TIÊu chuẩn việt nam tcvn 1772: 1987


Bảng 5 Kích thước lớn nhất của hạt, mm



tải về 255 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích255 Kb.
#11174
1   2   3

Bảng 5

Kích thước lớn nhất của hạt, mm

Khối lượng mẫu, kg, không nhỏ hơn

Nhỏ hơn hay bằng 10

Nhỏ hơn hay bằng 20

Nhỏ hơn hay bằng 40

Nhỏ hơn hay bằng 70

Lớn hơn 70


5

5

10



30

50


3.6.3. Tiến hành thử.

Đặt bộ sàng tiêu chuẩn chồng lên nhau theo thứ tự mặt sàng lớn ở trên. Sau đó đổ dần mẫu vật liệu vào sàng. Chiều dày lớp vật liệu đổ vào mỗi sàng không được quá kích thước của hạt lớn nhất trong sàng. Quá trình sàng được kết thúc khi nào sàng liên tục trong một phút mà khối lượng các hạt lọt qua mỗi sàng không vuợt quá 0,1% tổng số khối lượng các hát nằm trên sàng đó. Khi sàng phải để cho đá dăm nhỏ (sỏi) chuyển động tự do trên mặt lưới sàng. Không dùng tay xoa hoặc tấn vật liệu lọt qua sàng, các hạt lớn hơn 70mm thì nhặt từng hạt bỏ qua các lỗ của tấm tôn từ nhỏ đến lớn.

Cân số liệu còn lại trên từng sàng và ký hiệu khối lượng cân được cửa mỗi sàng là: nhỏ hơn m1; m3; m5; m10; m15;...m70.

3.6.4. Tính kết quả

Tính tổng số khối lượng (g) vật liệu đọng trên các sàng theo công thức:

Σm = m3+ m5 +m10 + … m70

Khi có các hạt còn lại trên sàng 70mm, thì kích thước các hạt này lấy bằng kích thước lỗ tròn trên tấm tôn mà tất cả các hạt trên sàng 70 mm đều lọt qua nó. Sau đó tính lượng sót trên mỗi sàng (%) theo công thức:

Trong đó:

mi - Khối lượng vật liệu còn lại trên từng sàng (phần trăm lượng sót tích luỹ của mỗi sàng được tính bằng tổng số phần trăm lượng sót trên sàng đó và trên các sàng có kích thước mắt sàng lớn hơn nó).

Đem kết quả thu được, dựng đường biểu diễn thành phần hạt (hay đường biểu diễn cấp phối). Kẻ hai trục tọa độ thẳng góc nhau. Trên trục hoành ghi kích thước lỗ sàng (mm) theo chiều tăng dần; trên trục tung ghi phần trăm lượng sót tích luỹ của mỗi sàng. Nối các điểm vừa thu được, ta có đường biểu diễn thành phần dạng như hình 5. Riêng lượng hạt nhỏ hơn 3mm không dựng vào biểu đồ.

Theo trục tung kẻ đường thẳng song song với trục hoành ở các giá trị 10% và 90%. Tại giao điềm giữa đường 10% với đường biểu diễn thành phần hạt, đóng xuống trục hoành sẽ có kích thước lớn nhất của hạt (Dmax). Giao điểm giữa đường 90% với đường biểu diễn thành phần hạt sẽ cho ta kích thước nhỏ nhất của hạt (Dmin)

Hai giá trị Dmax và Dmin lấy theo kích thước mắt sàng gần nhất của bộ sàng tiêu chuẩn. Lượng mất khi sàng không được quá 1% khối lượng toàn bộ mẫu.




Chú thích:

1. Có thể dùng bộ sàng thông dụng theo điều 1.4 để xác định thành phần của đá dăm (sỏi). Khi đó Dmax và Dmin sẽ lấy tròn theo kích thước lỗ của bộ sàng này.

2. Đá dăm (sỏi) bẩn, có nhiều đất cát bám quanh thì phải rửa sạch trước khi thử.

3.7. Xác định hàm lượng bụi, bùng và sét trong đá dăm sỏi.

3.7.1. Thiết bị thử

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Thùng rửa (hình 6);

3.7.2. Chuẩn bị mẫu

Đá dăm (sỏi) sấy khô đến khối lượng không đổi, rồi cân máu theo bảng 6.



Bảng 6

Kích thước lớn nhất của hạt, mm

Khối lượng mẫu, kg, không nhỏ hơn

Nhỏ hơn hay bằng 40

Lớn hơn 40



5

10


3.7.3. Tiến hành thử.

Để mẫu thử vào thùng rửa, nút kín hai ống và cho nước ngập trên mẫu và để yên 15 đến 20 phút cho bụi bẩn và đất cát rữa ra. Sau đó đổ ngập nước trên mẫu khoảng 200mm.



Dùng que gỗ khuấy đều cho bụi, bùn bẩn rã ra. Để yên trong 2 phút, rồi xả nước qua hai ống xả. Khi phải để lại lượng nước trong thùng ngập trên vật liệu ít nhất 30mm. Sau đó nút kín hai ống xả và cho nước vào để rửa lại. Công việc tiến hành đến khi nào rửa thấy trong thì thôi.

Rửa xong, toàn bộ mẫu trong thùng được sấy khô đến khối lượng không đổi (chú ý không làm mất các hạt cát nhỏ có lẫn trong mẫu) rồi cân lại.

3.7.4. Tính kết quả.

Hàm lượng bụi bùn và sét (B) tính bằng phần trăm theo khối lượng, chính xác tới 0,1% theo công thức:





Trong đó:

m - Khối lượng mẫu khô trước khi rửa, tính bằng g;

m1 -Khối lượng mẫu khô sau khi rửa, tính bằng g;

Hàm lượng bụi, bẩn, sét của đá dăm (sỏi) lấy bằng giá trị trung bình số học của kết quả hai lần thử.

Chú thích: Mẫu vật có kích thước hạt trên 40mm có thể xẻ đôi rửa làm hai lần.

3.8. Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm (sỏi).

3.8.1. Thiết bị thử

Cân thương nghiệp

Thước kẹp cải tiến (hình 7)

Bộ sàng tiêu chuẩn theo điều l.4;

3.8.2. Chuẩn bị mẫu:

Dùng bộ sàng tiêu chuẩn để sàng đá dăm (sỏi) đã say khô thành từng cỡ hạt, tuỳ theo cỡ hạt khối lượng mẫu được lấy theo bảng 7.



Bảng 7

Cỡ hạt, mm

Khối lượng mẫu, kg, không nhỏ hơn

5-10

10-20


20-40

40-70


Lớn hơn 70

0,25

1,00


5,00

15,00


35,00

3.8.3. Tiến hành thử

Hàm lượng hạt thoi dẹt của đá dăm (sỏi) được xác định riêng cho từng cỡ hạt. Nếu cỡ hạt nào trong vật liệu chỉ chiếm dưới 5% khối lượng, thì hàm lượng thoi dẹt của cỡ hạt đó không cần phải xác định.

Đầu tiên nhìn mắt, chọn ra những hạt thấy rõ ràng chiều dầy hoặc chiều ngang của nó nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài. Khi có nghi ngờ thì dùng thước kẹp (hình 7) để xác định chính xác bằng cách đặt chiều dài hòn đá vào thước kẹp để xác định khoảng cách L; sau đó cố định thước ở khoảng cách đó và cho chiều dày hoặc chiều ngang của hòn đá lọt qua khe d. Hạt nào lọt qua khe d thì hạt đó là hạt thoi dẹt. Phân loại xong đem cân các hạt thoi dẹt, rồi cân các hạt còn lại.

3.8.4. Tính kết quả

Hàm lượng hạt thoi dẹt (Tđ) trong đá dăm (sỏi) được tính bằng phần trăm theo khối lượng, chính xác tới 1% theo công thức:



Trong đó:

m1- Khối lượng các hạt thoi dẹt, tính bằng g;

m2 - Khối lượng các hạt còn lại, tính bằng g;





Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng trung bình cộng theo quyển của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt.

Chú thích: Cách tính trung bình cộng theo quyền quy định ở p + mục 5 của phụ lục tiêu chuẩn.

3.9. Xác định hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm (sỏi).

3.9.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ; Bộ sàng tiêu chuẩn theo điều 1.4;

Kim sắt và kim nhôm

Búa con;

3.9.2. Chuẩn bị mẫu.

Đá dăm (sỏi) đã sấy khô đến khối lượng không đổi được sàng thành từng cỡ hạt riêng rồi lấy mẫu theo bảng 8.

Bảng 8

Cỡ hạt (mm)

Khối lượng mẫu (kg)

5 đến 10

10 đến 20

20 đến 40

40 đến 70

Lớn hơn 70


0,25

1,00


5,00

15,00


35,00

3.9.3. Tiến hành thử.

Hạt mềm yếu và phong hoá thuộc TCVN 1771: 1987 được lựa chọn và loại ra theo các dấu hiệu sau đây:

Các hạt mềm yếu, phong hoá, thuờng dễ gẫy hay bóp nát bằng tay. Dễ vỡ khi đập nhẹ bằng búa con, khi dùng kim sắt cạo lên mặt các hạt đá dăm (sỏi) loại phun xuất hoặc biến chất, hoặc dùng kim nhôm cạo lên mặt các hạt đá dăm (sỏi) loại trầm tích, thì trên mặt các hạt mềm yếu hoặc phong hoá, sẽ có vết để lại.

Các hạt đá dăm mềm yếu gốc trầm tích, thuờng có hình mòn nhẵn, không có góc cạnh.

Chọn xong đem cân các hạt mềm yếu và phong hoá.

3.9.4. Tính kết quả.

Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá (Mg) được xác định bằng phần trăm khối lượng tính chính xác tới 0,01% theo công thức:

Trong đó:

m1 - Khối lượng các hạt mềm yếu và phong hoá, tính bằng g;

m - Khối lượng mẫu khô, tính bằng g;

Kết quả cuối cùng là trung bình số học của hai lần thử

Chú thích:

1. Để tăng thêm độ chính xác khi thử, có thể dùng các thiết bị cơ khí để lựa chọn các hạt mềm yếu và phong hoá theo giới hạn bền khí nén nêu trong TCVN 1771: 1987.

2. Nếu đá dăm (sỏi) là hỗn hợp của nhiều cỡ hạt thì sàng chúng ra thành từng cỡ hạt để thử riêng. Kết quả chung cho cả mẫu lấy bằng trung bình cộng theo quyền của các loại cỡ hạt.

3.10. Xác định độ ẩm của đá dăm (sỏi).

3.10.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ.

3.10.2. Chuẩn bị mẫu

Mẫu thử lấy theo bảng 9

Bảng 9

Kích thước lớn nhất của hạt,mm

Khối lượng mẫu, kg, không nhỏ hơn

Không lớn hơn 10

Không lớn hơn 20

Không lớn hơn 40

Không lớn hơn 70

Lớn hơn 70


1,0

1,0


2,5

5,0


10,0

3.10.3. Tiến hành thử:

Mẫu lấy ra phải cân ngay, rồi đem sấy đến khối lượng không đổi. Sau đó cân lại.

3.10.4. Tính kết quả.

Độ ẩm (W) của đá dăm (sỏi) được tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1% theo công thức:



Trong đó:

m1 - Khối lượng mẫu tự nhiởn, tính bằng g;

m0 - Khối lượng mẫu sau khi sấy khô, tính bằng g

Độ ẩm lấy bằng trung bình số học của kết quả hai mẫu thử.

3.11. Xác định độ hút nước của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi)

3.11.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Thùng để ngâm mẫu;

Bàn chải sắt.

3.11.2. Chuẩn bị mẫu.

Đối với đá nguyên khai lấy 5 viên đá 40 - 70mm (hoặc 5 viên mẫu hình khối hoặc hình trụ) mẫu được tẩy sạch bằng bàn chải sắt sau đó sấy khô đến nhiệt độ không đổi rồi cân.

Đối với đá dăm (sỏi) thì đem rửa sạch sấy khô đến khối lượng không đổi, rồi cân mẫu theo bảng 9.

3.11.3. Tiến hành thử

Đổ mẫu vào thùng ngâm, cho nước ngập trên mẫu ít nhất là 20mm ngâm liên tục 48 giờ. Sau đó vớt mẫu ra, lau ráo mặt ngoài bằng khăn khô rồi cân ngay (chú ý cân cả phần nước chảy từ các lỗ rỗng của vật liệu ra khay).

3.11.4. Tính kết quả.

Độ hút nước (WH) tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1%, theo công thức:



Trong đó:

m1- Khối lượng mẫu bão hoà nước, tính bằng g;

m - Khối lượng mẫu khô, tính bằng g;

Độ hút nước lấy bằng trung bình số học của kết quả thử 5 viên đá nguyên khai hoặc kết quả thử hai mẫu đá dăm (sỏi).

3.12. Xác định giới hạnbền khí nén của đá nguyên

3.12.1. Thiết bị thử

Máy ép thuỷ lực theo điều 1.1.5;

Máy khoan và máy cua đá; Máy mài nước;

Thước kẹp;

Thùng hoặc chậu để ngâm mẫu.

3.12.2. Chuẩn bị mẫu

Từ các hòn đá gốc, dùng máy khoan hoặc máy ca để lấy ra 5 mẫu hình trụ, có đường kính và chiều cao từ 40 đến 50mm, hoặc hình khối có cạnh từ 40 đến 50mm. Hai mặt mẫu đặt lực ép phải mài nhẵn bằng máy mài và phải luôn song song nhau.

Nếu đá có nhiều lớp thì phải tạo mẫu sao cho hướng đặt lực ép thẳng góc với thỏ đá.

Cũng có thể dùng các mẫu đá khoan bằng các mũi khoan khi thăm dò địa chất có đường kính 40 đến 110mm và chiều cao bằng đường kính. Các mẫu này không được có chỗ sứt mẻ và hai mặt đáy phải được gia công nhẵn.

3.12.3. Tiến hành thử.

Dùng thước kẹp để do chính xác kích thước mẫu theo điều 1.3, sau đó ngâm mẫu bão hoà theo điều 3.11.3. Sau khi ngâm, vớt mẫu ra lau lau mặt ngoài rồi ép trên máy thuỷ lực. Lực ép tăng, dầm với tốc độ từ 3 đến 5. 105N/m2 trong một phút, cho tới khi mẫu bị phỏ huỷ.

3.12.4. Tính kết quả.

Giới hạn bền khí nén (σN) của đá nguyên khối tính bằng N/m2, chính xác tới 10N/m2 , theo công thức:

Trong đó:

P - Tải trọng phỏ hoại của mẫu ép trên máy ép, tính băng N;

F - Diện tích mặt cat ngang của mẫu, tính bằng m2;

Giới hạnbền khí nén lấy bằng giỏ trị trung bình số học của kết quả 5 mẫu thử trong đó ghi rõ cả giới hạncao nhất và thấp nhất trong các mẫu.

3.13. Xác định độ nén dập của đá dăm (sỏi) trong xi lanh.

3.13.1. Thiết bị thử

Máy ép thuỷ lực có sức nén (Pmax) 50 tấn;

Xi lanh bằng thép có đáy rời, đường kính 75 và 150mm chỉ ra ở hình 8 và bảng 10

Bảng 10


D

d

d1

L

L1



87

75

73

75

70

170

150

148

150

120

Cân;

Bộ sàng tiêu chuẩn theo điều 1.4,

Sàng 2,5mm và 1,25mm

Tủ sấy;


Thùng ngâm mẫu.

3.13.2. Chuẩn bị mẫu.



Đá dăm sỏi các loại 5 – 10, 10 - 20; hoặc 20 - 40mm đem sàng qua sàng tương ứng với cỡ hạt lớn nhất và nhỏ nhất của từng loại đá dăm (sỏi). Sau đó mỗi loại đều lấy mẫu nằm trên sàng nhỏ. Nếu dùng xi lanh đường kính trong 75mm thì lấy mẫu mẫu không ít hơn 0,5kg. Nếu dùng xi lanh đường kính trong 150mm, thì lấy mẫu không ít hơn 4kg.

Nếu đá dăm (sỏi) là loại hỗn hợp của nhiều cỡ hạt thì phải sàng ra thành từng loại cỡ hạt để thử riêng.

Nếu cỡ hạt lớn hơn 40mm thì dập thành hạt 10 - 20, hoặc 20 - 40mm để thử.

Khi hai cỡ hạt 20 - 40 và 40 - 70mm có thành phần thạch học như nhau thì kết quả thử cỡ hạt trước có thể dùng làm kết quả cho cỡ hạt sau.

Xác định độ nén dập trong xi lanh, được tiến hành cả cho mẫu ở trong trạng thái khô hoặc trạng thái bão hoà nước.

Mẫu thử ở trạng thái khô, thì sấy khô đến khối lượng không đổi, còn mẫu bão hoà nước thì ngâm trong nước hai giờ. Sau khi ngâm, lấy mẫu ra lau các mặt ngoài rồi thử ngay.

3.13.3. Tiến hành thử.

Khi xác định mác đá dăm (sỏi) theo độ nén dập, thì phải dùng xi lanh có đường kính 150mm. Khi kiểm tra chất lượng đá dăm (sỏi) ở cỡ hạt 5 – 10 và 10 –20mm thì có thể dùng xi lanh đường kính 75mm.

Khi dùng xi lanh đường kính 75mm thì cân 400g mẫu đã chuẩn bị ở trên. Còn khi dùng xi lanh đường kính 150mm thì lấy mẫu 3kg.

Mẫu đá dăm (sỏi) đổ vào xi lanh ở độ cao 50mm. Sau đó dàn phẳng, đặt pítông sắt vào và đưa xi lanh lên máy ép.

Máy ép tang lực nén với tốc độ từ100 đến 200N trong một giây. Nếu dùng xi lanh đường kính 75mm thì dừng tải trọng ở 5 tấn. Còn xi lanh đường kính 150mm thì dừng tải trọng ở 20 tấn.

Mẫu nén xong đem sàng bỏ các hạt lọt qua sàng tương ứng với cỡ hạt chọn trong bảng 11.



Bảng 11

Cỡ hạt

Kích thước mắt sàng

5 - 10

10 - 20


20 - 40

1,25

2,50


5,00

Đối với mẫu thử ở trạng thái bão hoà nước, thì sau khi sàng phải rửa phần mẫu còn lại trên sàng để loại hết các bột dính di; sau đó lại lau các mẫu bằng khăn khô rồi mới cân. Mẫu thử ở trạng thái khô, thì sau khi sàng, đem cân ngay số hạt còn lại trên sàng.

3.13.4. Tính kết quả.

Độ nén dập (Nd) của đá dăm (sỏi) được tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 1% theo công thức:

Trong đó:

m1- Khối lượng mẫu bỏ vào xi lanh, tính bằng g;

m2- Khối lượng mẫu còn lại trên sàng sau khi sàng, tính bằng g,

Giỏ trị Nd của đá dăm (sỏi) một cỡ hạt lấy bằng trung bình số học của hai kết quả thử song song. Nếu đá dăm (sỏi) là hỗn hợp của nhiều cỡ hạt thì giỏ trị Nd chung cho cả mẫu, lấy bằng trung bình cộng theo quyền của các kết quả thu được khi thử từng cỡ hạt.

Chú thích: Cách tính trung bình cộng theo quyền được quy định ở mục của phụ lục tiêu chuẩn.

3.14. Xác định hệ số hóa mềm của đá nguyên khai

Làm theo điều 3.12 để có giới hạn bền khí nén của đá nguyên khai ở trạng thái bão hoà nước. Làm như điều 3.12, nhưng ép 5 viên mẫu sấy khô đến khối lượng không đổi để có giới hạn bền khí nén ở trạng thái khô:

Sau đó tính hệ số hóa mềm (KM) theo công thức:



Trong đó:

σN - Giới hạn bền khí nén của đá ở trạng thái bão hoà nước tính bằng N/m2;

σ’N - Giới hạnbền khí nén cửa đá ở trạng thái khô tính bằng N/m2.

Hệ số hóa mềm được tính chính xác tới 0,01.

3.15. Xác định hệ số hóa mềm của đá dăm (sỏi) làm theo điều 3.13 cho hai trạng thái của đá dăm (sỏi) bão hoà nước và khô hoàn toàn.

Hệ số hóa mềm (KM) của đá dăm (sỏi) tính theo công thức:

Trong đó:

Nd - Độ nén dập của đá dăm (sỏi) ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng phần trăm;

N’d - Độ nén dập của đá dăm (sỏi) ở trạng thái bão hoà nước tính bằng phần trăm

Hệ số hóa mềm KM của đá dăm (sỏi) được tính chính xác tới 0,01.

Chú thích: Khi chuẩn bị mẫu phải đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng vật liệu giữa mẫu khô và mẫu bão hoà nước.

3.16. Xác định độ mài mòn của đá dăm (sỏi).



3.16.1. Thiết bị thử.

Máy mài tang quay (hình 9)

Cân thương nghiệp;

Bộ sàng tiêu chuẩn theo điều 1.4, Sàng 125 mm

3.16.2. Chuẩn bị mẫu thử.




Đá dăm (sỏi) đã phân thành các cỡ hạt 5 – 10, 10 - 20 và 20 - 40mm ở trạng thái ẩm tự nhiên, đem sàng qua hai sàng tương ứng với kích thước hạt lớn nhất và hạt nhỏ nhất. Sau đó lấy mẫu ở trên các sàng cỡ hạt nhỏ nhất. Nếu đá (sỏi) có kích thước hạt lớn nhất, nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm thì lấy khối lượng mẫu bằng 5kg.

Nếu cỡ hạt là 20 - 40mm thì mẫu lấy 10kg.

Nếu đá dăm (sỏi) chưa phân cỡ, đang là hỗn hợp của nhiều cỡ hạt, thì phải sàng qua sàng để phân ra các cỡ hạt trên, rồi tiến hành xác định độ mài mòn riêng cho từng cỡ hạt.

Đá dăm (sỏi) lớn hơn 40mm thì dập ra cho nhỏ hơn 40mm rồi lấy khối lượng mẫu theo cỡ 20 - 40mm.

Nếu hai cỡ hạt 20 - 40mm và 40 - 70mm có thành phần thạch học đồng nhất, thì kết quả xác định độ mải mòn của cỡ hạt 20 - 40mm có thể dùng làm kết quả cho loại cỡ hạt 40 - 70mm.

Đá dăm (sỏi) đem thử phải đảm bảo có hàm lượng bụi, bùn sét (xác định theo điều 3.7) không quá 1% theo khối lượng. Trường hợp bẩn hơn thì phải rửa và sấy khô trước khi thử.

3.16.3. Tiến hành thử.

Mẫu đá dăm (sỏi) chuẩn bị xong, đem đổ vào máy tang quay (hình 9) cùng với bi gang và bi sắt. Bi có đường kính khoảng 48mm và khối lượng mỗi viên là 405 - 450 gam. Sau đó, cài chặt nắp thùng quay và cho máy chạy với tốc độ quay 30 – 33 vòng phút.

Số lượng bi gang hoặc bi sắt và tổng số vòng quay cho mỗi lần thử đá dăm (sỏi) lấy theo bảng 12.

Máy quay xong, thì lấy vật liệu ra và trước hết sàng qua sàng 5mm. Sau đó sàng lại phần dưới sàng 5mm qua sàng 1,25mm, phần mẫu còn lại trên hai sàng đem nhập lại, rồi cân.



Bảng 12

Kích thước cỡ hạt đá dăm (sỏi) (mm)

Số lượng bi sắt hoặc bi gang cần để thử mẫu (viên)

Số vòng quay của tang quay cho mỗi lần thử (vòng)

5-10

5-15


10-20

20-40


8

9

11



12

500

500


500

1000


3.16.4. Tính kết quả

Độ mài mòn (Mm) của đá dăm (sỏi) tính theo phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1% theo công thức:



Trong đó:

m - Khối lượng mẫu ban dầu, tính bằng g;

m1 - Khối lượng mẫu trên sàng 5mm và 1,25mm sau khi mài trên máy, tính bằng g;

Tiến hành thử hai lần, mỗi lần lấy một tổ mẫu khác nhau. Kết quả chung lấy bằng trung bình số học của hai lần thử.

Khi thử đá dăm (sỏi) là hon hợp của hai hay nhiều cỡ hạt, thì kết quả chung sẽ lấy bằng trung bình cộng theo quyền của các kết quả thu được khi thử từng cỡ hạt.



Chú thích: Cách tính trung bình cộng theo quyền quy định ở mục 5 của phụ lục tiêu chuẩn.

3.17. Xác định độ chớng va dập của đá dăm (sỏi).



3.17.1. Thiết bị thử.

Máy búa ПM (hình 10);

Cân thương nghiệp;

Các sàng 8; 5; 20 (25); 40mm và các sàng 0,5mm và 1mm;

3.17.2. Chuẩn bị mẫu

Xác định độ chống va dập của đá dăm (sỏi) chỉ làm cho cỡ hạt 20 (25) - 40mm. Cỡ hạt lớn hơn thì đập ra để có cỡ hạt nêu trên.

Đá dăm (sỏi) không được chứa hàm lượng bụi, bùn, sét trên 1% theo khối lượng.

Nếu bẩn quá thì phải rửa và sấy khô trước khi thử.

Đá dăm (sỏi) cỡ hạt 20 (25) - 40mm láy khoảng 3kg ở trạng thái ẩm tự nhiên rồi sàng qua sàng 40mm và 20 (25)mm

Lấy hai mẫu vật liệu trên sàng 20 (25)mm.

Khối lượng mỗi mẫu, tính bằng g, được xác định theo công thức:

m = 500.ρvx





Trong đó:

ρvx- Khối lượng thể tích xốp của đá thử tính bằng g/cm3

500 - Thể tích bát chứa mẫu của máy, tính bằng cm3.

3.17.3. Tiến hành thử

Cho từng mẫu vật liệu đã chuẩn bị vào bát chứa mẫu 500cm3 của máy. Dàn đều mẫu trong bát để bảo đảm chiều dày mẫu ở mọi chỗ trong bát như nhau Tao cho mẫu nằm phẳng mặt trong bát.

Cho búa 5kg của máy rơi tự do nện xuống mẫu từ độ cao 50cm.

Máy phải đặt hoàn toàn thẳng dứng. Độ mòn răng búa không được quá 1mm. Sau một búa lại dùng tay quay, xoay bát mẫu đi 450 (theo chiều chỉ dẫn ở máy).

Sau 40 búa, lấy mẫu ra, sàng qua sàng 5, 3, 1 và 0,5mm.

Cân phần vật liệu còn lại trên các sàng, rồi tính lượng sót tích luỹ trên các sàng.

3.17.4. Tính kết quả

Chỉ số độ chống va dập (Vd) tính theo công thức:

Trong đó:

A - Chỉ số độ lớn của hạt mẫu vật liệu sau khi thử A tính theo công thức:

Trong đó:

m5, m3, m1; m0,5 - Lượng sót tích luỹ trên các sàng có kích thước lỗ 5,3,1 và 0,5mm, tính bằng g;

m - Khối lượng mẫu ban dầu, tính bằng g;

Độ chống va dập của đá dăm (sỏi) láy bằng trung bình số học của hai giỏ trị làm trên hai mẫu thử.

Chú thích: Lượng sót tích luỹ trên các sàng, xem điều 3.6.

3.18. Xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ trong sỏi.

Hàm lượng tạp chất hữu cơ trong sỏi được xác định bằng phương pháp so mầu.

3.18.1. Thiết bị thử

Cân kỹ thuật;

Sàng có kích thước lỗ 20mm;

Ống đong bằng thủy tinh 250ml,

3.18.2. Chuẩn bị mẫu

Chỉ tiến hành thử cho sỏi có cỡ hạt lớn nhất là 20mm. Lấy khoảng 1kg sỏi ẩm tự nhiên, sàng qua sàng 20mm và chỉ lấy mẫu ở dưới sàng.

3.18.3. Tiến hành thử.

Đổ mẫu vào ống đong 250ml dầy đến mức 130ml sau đó đổ dung dịch NaOH 3% vào ống đong có sỏi cho đến mức 200ml. Lắc đảođều sỏi trong ống đong và để yên 24 giờ. Sau đó so sánh mầu của dung dịch ở trên sỏi và mầu của dung dịch chuẩn.

Nếu mầu của dung dịch ở trên sỏi sẫm hơn mầu của dung dịch chuẩn rõ rệt, thì sỏi đó dùng vào bê tông sẽ không có hại (về mặt tạp chất hữu cơ).

Nếu mầu dung dịch trên sỏi sẫm hơn mầu của dung dịch chuẩn rõ rệt, thì việc dùng sỏi đó vào bê tông cần nghiên cứu trực tiếp trong bê tông.

Nếu mầu của dung dịch trên sỏi sẫm hơn mầu của dung dịch chuẩn không rõ rệt, thì đặt ống đong có sỏi vào bếp cách nước và đun ở nhiệt độ 60 đến 700C trong 2 đến 3 giờ. Sau đó so lại với mẫu chuẩn để kết luận.

Dung dịch mẫu chuẩn được tạo như sau:

Pha dung dịch tananh 2% với dung môi là dung dịch rượu etylic 1%, lấy 2,5ml dung dịch mới nhận được đổ vào ống đong thủy tinh (hoặc lọ thủy tinh trong suốt); tiếp vào ống đong (hoặc lọ thuỷ tinh) đó 97,5ml dung dịch NaOH 3%.

Dung dịch nhận được sau cùng này là dung dịch mầu chuẩn. Lắc đều, để yên sau 24 giờ, rồi đem dùng ngay.

Thử lần nào, tạo dung dịch mầu chuẩn lần ấy.

3.19. Xác định hàm lượng hạt bị dập vỡ trong sỏi dăm dập từ cuội.

3.19.1. Thiết bị thử

Cân thương nghiệp;

Kính lúp;

3.19.2. Chuẩn bị mẫu.

Mẫu sỏi dăm dập từ cuội được lấy theo bảng 13.




tải về 255 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương