo quản VLNCN trên bãi trống theo phụ lục H của tiêu chuẩn này. .
4.2.8 Trước khi đưa kho vào sử dụng, tất cả các kho cố định hoặc tạm thời, tạm thời ngắn hạn đều phải được nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu nhất thiết phải có đại điện các cơ quan đã thoả thuận thiết kế xây dựng kho. Khi nghiệm thu phải lập biên bản ghi rõ địa điểm kho, kiểu và sửc chứa của từng nhỡ kho và toàn kho.
4.2.9 Căn cứ vào biên bản nghiệm thu, thủ trưởng đơn vị có kho phải làm thủ tục đăng ký kho với Bộ phụ trách ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ quan thanh tra nhỡ nước về kỹ thuật an toàn cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Đối với kho tạm thời ngắn hạn hoặc bảo quản VLNCN trong các tủ sắt dựng trong phòng riêng, các kho di động thì không phải đăng ký như trên, nhưng phải xin phép các cơ quan đó trước khi đưa VLNCN vào bảo quản.
4.2.10 Các kho VLNCN kiểu nổi, nửa ngầm (trừ kho tạm thời ngắn hạn) phải được trang bị điện thoại giữa các trạm gác. Hệ thống điện thoại này được nối với tổng đài gần nhất để đảm bảo liên lạc với lãnh đạo đơn vị có kho, cơ quan PCCC, công an địa phương. trong các kho hầm lò phải đặt điện thoại trong pnóng cấp phát VLNCN, liên lạc hai chiếu với tổng đài của mỏ.
4. 2.11 Các nhỡ kho của kho cố định, tạm thời kiểu nổi, nửa ngầm đều phải có bảo vệ chống sét theo đúng các qui định tại phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Các nhỡ kho chứa không quá 150 kg chất nổ thì không nhất thiết phải có bảo vệ chống sét nếu khu vực đặt kho 10 năm trở lại không có sét.
4. 2.12 Tất cả các kho VLNCN đều phải có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có vũ trang, canh gác suốt ngày đêm. Riêng nhân viên bảo vệ kho hầm lò chỉ được dùng vũ khí thô sơ ,phải thực hiện đúng các qui định bảo vệ kho theo phụ lục M của tiêu chuẩn này.
4.2.13 Các nhỡ kho bảo quản VLNCN phải có cửa kín, luôn được cặp chỉ hoặc niêm phong. Các chỉa khoá, kìm cặp chỉ, dấu niêm phong phải đăng ký với cơ quan công an tỉnh, thành phố và do người thủ kho giữ.
Chú thích - ở kho tiêu thu cấp phát VLNCN hàng ngày thì không phải cặp chỉ hoặc niêm trong.
4. 2.14 Các kho VLNCN cố định hoặc tạm thời, dự trữ hoặc tiêu thụ đều phải có lý lịch kho lập theo mẫu lui định ở phụ lục E của tiêu chuẩn này. .
4. 2.15 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho dự trữ không lớn hơn giới hạn sau :
- nếu chứa thuốc nổ thành phần có trên 15% nitrô este dạng lỏng, chứa hexôgen không giảm nhạy, tetrin: 60 tấn;
- nếu chứa thuốc nổ amôni nitrat, tôlit, thuốc nổ thành phần có chứa không lớn hơn 15% ni trô este lỏng, chứa hexôgen giảm nhạy: 240 tấn;
- nếu chứa thuốc nổ đen, thuốc nổ không khói: 120 tấn:
- nếu chứa dây nổ và ống nổ (tính cả khối lượng bao bì) : 120 tấn ;
- nếu chứa dây cháy chậm: không hạn chế.
Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho dự trữ không được vượt quá: 3000 tấn.
4.2.16 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không được vượt quá 60 tấn; đối với kho tiêu thụ tạm thời không vượt quá 25 tấn.
sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không vượt quá 120 tấn thuốc nổ.
250 000 chiếc kíp, 100 000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.
Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ tạm thời không được vượt quá 75 tấn thuốc nổ, 100.000 chiếc kíp, 50.000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.
4.2.17 Trong một nhỡ kho hoặc trong một buồng chứa, nếu được phép của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thì cho phép chứa chung VLNCN thuộc các nhóm khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- VLNCN thuộc các nhóm khác nhau phải bảo quản trong các phòng khác nhau cửa nhỡ kho được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 25 cm và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 giờ;
- không được nhiều hơn 10.000 chiếc kíp mìn hoặc 1000 đạn khoan; .
- các hòm kíp, đạn khoan phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối điện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ) ;
- khối lượng chung cửa tất cả các loại thuốc nổ không được quá 3 tấn.
- việc cấp phát thuốc nổ và kíp phải tiến hành trong các buồng riêng khác nhau. Nếu chỉ có một buồng thì khi cấp phát thuốc nổ không được phép để kíp ở trong buồng và ngược lại.
4.2.18 Trong các kho tiêu thụ dù cố định hoặc tạm thời chỉ được phép cấp phát VLNCN trong buồng đệm của nhỡ kho hoặc trong buồng riêng dùng cho mục đích này.
Trong buồng cấp phát kíp phải có bàn, mặt bàn phải có gờ xung quanh và mặt bàn được lót bằng nỉ, da hoặc tấm cao su dày trên 3 mìn. Phải có riêng một bàn để cài dây nổ, dây cháy chậm.
4.2.19 Những yêu cầu cụ thể đối với từng loại kho và sắp xếp VLNCN trong kho được qui định trong phụ lục H của tiêu chuẩn này.
4.3 Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn
4.3.1 ở trên mặt đất
4.3.1.1 Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLNCN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện.
4.3.1 .2 Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trường hợp này cho phép chứa VLNCN ở trong hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo trong không tải trong xe ô tô, xe thô sơ, toa xe hoặc xỡ lan. Nơi chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư và các công trình công nghiệp một khoảng cách theo qui định ở điều 3.8 của tiêu chuẩn này.
Nếu khối lượng dùng cho một ca làm việc thì cho phép để ở trong giới hạn cửa vùng nguy hiểm, nhưng phải canh gác bảo vệ và không được để các phương tiện nổ hoặc bao mìn mồi ở đó.
4.3.1.3 Khi nổ mìn trong phạm vi thành phố hoặc trong các công trình công nghiệp, cho phép bảo quản VLNCN (với nhu cầu 1 ca làm việc) ở trong hoặc gần chỗ nổ mìn, nhưng phải xin phép cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Khi đó VLNCN phải để trong các phòng được cách ly, các phòng này phải được bảo vệ cấm những người không có liên quan ở trong phòng này. Nếu xét thấy khi nổ mìn sẽ nguy hiểm đối với các phòng chứa VLNCN thì phải đưa VLNCN ra ngoài giới nạn của vùng nguy hiểm trước lúc nổ mìn.
4.3.2 Trong hầm lò
4. 3.2.1 Khi nổ mìn các lỗ khoan nhỏ. VLNCN trước khi nạp phải được bảo quản trong các túi xách hoặc hòm gỗ đạt ở chỗ an toàn gần gương lò dưới sự trông nom trục tiếp của thợ mìn hoặc người có trách nhiệm mang xách VLNCN. Cho phép bảo quản VLNCN đã được đưa đến nơi làm việc ở trong các hòm hoặc thùng chuyển dùng có nạp đậy, có khoá đặt trong các khám (hoặc cúp).
4.3.2.2 Khi đào giếng mỏ, lò bằng hoặc các công trình ngầm, cho phép bảo quản VLNCN với nhu cầu dùng cho 1 ca ở trong lều; lều có khoảng cách không gần hơn 50 m đến miệng giếng, lò, tuy nen và các nhỡ cửa công trình trên mặt đất.
tải về 29.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương