TIÊu chuẩn việt nam tcvn 11777-9: 2017 with amendment 5: 2014



tải về 8.86 Mb.
trang27/40
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích8.86 Mb.
#34910
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   40

Hình I.6 - Tổ chức nội dung của khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề

TLEN: Độ dài. Khi khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề đánh chỉ mục cho tiêu đề chính, trường này xác định tổng độ dài tiêu đề chính. Khi khung Bảng Chỉ mục Tiêu đánh chỉ mục cho tiêu đề phần khối ảnh, trường này xác định tổng độ dài của tiêu đề phần khối ảnh đầu tiên. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

Mi: Mã Nhãn. Trường này quy định cụ thể các mã nhãn bắt đầu đoạn nhân thứ i được liệt kê trong khung này. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 2-byte kiểu big endian.

NRi: Số còn lại. Trường này chỉ ra rằng (ít nhất) NRi đoạn nhãn với cũng mã nhãn Mi được liệt kê liền kề ngay đoạn nhãn thứ i trong danh sách này. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 2-byte kiểu big endian.

OFFi: Độ lệch. Trường này quy định độ lệch cụ thể tính theo byte, liên quan đến điểm bắt đầu của dòng mã, các tham số đoạn nhãn (bao gồm cả tham số độ dài, nhưng không phải nhãn của chính nó) đối với đoạn nhãn thứ i trong danh sách này. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

LENi: Độ dài. Trường này xác định độ dài tính theo byte của các tham số đoạn nhãn (bao gồm cả hai byte của tham số độ dài nhưng không phải là nhãn hai byte của chính nó) đối với đoạn nhãn thứ i trong danh sách này. Giá trị của trường này được mã hóa là một số nguyên không dấu 2-byte kiểu big endian, và giống như giá trị của tham số độ dài trong đoạn nhãn của chính nó.

Số lượng đoạn nhãn N, được liệt kê trong khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề, được xác định bởi độ dài của khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề.



I.3.2.4.4 Khung Bảng Chỉ mục phần Khối ảnh (siêu khung)

Khung Bảng Chỉ mục phần Khối ảnh đánh chỉ mục cho vị trí và độ dài của từng phần khối ảnh trong dòng mã, trong đó mỗi phần khối ảnh bắt đầu với nhãn SOT và kết thúc với các gói cuối cùng của phần khối ảnh.



Loại Khung Bảng Chỉ mục phần Khối ảnh là 'tpix' (0x7470 6978). Nội dung của Khung Bảng Chỉ mục phần Khối ảnh như sau (Hình I.7):



Hình I.7 - Tổ chức nội dung của Khung Bảng Chỉ mục phần Khối ảnh

faix: Khung Chỉ mục Mảng phân mảnh. Khung này liệt kê vị trí và độ dài của tất cả các phần khối ảnh trong dòng mã. Cấu trúc của nó được quy định tại Điều H.3.2.4.2. Hàng thứ m trong bảng này tương ứng với khối ảnh thứ m trong dòng mã. Các mục nhập trên hàng này giữ các vị trí và độ dài của tất cả phần khối ảnh trong khối ảnh tương ứng, theo thứ tự dòng mã. Nếu khung Chỉ mục Mảng phân mảnh có trường Phiên bản bằng 2 hoặc 3, thì trường Bổ trợ chỉ định từng phần khối ảnh nhỏ nhất n, trong tất cả các thành phần ảnh (NL - n) không âm, mức phân giải (NL - n) và tất cả các mức phân giải thấp hơn đã được hoàn thành khi phần khối ảnh này được kết hợp với các phần khối ảnh trước trong cùng một khối ảnh, trong đó NL là số mức phân tách, có thể thay đổi tùy theo thành phần. Nếu không hoàn thành mức phân giải cho thành phần bất kỳ, giá trị của trường Bổ trợ bằng giá trị tối đa NL công một. Giá trị không đạt được khi hoàn thành tất cả độ phân giải cho tất cả các thành phần. Do độ phân giải không nhất thiết phải xuất hiện theo thứ tự trong một khối ảnh, một số mức phân giải cao hơn giá trị báo hiệu bởi trường Bổ trợ có thể được hoàn thành.

I.3.2.4.5 Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh (siêu khung)

Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh đánh chỉ mục cho các tiêu đề khối ảnh của từng khối ảnh, đối với việc giải mã chính xác của dữ liệu gói phân khu ảnh.



Loại khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh là 'thix' (0x7468 6978). Nội dung khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh như sau (Hình I.8):



Hình 1.8 - Tổ chức nội dung của khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh

Số lượng khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề N, là số lượng khối ảnh.



manf: Khung Đặc tả. Khung này tóm lược các khung quy định bởi mhixi trong khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Khối ảnh này. Cấu trúc của nó được quy định tại Điều I.3.2.3.

mhixi: Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề. Khung này đánh chỉ mục cho các tiêu đề phần khối ảnh của khối ảnh thứ i. cấu trúc của nó được quy định tại Điều I.3.2.4.3.

I.3.2.4.6 Khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh (siêu khung)

Khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh đánh chỉ mục cho các gói trong dòng mã. Loại khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh là 'ppix' (0x7070 6978). Nội dung của khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh như sau (Hình I.9):





Hình I.9 - Tổ chức nội dung của khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh

Số lượng các khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh N, không được lớn hơn số lượng thành phần dòng mã.



manf: Khung Đặc tả. Khung này tóm lược các khung quy định bởi faixi trong khung Bảng Chỉ mục Gói Phân khu ảnh này. Cấu trúc của nó được quy định tại Điều H.3.2.3.

faixi: Khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh thứ i tương ứng với thành phần ảnh thứ i trong dòng mã. Hàng thứ m trong bảng này tương ứng với khối ảnh thứ m trong dòng mã. Các mục nhập trên hàng này giữ các vị trí và độ dài của tất cả các gói tương ứng với khối ảnh thành phần. Các gói xuất hiện liên tiếp, tăng dần theo thứ tự lớp, trong phân khu ảnh của chúng, và các phân khu ảnh xuất hiện theo thứ tự được gán với số thứ tự s được quy định tại Điều A.3.2.1. Tuy nhiên, thứ tự cố định của các gói dữ liệu không nhất thiết phải giống như quy định trong bất kỳ đoạn nhãn COD/POC trong dòng mã. Cấu trúc của khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh được quy định tại Điều I.3.2.4.2.

Nếu tiêu đề gói được đóng gói vào đoan nhãn PPM hoặc PPT, các mục nhập tương ứng trong mảng phân mảnh đề cập đến vị trí và độ dài của phần thân gói duy nhất, nó xuất hiện trong phần thân của phần khối ảnh. Các mục nhập đề cập đến các gói không tồn tại (hoặc do khối ảnh thành phần có liên quan bao gồm một vài gói khác các khối ảnh thành phần trong cùng một mảng, hoặc do dòng mã đã được cắt ngắn trước thời điểm mà tại đó gói đã tồn tại) có trường vị trí được thiết lập bằng không. Các mục nhập đề cập đến các gói mà phần thân rỗng và tiêu đề bao gồm chính xác một byte, 0x80, có thể được xác định bằng cách sử dụng giá trị độ dài bằng không. Các gói dữ liệu như vậy xuất hiện thường xuyên trong các dòng mã JPEG 2000; các ứng dụng có thể tránh truy cập các mào đầu của gói mà nội dung có thể dự đoán được. Nếu đoạn nhãn COD liên quan xác định rằng các nhãn EPH xuất hiện sau mỗi tiêu đề gói trong khối ảnh, giá trị độ dài cụ thể bằng không được giải thích trong khối ảnh có nghĩa là các gói bao gồm các byte 0x80 theo sau là nhãn EPH.

I.3.2.4.7 Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói (siêu khung)

Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói đánh chỉ mục cho các tiêu đề gói trong dòng mã. Loại khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói là 'phix' (0x7068 6978). Nội dung khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói như sau (Hình H.10):





Hình I.10 - Tổ chức nội dung của Khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói

Số lượng các khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh N, không được lớn hơn số lượng thành phần dòng mã.



manf: Khung Đặc tả. Khung này tóm lược các khung quy định bởi faixi trong khung Bảng Chỉ mục Tiêu đề Gói này. Cấu trúc của nó được quy định tại Điều I.3.2.3.

faixi: Khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh thứ i tương ứng với thành phần ảnh thứ i trong dòng mã. Hàng thứ m trong bảng này tương ứng với khối ảnh thứ m trong dòng mã. Các mục nhập trên hàng này giữ các vị trí và độ dài của tất cả tiêu đề gói tương ứng với khối ảnh thành phần. Các tiêu đề gói xuất hiện liên tiếp, tăng dần theo thứ tự lớp, trong phân khu ảnh của chúng, và các phân khu ảnh xuất hiện theo thứ tự được gán với số thứ tự s được quy định tại Điều A.3.2.1. Tuy nhiên, thứ tự cố định của các tiêu đề gói dữ liệu không nhất thiết phải giống như quy định trong bất kỳ đoạn nhãn COD/POC trong dòng mã. Cấu trúc của khung Chỉ mục Mảng Phân mảnh được quy định tại Điều I.3.2.4.2.

Các mục nhập đề cập đến tiêu đề gói không tồn tại (hoặc do khối ảnh thành phần có liên quan bao gồm một vài gói khác các khối ảnh thành phần trong cùng một mảng, hoặc do dòng mã đã được cắt ngắn trước thời điểm mà tại đó tiêu đề gói đã tồn tại) có trường vị trí được thiết lập bằng không. Các mục nhập đề cập đến các gói mà phần thân rỗng và tiêu đề bao gồm chính xác một byte, 0x80, có thể được xác định bằng cách sử dụng giá trị độ dài bằng không. Các gói như vậy xuất hiện thường xuyên trong các dòng mã JPEG 2000; các ứng dụng có thể tránh truy cập các mào đầu của gói mà nội dung có thể dự đoán được. Nếu đoạn nhãn COD liên quan xác định rằng các nhãn EPH xuất hiện sau mỗi tiêu đề gói trong khối ảnh, giá trị độ dài cụ thể bằng không được giải thích trong khối ảnh có nghĩa là các gói bao gồm các byte 0x80 theo sau là nhãn EPH.



I.3.3 Khung Chỉ mục Tập tin (siêu khung)

I.3.3.1 Tổng quát

Khung Chỉ mục Tập tin có thể được sử dụng để tìm các chỉ mục khác (đặc biệt, chỉ mục dòng mã tương ứng với dòng mã) và dữ liệu tùy ý trong tập tin.

Khung Chỉ mục Tập tin gốc đánh chỉ mục cho mức cao nhất của tập tin. Khung Chỉ mục Tập tin bất kỳ đánh chỉ số cho một siêu khung trong tập tin. Phải có ít nhất một khung Chỉ mục Tập tin với phạm vi áp dụng cho trước (mức cao nhất hoặc siêu khung cụ thể) trong tập tin nhất định.

Loại khung Chỉ mục Tập tin là 'fidx' (0x6669 6478). Các nội dung khung Chỉ mục Tập tin như sau (Hình I.11):





Hình I.11 - Tổ chức nội dung của khung Chỉ mục Tập tin

fptr: Khung Dò tìm Tập tin. Khung Chỉ mục Tập tin gốc sẽ không bao gồm khung này. Khung Chỉ mục Tập tin bất kỳ bao gồm khung này, trỏ tới siêu khung được đánh số bởi khung Chỉ mục Tập tin. Cấu trúc của khung Dò tìm Tập tin được định nghĩa trong Điều I.3.3.2.

prxyi: Khung Proxy. Khung này biểu diễn một phần của tập tin được đánh số bởi khung Chỉ mục Tập tin. Khung Chỉ mục Tập tin gốc bao gồm các proxy cho khung ở mức cao nhất của tập tin. Khung Chỉ mục Tập tin bất kỳ bao gồm các proxy cho các khung ở mức cao nhất của siêu khung được đánh số bởi khung Chỉ mục Tập tin. Các proxy có cùng thứ tự khung, nhưng không phải tất cả các khung đều được ủy nhiệm. Cấu trúc của khung Proxy được xác định trong Điều I.3.3.3.

CHÚ THÍCH: Tùy vào từng trường hợp mà sự xuất hiện, vắng mặt, hoặc trình tự các khung trong các tập tin là quan trọng, nó hữu ích cho các ứng dụng nếu, có khung Proxy bất kỳ phía trước như vậy, không có khung trong phạm vi áp dụng của chỉ mục bị bỏ qua từ chỉ mục.



I.3.3.2 Khung Dò tìm Tập tin

Khung Dò tìm Tập tin trỏ vào một khung. Loại khung Dò tìm Tập tin là 'fptr' (0x6670 7472). Nội dung khung Dò tìm Tập tin như sau (Hình I.12):





Hình I.12 - Tổ chức nội dung của khung Dò tìm Tập tin

OOFF: Độ lệch ban đầu. Trường này quy định độ lệch cụ thể tính theo byte (liên quan đến điểm bắt đầu của tập tin) của khung được trỏ đến khung Dò tìm Tập tin này. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

OBH: Tiêu đề Khung ban đầu. Trường này chứa tiêu đề khung đầy đủ của khung được trỏ đến bởi khung Dò tìm Tập tin này. Độ dài của trường này là 16 byte nếu giá trị của trường LBox chứa trong khung tiêu đề đó là 1, hoặc 8 byte với trường hợp khác.

I.3.3.3 Khung Proxy

Khung Proxy đại diện cho một khung Chỉ mục Tập tin nằm trong tập tin, đánh chỉ mục cho vị trí và độ dài của nó, vị trí và độ dài của bất kỳ chỉ mục của khung, và tiền tố của nội dung khung.



Loại khung Proxy là 'prxy' (0x7072 7879). Nội dung khung Proxy như sau (Hình I.13):



Figure H.13 - Tổ chức nội dung của khung Proxy

OOFF: Độ lệch ban đầu. Trường này quy định độ lệch cụ thể tính theo byte (liên quan đến điểm bắt đầu của tập tin) của khung được trỏ đến khung Proxy này. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

OBH: Tiêu đề Khung ban đầu. Trường này chứa tiêu đề khung đầy đủ của khung được trỏ đến bởi khung Proxy này. Độ dài của trường này là 16 byte nếu giá trị của trường LBox chứa trong khung tiêu đề đó là 1, hoặc 8 byte với trường hợp khác.

NI: Số lượng chỉ mục. Trường này cho biết số lượng con trỏ chỉ mục bao gồm trong khung Proxy này. Mỗi tập trường IOFFi, và IBHi trỏ đến hoặc là khung Chỉ mục Tập tin hoặc là khung Chỉ mục Dòng mã được đánh chỉ mục cho khung đại diện bởi khung Proxy này. Tất cả các giá trị khác được dự trữ. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 1 byte.

IOFFi: Độ lệch Chỉ mục. Trường này chứa độ lệch tính theo byte (liên quan đến điểm bắt đầu của tập tin) của khung chỉ mục thứ i. Giá trị của trường này được mã hóa như là một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

IBHi: Tiêu đề Khung Chỉ mục. Trường này chứa tiêu đề khung đầy đủ của khung chỉ mục thứ i. Độ dài của trường này là 16 byte nếu giá trị của trường LBox chứa trong đó tiêu đề là 1 khung, hoặc 8 byte với trường hợp khác.

PREF: Tiền tố. Trường này chứa một tiền tố tùy ý của dữ liệu trong khung đại diện bởi khung Proxy này. Nó có thể có độ dài từ không đến độ dài của nội dung khung ban đầu.

I.3.4 Khung Dò tìm Chỉ mục

Khung Dò tìm chỉ mục trỏ đến khung Chỉ mục Tập tin gốc của tập tin. Nó sẽ chỉ xuất hiện nếu tập tin có chứa khung Chỉ mục Tập tin gốc. Loại khung Dò tìm chỉ mục là 'iptr' (0x6970 7472). Nội dung khung Dò tìm chỉ mục như sau (Hình I.14):





Hình I.14 - Tổ chức nội dung của khung Dò tìm chỉ mục

OFF: Độ lệch. Trường này xác định vị trí của khung Chỉ mục Tập tin gốc liên quan đến điểm bắt đầu của tập tin. Trường này được lưu như một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

LEN: Độ dài. Trường này xác định kích thước của khung Chỉ mục Tập tin gốc. Trường này được lưu như một số nguyên không dấu 8-byte kiểu big endian.

I.4 Kết hợp chỉ mục dòng mã với dòng mã

Trong một tập tin JP2, JPX hoặc JPM, khung Chỉ mục Dòng mã sẽ xuất hiện ở mức cao nhất của tập tin và các khung Chỉ mục Dòng mã thứ i tương ứng, cũng ở mức cao nhất của tập tin. Khung Dò tìm Dòng mã trong khung Chỉ mục Dòng mã cũng chỉ ra dòng mã được đánh chỉ mục bởi khung Chỉ mục Dòng mã.



I.5 Các giới hạn vị trí (tham khảo)

Một vài giới hạn vị trí đã được áp dụng trên các khung xác định tại phụ lục này. Chúng có thể được đặt ở cuối của tập tin nếu muốn; điều này thuận tiện khi tập tin không được đánh số được đánh chỉ mục tiếp theo. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích cho việc đặt khung Dò tìm chỉ mục gần điểm bắt đầu tập tin, tốt nhất là ngay sau khung bất kỳ được yêu cầu trong nhóm liền kề ở phần đầu của tập tin (chẳng hạn như sau khung Loại Tập tin trong tập tin JP2 hoặc sau khung Yêu cầu Trình đọc trong tập tin JPX), tại đó nó có thể dễ dàng được tìm thấy bởi các trình đọc tập tin. Để giảm thiểu sự di chuyển của các khung tập tin, việc bổ sung khung này và tùy chọn thêm mã 'jpip' vào danh sách tương thích trong các khung Loại Tập tin, khung Free (quy định tại Phụ lục M.11.20 của tiêu chuẩn ISO / IEC 15444-2) có thể được sử dụng như một khung Chờ trong tập tin yet-to-be-indexed.


Phụ lục J

(Quy định)

Hồ sơ và các biến thể cho khả năng tương tác và thử nghiệm

J.1 Tổng quan

Phụ lục này cung cấp khung chương trình, khái niệm và phương pháp luận để thiết lập khả năng tương tác, và các tiêu chí phải đạt được để khẳng định tuân thủ tiêu chuẩn ISO / IEC 15444-9. Phụ lục này cũng cung cấp một phương pháp để kiểm tra sự tuân thủ tập hồ sơ và biến thể được xác định. Mục tiêu của tiêu chuẩn hóa trong trường này là để thúc đẩy khả năng tương tác giữa các máy chủ và máy khách JPIP cho phép thử nghiệm trên các hệ thống cho phù hợp với tiêu chuẩn này.

Phụ lục này cũng xác định các hồ sơ và biến thể. Hồ sơ xác định các trường mà máy chủ JPIP dự kiến sẽ thực hiện và hỗ trợ phân tích cú pháp và giải thích; hồ sơ cũng hạn chế các yêu cầu máy khách có thể dự kiến máy chủ trong hồ sơ này để hỗ trợ và thực hiện đầy đủ. Các máy khách thực hiện yêu cầu trong hồ sơ nhận được mã lỗi 501 ("Không được triển khai", xem Phụ lục D) hoặc 400 ("Yêu cầu bị lỗi") có thể sử dụng điều này như một dấu hiệu cho thấy máy chủ không thực hiện đầy đủ hồ sơ và có thể dự phòng các yêu cầu cho hồ sơ mức thấp hơn. Các biến thể xác định những đặc điểm của tiêu chuẩn JPIP được sử dụng để yêu cầu và truyền tải dữ liệu giữa máy khách và máy chủ. Hồ sơ và biến thể là trực giao với nhau. Các máy chủ được phân loại theo hồ sơ tại mức cao nhất chúng hỗ trợ, và tất cả các biến thể mà chúng thực hiện. Máy khách được phân loại theo tất cả các biến thể mà chúng thực hiện, và theo hồ sơ mức cao nhất chúng có thể làm việc.

CHÚ THÍCH: Mặc dù thông qua các thủ tục kiểm tra, hồ sơ và biến thể trong phụ lục này được xác định cho ảnh mã hóa trong một số phần của họ tiêu chuẩn JPEG 2000 (Tiêu chuẩn ISO / IEC 15444-1) và một tập tính năng giới hạn của JPIP được thử nghiệm, điều này không có nghĩa là các máy chủ hoặc máy khách sử dụng phương thức JPIP để cung cấp hình ảnh ở các định dạng khác hoặc bằng phương thức khác JPIP không được liệt kê ở đây. Nó chỉ có nghĩa rằng việc tuân thủ của chúng không được định nghĩa trong phạm vi của phụ lục này, và hiện không khuyến nghị chính sách kiểm tra và phân loại cho chúng.



J.1.1 H

Hồ sơ xác định các yêu cầu mà máy chủ được dự kiến để hỗ trợ, yêu cầu máy khách có thể đợi để được hỗ trợ và thực hiện đầy đủ bởi các máy chủ. Yêu cầu quy định trong hồ sơ mức thấp hơn cũng được hỗ trợ và thực hiện đầy đủ trong hồ sơ mức cao hơn. Các hồ sơ được quy định chi tiết trong J.3.



J.1.2 Biến thể

Biến thể xác định cách thức áp dụng tiêu chuẩn JPIP cho máy khách và máy chủ để truyền dữ liệu. Máy khách và máy chủ phải cung cấp một tập con của các biến thể phổ biến để tương thích. Các biến thể được định nghĩa trong J.2.



J.2 Định nghĩa biến thể

JPIP cho phép ba kiểu trả về ảnh khác nhau, đối với yêu cầu truyền thông theo phiên hoặc phi trạng thái và đối với việc trao đổi dữ liệu đặc tả hoặc dữ liệu dòng mã giữa máy chủ và máy khách. Các biến thể phân loại máy khách và máy chủ trong một không gian 3 chiều dựa trên:

1) Kiểu trả về hình ảnh mà chúng hỗ trợ;

2) Dù máy khách yêu cầu và máy chủ thực hiện mô hình bộ nhớ đệm liên tục cho các yêu cầu trong phiên hoặc truyền thông là phi trạng thái hay không (xem B.1);

3) Dù dữ liệu được truyền bao gồm các dòng mã hoặc dữ liệu đặc tả được mã hóa trong các khung của định dạng tập tin.

Để phân loại máy khách hoặc máy chủ, các biến thể thực hiện theo từng trục xác định. Khả năng tương tác của cặp máy khách - máy chủ đòi hỏi hoạt động theo một tập con của các biến thể phổ biến. Không giống như các hồ sơ được sắp xếp theo độ phức tạp, các phiên bản không tạo thành một hệ thống tính năng phân cấp.



J.2.1 Biến thể kiểu trả về ảnh (P, T hoặc R)

Tham số này xác định kiểu trả về ảnh mà máy chủ có thể cung cấp và máy khách có thể hiểu được. Các máy chủ trong biến thể P có thể cung cấp dòng JPP; các máy chủ trong các biến thể T có thể cung cấp dòng JPT; các máy chủ trong các biến thể R có thể cung cấp các kiểu trả về ảnh "thô". Các máy khách trong biến thể P chấp nhận dòng JPP, các máy khách trong biến T chấp nhận dòng JPT và các máy khách trong biến thể R chấp nhận ảnh thô. Biến thể P, TR không loại trừ lẫn nhau; các máy chủ hoặc máy khách có thể hỗ trợ một vài biến thể.



J.2.2 Biến thể mô hình trạng thái (N hoặc S)

Tham số này xác định liệu máy chủ có thể sử dụng các kênh để truyền thông hay không. Một máy chủ trong biến thể S có thể cấp một kênh để đáp ứng với yêu cầu Kênh Mới (xem C.3.3) và duy trì một mô hình bộ nhớ đệm liên tục giữa các yêu cầu trong kênh. Một máy chủ trong biến thể N có khả năng đáp ứng yêu cầu không liên quan đến trường yêu cầu kênh mới hoặc ID Kênh.

Máy khách hoạt động trong biến thể S được yêu cầu lưu đệm dữ liệu giữa các yêu cầu trong cùng một phiên để lặp lại dữ liệu yêu cầu từ một máy chủ; đối với truyền thông liên tục hiệu quả, máy khách trong biến thể N cần phải sử dụng các yêu cầu thao tác mô hình bộ nhớ đệm. Các biến thể SN không loại trừ lẫn nhau, và các máy chủ và máy khách có thể hỗ trợ cả hai biến thể.

J.2.3 Biến thể dòng bit (M hoặc C)

Tham số này xác định các loại địa chỉ logic các máy chủ có khả năng phục vụ. Các máy chủ hoạt động trong biến thể M có thể cung cấp nội dung khung ban đầu của định dạng tập tin JPEG 2000 như là ngăn dữ liệu đặc tả. Các máy chủ trong biến thể C có thể cung cấp dữ liệu chứa trong dòng mã sử dụng biểu diễn dòng mã tăng dần. Máy chủ trong biến thể C sẽ cung cấp ít nhất là ngăn dữ liệu đặc tả # 0 (xem A.3.6), mặc dù ngăn này sẽ trống đối với địa chỉ logic chỉ bao gồm dòng mã. Máy khách trong biến thể C chấp nhận tối thiểu biểu diễn dòng mã tăng dần của các dữ liệu ảnh; máy khách trong biến thể M chấp nhận ít nhất là ngăn dữ liệu đặc tả. Các biến thể MC không loại trừ lẫn nhau, và các máy chủ và máy khách có thể hỗ trợ cả hai biến thể.

CHÚ THÍCH: Máy chủ hoặc máy khách chỉ có thể là biến thể M, trong trường hợp đó chúng chỉ có thể trả về hoặc chấp nhận ngăn dữ liệu đặc tả, nhưng không có ngăn dữ liệu phân khu ảnh hoặc khối ảnh. Đây là loại máy chủ hữu ích để nhanh chóng quét các dữ liệu đặc tả hình ảnh trong một cơ sở dữ liệu hình ảnh. Máy khách trong biến thể M (và không có trong C) nên bao gồm " meta:orig" trong trường tham chiếu máy khách để hạn chế đáp ứng ngăn dữ liệu đặc tả. Máy khách trong biến thể C (và không có trong M) có thể sử dụng " src-codestream-specs" của trường "subtarget" để cho biết các máy chủ xây dựng địa chỉ logic chỉ bao gồm dòng mã s, xem C.2.3.

Bảng J.1 - Định nghĩa yêu cầu các biến thể

Biến thể

Yêu cầu máy chủ

Yêu cầu máy khách

Nhận xét

P

Phải thực hiện kiểu trả về ảnh "jpp-stream"

Phải có khả năng phân tích cú pháp jpp-streams

P, T và R là không loại trừ lẫn nhau. Máy khách và máy chủ có thể thực hiện một vài biến thể.

T

Phải thực hiện kiểu trả về ảnh "jpt-stream"

Phải có khả năng phân tích cú pháp jpt-streams

R

Phải kiểu trả về ảnh "thô"

Phải có khả năng xử lý dữ liệu đến thô

N

Phải thực hiện yêu cầu thao tác mô hình bộ nhớ đệm tường minh bổ sung sử dụng đầy đủ byte từ hồ sơ 1 trở lên.




Các biến thể N và S là không loại trừ lẫn nhau. Máy khách hoặc máy chủ có thể thực hiện cả hai.

S

Phải thực hiện đầy đủ các trường cnew, cclosecid.

Phải thực hiện mô hình bộ nhớ đệm liên tục.



Phải tạo ra trường cnew để thiết lập phiên. Phải có khả năng lưu đệm dữ liệu giữa các yêu cầu.

C

Phải có khả năng truyền dữ liệu hình ảnh trong biểu diễn dòng mã tăng dần. Chịu trách nhiệm thực hiện hành vi client-preferences "meta:incr".

Phải có khả năng phân tích cú pháp biểu diễn dòng mà tăng dần

Các biến thể M và C là không loại trừ lẫn nhau. Máy chủ hoặc máy khách có thể thực hiện nhiều hơn một biến thể cùng một lúc.

Đối với truyền thông hiệu quả, máy chủ thực hiện C trong trường hợp đầu tiên, bổ sung bởi M. Máy chủ hoạt động tại M (và không phải C) có thể không có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả để giới hạn yêu cầu cửa sổ hiển thị theo các dòng mã được lựa chọn.

Máy khách quan tâm đến việc lấy dữ liệu hình ảnh tối thiểu ở biến thể C.


M

Phải có khả năng truyền dữ liệu đặc tả và dữ liệu hình ảnh trên các khung. Phải thực hiện các trường metareq từ hồ sơ 1 trở lên. Chịu trách nhiệm thực hiện hành vi client- preferences "meta:orig".

Phải có khả năng phân tích cú pháp ngăn dữ liệu đặc tả, bao gồm dữ liệu ảnh mã hóa trong các khung dòng mã JPEG 2000 và khung Chờ.

J.3 Định nghĩa hồ sơ

Các hồ sơ xác định tập các trường yêu cầu một máy chủ dự kiến sẽ thực hiện và hỗ trợ. Tổng quan về các trường yêu cầu trên hồ sơ được đưa ra trong Bảng I.2. Nói chung, hồ sơ mức cao hơn đòi hỏi máy chủ hỗ trợ công nghệ tiên tiến hơn cho tiêu chuẩn. Máy khách tạo ra các yêu cầu từ hồ sơ mức thấp hơn có thể đợi các đáp ứng thỏa mãn yêu cầu từ một máy chủ thuộc về hồ sơ tương đương hoặc cao hơn.

Các hồ sơ cung cấp một cơ chế cho máy khách thích ứng với các yêu cầu của chúng với năng lực của máy chủ. Để điều này thành công, các máy chủ phải cung cấp đầy đủ dấu hiệu của việc không thể thực hiện yêu cầu cụ thể trong hồ sơ. Sau khi phát hiện ra rằng máy chủ không thể thỏa mãn yêu cầu cụ thể trong hồ sơ, một kế hoạch hợp lý cho máy khách sẽ hạn chế các yêu cầu trong tương lai tại hồ sơ mức thấp hơn. Máy chủ cho thấy không có khả năng để đáp ứng yêu cầu cụ thể được đưa ra bởi các máy khách cách hoặc phát hành một mã trả về lỗi được áp dụng ở đây, hoặc bằng cách thay đổi các yêu cầu và phát hành các tiêu đề đáp ứng JPIP thích hợp (xem phụ lục D).

J.3.1 Hồ sơ 0: "Truyền thông cơ bản"

Hồ sơ này cung cấp một cơ chế truyền thông cơ bản cho yêu cầu của máy khách và đáp ứng của máy chủ. Chỉ hỗ trợ các hoạt động cơ bản trên dòng mã hoặc tập tin quy định tại JPEG 2000 Phần 1. Điều này bao gồm việc cung cấp vùng ảnh hoặc toàn bộ hình ảnh phù hợp với kích thước cửa sổ hiển thị cụ thể. Thao tác bộ nhớ đệm không cho phép trên dòng yêu cầu đối với hồ sơ 0. Các trường mà máy chủ dự kiến để hỗ trợ trong hồ sơ 0 là:



Đích, loại, đích id, kích thước khung hình, độ lệch vùng, kích thước vùng, len, pref (có giới hạn), (tất cả các biến thể) cid, cnew, cclose (trong biến thể S)

Máy khách phải có khả năng phân tích cú pháp dữ liệu trả về bởi máy chủ và được yêu cầu xử lý kiểu trả về ảnh JPP, JPT hoặc thô phù hợp với các biến thể của chúng. Máy chủ không thể dự kiến sẽ ưu tiên yêu cầu đối với ngăn dữ liệu phân khu ảnh và khối ảnh mở rộng, nghĩa là trường "ptype" hoặc "ttype" quy định tại Bảng C.4, Điều C.7.3. Máy khách phù hợp phải chấp nhận bản tin không đồng bộ; máy chủ không ưu tiên yêu cầu "align".client-preference-pref mà máy chủ cần để đáp ứng trong hồ sơ này là "concise", xem C.10.2.8, và "fullwindow", xem C.10.2.2. Các máy chủ trong hồ sơ 0 biến thẻ S phải thực hiện trường cid, cnew và cclose, nhưng chỉ cần hỗ trợ một kênh duy nhất cho mỗi phiên.



J.3.2 Hồ sơ 1: "Truyền thông nâng cao"

Hồ sơ 1 mở rộng hồ sơ 0 bằng cách đòi hỏi máy chủ hỗ trợ các yêu cầu thao tác mô hình bộ nhớ đệm, và yêu cầu có thể bị giới hạn bởi các lớp hoặc thành phần ảnh. Tùy thuộc vào biến thể hồ sơ, mô hình bộ nhớ đệm hoặc truyền thông tường minh với máy chủ bằng yêu cầu mô hình bộ nhớ đệm trong biến thể N hoặc ngầm đợi để được thực hiện bởi máy chủ trong biến thể S. Hồ sơ 1 cũng mở rộng hồ sơ 0 từ 0 bao gồm các trường bổ sung sau đây:



Thành phần, lớp, đợi, mô hình (với những hạn chế, xem văn bản),

(tất cả các biến thể)

metareq

(trong biến thể M)

Hồ sơ 1 của các máy chủ cũng được chờ để xử lý các yêu cầu thao tác mô hình bộ nhớ đệm thêm vào với địa chỉ ngăn và số lượng byte rõ ràng, tức là, các trường mô hình sử dụng mô tả ngăn tường minh theo quy định tại Điều C.8.1.2. Như trong hồ sơ 0, máy chủ trong hồ sơ 1 biến thể S sẽ thực hiện các trường cid, cnew, cclose, nhưng chỉ có một kênh duy nhất cho mỗi phiên cần được hỗ trợ. Các máy chủ trong hồ sơ 1 biến thể M phải thực hiện bổ sung trường metareq.

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 8.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương