TIÊu chuẩn việt nam tcvn 1772: 1987



tải về 255 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích255 Kb.
#11174
1   2   3

Bảng 13

Cỡ hạt lớn nhất của sỏi dăm dập từ sỏi cuội, mm

Khối lượng mẫu, kg

10

20

40



70

0,25

1,00


5,00

15,00


Mẫu ở trạng thái khô tự nhiên, đem sàng qua sàng tương ứng với Dmin và Dmax chỉ cân phần vật liệu nằm trên sàng Dmin

3.19.3. Tiến hành thử

Nhìn mắt (và khi cần thì dùng kính lúp) chọn ra các hạt có bề mặt vỡ lớn hơn khoảng một nửa tổng số diện tích bề mặt hạt đó. Các hạt này được coi là hạt bị dập vỡ. Cân các hạt chọn được.

3.19.4. Tính kết quả

Hàm lượng hạt bị dập vỡ (Dv) tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức:

Trong đó:

m - Khối lượng mẫu thử, tính bằng g;

m1 - Khối lượng các hạt bị dập vỡ, tính bằng g;

Kết quả tính chính xác tới 1%.

3.20. Xác định hàm lượng silic oxít vô định hình tác dụng với kiềm xi măng của đá dăm và sỏi bằng phương pháp hóa học.

3.20.1. Thiết bị thử và thuốc thử:

Sàng tiêu chuẩn kích thước mắt sàng 5; 0,3; 0,14mm;

Cân kĩ thuật;

Lò nung với nhiệt độ đốt nóng tới 11000C;

Bình kim loại làm bằng thép không rỉ (hình 11);



Hình 11. Bình kim loại làm bằng thép không gỉ

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Bếp cách thuỷ;

Bình thuỷ tinh 20ml;

Chén sứ hoặc chén bạch kim;

Giấy lọc không tro băng trắng;

Nước cất;

Dung dịch NaOH, 1M;

HCl đặc (khối lượng riêng 1,19g/cm3)

Hỗn hợp dung dịch AgNO3 (trong 100ml dung dịch có 1g AgNO3 và 5ml HNO3)

3.20.2. Chuẩn bị mẫu.

Đá nguyên khai hoặc đá dăm (sỏi) được lấy mẫu với khối lượng theo bảng 14



Bảng 14

Cỡ hạt lớn nhất cuả cốt liệu (mm)

Khối lượng mẫu (kg)

10

20

40



70

Đá nguyên khai



0,25

1,00


5,00

15,00


1kg/1 loại khoáng thể

Mẫu được loại sạch tạp bẩn và đập nhỏ thành các hạt lọt qua sàng 5mm, sau đó trộn đều và rút gọn đến 250g, bằng cách chia tư hoặc bằng máng chia mẫu.

Mẫu mới tạo được tiếp tục được đập nhỏ để lấy 100g cỡ hạt 0,14 - 0,3mm. Mẫu này được đặt trên sàng 0,14mm rửa sạch bằng tia nước rồi sấy khô đến khối lượng không đổi. Từ đó lấy ra mẫu nhỏ, mỗi mẫu 25g để thử.

3.20.3. Tiến hành thử.

Cho mỗi mẫu thử 25g vào mỗi bình kim loại bằng thép không rỉ và đổ vào mỗi bình 25ml dung dịch NaOH lM. Xoay tròn bình vài lần để bọt khí thoát ra, xong đậy nắp vào đặt bình vào tủ sấy có nhiệt độ 80 ± 20C. Sau 24 giờ, nhấc bình ra làm nguội trong 15 phút bằng nước lạnh tới nhiệt độ phòng. Tiếp đó đem bình lọc qua giấy lọc vào mỗi ống nghiệm khô. Đầu tiên không lắc bình cho dung dịch chảy từ từ theo đũa thủy tinh vào phễu đến hết, sau đó gắp các chất không hoà tan ra bỏ lên giấy lọc. Quá trình lọc được kết thúc khi dung dịch chảy qua giấy lọc không quá 1 giờt trong thời gian 10 giây (chú ý không rửa cặn trên giấy lọc).

Để tăng nhanh tốc độ lọc có thể dùng bình tam giác có gắn bơm tạo chân không bằng tia nước (hình 12).



1. Cần bơm tia nước;

2. Zoăng cao su;

3. Phễu;

4. Bình thủy tinh tam giác;

5. Ống nghiệm thu chất lọc;

Hình 12 – Bình lọc gắn bơm tia nước

Lắc đều ống nghiệm thu chất lọc để tạo dung dịch đồng nhất; dùng pipet lấy 10ml dung dịch nước cho vào bình thủy tinh 20ml, dồ nước cất vào đến 200ml rồi lắc đều.

Để xác định lượng ôxyt silic hoà tan, lấy 100ml dung dịch mới chế được cho vào chén sứ, đổ tiếp vào 5 – 10ml axít clohydric dặc rồi cô cạn trên bếp cách thuỷ.

Cô xong làm ẩm cặn trong chén bằng 5ml axít clohydric trong 5 – 10 phút rồi đổ 100ml nước cất nóng vào chén, dùng dũa thủy tinh khuấy đều, giữ tiếp 10 phút trên bếp cách thuỷ rồi đem lọc.

Rửa cặn trên giấy lọc bằng nước nóng cho hết axít clohydric (để nhận biết, nhỏ 1 - 2 giờt dung dịch hỗn hợp AgNO3 + HNO3 vào Ít nước rửa qua giấy lọc. Nếu nước vẫn trong là được). Đặt giấy lọc cùng cặn trên nó vào chén sứ cô cạn trên bếp cách thuỷ rồi đặt vào tủ sấy có nhiệt độ 1100C trong 30 phút. Sau đó làm ẩm lại cặn trong chén bằng 5ml axít clohyaric đặc, pha thêm nước rồi đem lọc. Rửa cặn trên giấy lọc bằng nước nóng lần nữa cho hết axít clohydric (cách nhận biết như nêu trên).

Giấy lọc cùng với cặn nung trong chén bạch kim đã biết trước khối lượng, ở nhiệt độ 1000 – 11000C trong 10 phút, rồi đem cân. Khối lượng cặn, trong chén (m) tương ứng là lượng ôxyt silic hoà tan trong 100ml dung dịch.

3.20.4. Tính kết quả.

Hàm lượng ôxít silic vô định hình hoà tan (SiO2 vđh) tính theo dơn vị milimol trong 1lít dung dịch NaOH được xác định theo công thức:

SiO2 vđh = m . 3300
PHỤ LỤC

(Để tham khảo)

1. Xác định khối lượng thể tích của đá dăm (sỏi) bằng phương pháp đơn giản.

1.1. Thiết bị thử

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Ống đong bằng thủy tinh 500ml hoặc 1000ml có khắc độ

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Thùng ngâm mẫu;

BQ sàng tiêu chuẩn điều l.4;

1.2. Chuẩn bị mẫu

Lấy 2,5 kg vật liệu ẩm tự nhiên, sàng bỏ các hạt qua sàng 5mm, rửa sạch rồi sấy khô đến khối lượng không đổi. Sau đó cân mẫu theo bảng 15.

Bảng 15


Kích thước lớn nhất của hạt, mm

Khối lượng mấu, kg

20

40


0,5

1,0


1.3. Tiến hành thử

Mẫu cân xong cho ngâm nước trong 2 giờ liền. Cần giữ nước luôn ngập trên mẫu ít nhất 20mm. Sau đó lấy mẫu ra dùng khăn khô lau ráo mặt ngoài. Đổ 250ml nước vào ống đong 500ml hoặc 500ml nước vào ống đong 1000ml. Chú ý đong nước thật chính xác. Nghiêng ống đong và bỏ nhẹ mẫu vật liệu vào ống, rồi đọc phần nước dâng lên trong ống, Mẫu 0,5kg thử trong ống 500ml, mẫu 1kg thử trong ống 1000ml.

Trước khi đọc mức nước trong ống, phải đặt ống ở chỗ bằng phẳng. Đợi cho bọt khí trên mặt nước thóat hết ra. Khi đọc luôn lấy mức ở đáy dưới của mặt nước uốn cong (hình 13).

1.4. Tính kết quả

Khối lượng thể tích của đá dăm (sỏi) (ρv) được tính bằng g/cm3 chính xác tới 0,01g/cm3 theo công thức:

Trong đó:

m - Khối lượng mẫu khô, tính bằng g;

v - Thể tích nước dâng lên trong ống đong sau khi cho vật liệu vào, tính bằng cm3.

Khối lượng thể tích đá dăm (sỏi) lấy bằng giá trị trung bình số học của kết quả hai ống thử làm song song.

2. Xác định hàm lượng bụi, bùn sét trong đá dăm (sỏi) bằng phương pháp đơn giản

2.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Chậu rửa (chậu nhôm hoặc chậu sắt tráng men);

2.2. Chuẩn bị mẫu (xem ở điều 3.7.2);

2.3. Tiến hành thử.

Đổ mẫu vào chau rửa, cho nước vào chau ngap trên vật liệu khoảng 20mm. Để yên như vậy trong 15 - 20 phút cho bụi bẩn và để sét rữa ra. Sau đó cho thêm nước vào ngập trên vật liệu Ít nhất là 50mm. Dùng thanh gỗ hoặc muôi nhôm khuấy đều vật liệu Để yên trong 2 phút rồi sẽ gạn đổ nước đục ra. Khi đổ nước ra, chú ý không đổ mất các hạt cỏt nhỏ dễ cu6n theo nước. Tiếp tục cho nước sạch vào rửa lại cho tới khi nào nước trong thì ngừng rửa. Mẫu rửa xong cho vào sấy khô đến khối lượng không đổi rồi cân lại.





Hình 13

2.4. Cách tính kết quả: xem ở điều 3.7.4.



Chú thích:

1. Nếu chậu nhỏ quá, thì có thể xẻ mẫu ra rửa làm nhiều đợt. Khi đem sấy, thì gộp chung các phần mẫu đã rửa lại.

2. Đá (sỏi) lớn trên 70mm có thể dùng bàn chải sắt cọ rửa cho bụi bẩn rời ra chậu rồi gạn lại phần cát trong chậu nếu có.

3. Xác định độ hút nước của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi) bằng phương pháp nhanh

3.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ;

Thùng ngâm mẫu và chung mẫu;

Bếp dầu hoặc bếp điện;

Bàn chải sắt.

3.2. Chuẩn bị mẫu (xem ở điều 3.11.2)

3.3. Tiến hành thử

Đổ mẫu vào thùng, ngâm nước trong hai giờ. Giữ nước luôn ngập trên vật liệu 20mm. Sau đó đặt thùng mẫu lên bếp đun sôi trong 30 phút. Để nguội, vớt ra lau khô mạt ngoài rồi đem cân.

3.4. Tính kết quả: xem ở điểm 3.11.4.

4. Xác định hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá của đá dăm (sỏi) bằng phương pháp chất tải trọng

4.1. Thiết bị thử.

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g,

Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ,

Bộ sàng tiêu chuẩn theo điều 1.4;

Dụng cụ chất tải dơn giản (hình 14);

4.2. Chuẩn bị mẫu

Đá dăm (sỏi) được phân ra thành cỡ hạt 5 - 10mm; 10 - 20mm; 20 - 40mm; 40 - 70mm; rồi lấy mẫu cỡ hạt không ít hơn 100 hạt bất kỳ làm thành mỗi mẫu thử. Đem sấy khô đến khối lượng không đổi, rồi cân.

4.3. Tiến hành thử.

Chọn ra từ trong mẫu các hạt nghi ngớ có thể là hạt mềm yếu hoặc phong hóa. Cho từng hạt chịu tải trọng ghi ở bảng 16. Hạt cỡ nào cho chịu tải trọng tương ứng với cỡ ấy. Hạt nào vỡ dưới dạng tải trọng thì được coi là hạt mềm yếu hoặc phong hóa. Đem cân các hạt vỡ thu được.



Bảng 16

Cỡ hạt, mm

Tải trọng, N

5-10

10-20


20-40

40-70


150

250


350

450


Mỗi hạt phải chất tải ở ba vị trí nằm khác nhau của hòn đá.

4.4. Tính kết quả: xem ở điều 3.9.4.



5. Cách tính bình quân theo quyền

5.1. Ví dụ: mỗi hỗn hợp đá dăm gồm 2 loại cỡ hạt, khi phân tích xác định được: Cỡ hạt 10 - 20mm chiếm khối lượng hỗn hợp;

Cỡ hạt 20 - 40mm chiếm 70% khối lượng hỗn hợp;

Khi xác định độ nén dập trong xi lanh nguội ta thấy:

Độ nén dập của cỡ hạt 10 - 20mm là 24%

Độ nén dập của cỡ hạt 20 - 40mm là 30%,

Tính độ nén dập của hỗn hợp.



Hính 14: Dụng cụ chất tải đơn giản

5.2. Cách tính

Độ nén dập chung cho hỗn hợp là:



6. Xác định thành phần hạt của đá dăm (sỏi) bằng phương pháp sàng thủ công

6.1. Thiết bị thử: như điều 3.6.1;

6.2. Chuẩn bị mẫu: như điều 3.6.2;

6.3. Tiến hành thử: như điều 3.6.8, nhưng thay sàng máy bằng sàng thủ công bằng tay.

Khi sàng bằng tay để dễ thao tác, có thể đóng giá sàng hình bán cầu bằng gỗ, như hình 15.

7. Xác định khối lượng thể tích của đá nguyên khai và đá dăm (sỏi)

7.1. Thiết bị thử: như điều 3.2. 1, nhưng thay cân thuỷ tĩnh hình 3 bằng cân thuỷ tĩnh cải tiến từ cân đĩa như hình 16.

7.2. Chuẩn bị mẫu: Như điều 3.2.2;

7.3. Tiến hành thử: Như điều 3.2.3;



7.4. Tính kết quả: Như điều 3.3.4.



Hình 15 Giá sàng hình bán cầu bằng gỗ



tải về 255 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương