Tiêu chuẩn việt nam tcvn 4447: 1987 nhóm h



tải về 2.39 Mb.
trang8/26
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích2.39 Mb.
#53134
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26
TCVN 4447-1987 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

Chú thích:
1) đối với đường ống đường kính lớn hơn 3,5m và đối với những đoạn cong bề rộng đáy hào xác định theo thiết kế tổ chức xây dựng công trình.
2) Khi đáy hào nằm trên mực nước ngầm và có mái dốc thì bề rộng đáy hào tối thiểu phải bằng D + 0,5 nếu đặt ống từng đoạn một và D + 0,3 nếu đặt ống theo cụm.
3) Khi đáy hào nằm dưới mực nước ngầm, có hệ thống tiêu nước thì bề rộng đáy hào phải đủ rộng để có chỗ đào rãnh tiêu, giếng thu nước và đặt trạm bơm tiêu.

    1. Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy hào thì khoảng cách tối thiểu giữa thành ống và vách hào phải lớn hơn 0,7m.

    2. Chiều rộng đáy móng bằng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m.

Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7m.
Nếu hố móng có mái dốc thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kế cấu móng ít nhất phải là 0,3m.

    1. Kích thước hố móng trong giai đoạn thi công những công trình khối lớn (như trụ cầu, tháp làm lạnh, đập bê tông vv...) và móng của những thiết bị công nghệ lớn (như máy cán thép, máy ép, máy rèn dập...) hải do thiết kế xác định.

    2. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định sau đây:

Loại đất: Chiều sâu hố móng:

  • Đất cát, đất lẫn sỏi sạn: Không quá 1,00m

  • Đất cát pha: Không quá 1,25m

  • Đất thịt và đất sét: Không quá 1,50m

  • Đất thịt chắc và đất sét chắc: Không quá 2,00m

3.12. Thiết kế phải xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạm thời vách đứng
của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tuỳ thuộc vào chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm vv...) tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và lưulượng nước thấm vào trong hố móng.
3.1.3. Những vật liệu để gia cố tạm thời vách hào và hố móng lên làm theo kết cấu lắp ghép để có thể sử dụng quay vòng nhiều lần và có khả năng cơ giới hoá cao khi lắp đặt. Những tấm ván và chống đỡ bằng gỗ phải được sử dụng quay vòng ít nhất 5 lần. Khi đắp đất vào hố móng phải tháo gỡ những vật liệu gia cố tạm thời, chỉ được để lại khi điều kiện kĩ thuật không cho phép tháo gỡ những vật liệu gia cố.

    1. Trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định điều kiện bảo vệ vành ngoài hố móng, chống nước ngầm và nước mặt. Tuỳ theo điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn của toàn khu vực, phải lập bản vẽ thi công cho nhữngcông tác đặc biệt như lắp đặt hệ thống hạ mực nước ngầm, gia cố đất, đóng cọc bản thép...

      1. Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở bảng 8


tải về 2.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương